Có nên cho bé ngậm ti giả không?
Ti giả là một sản phẩm rất phổ biến cho các bé, tuy nhiên, hiện nay, có rất nhiều bố mẹ đang đặt ra câu hỏi có nên cho bé ngậm ti giả hay không? Vậy việc cho bé ngậm ti giả có gì tốt? Có để lại ảnh hưởng nào không? Những câu hỏi đó sẽ được META trả lời thông qua bài viết này.
Có nên cho bé ngậm ti giả không?
Núm vú giả (ti giả) là một sản phẩm dành cho trẻ em rất quen thuộc với các bố, các mẹ. Thông thường, các bố mẹ thường cho trẻ ngậm ti giả để các bé không mút tay hoặc đơn giản chỉ là để các bé giải trí. Tuy nhiên, cũng có nhiều bậc phụ huynh cho rằng để bé ngậm ti giả sẽ dẫn đến các tật về răng và hình thành những thói quen không tốt cho trẻ. Vậy có nên cho bé ngậm ti giả không?
Trên thực tế thì việc có nên cho bé ngậm ti giả hay không là một vấn đề không có câu trả lời chính xác nhất bởi hoạt động này đem lại nhiều lợi ích nhưng cũng không tránh khỏi một số tác hại. Để có câu trả lời cụ thể, các bố các mẹ nên hiểu rõ những lợi ích cũng như tác hại của dụng cụ này, qua đó có thể quyết định được xem có nên cho bé ngậm ti giả không?
Lợi ích khi cho bé ngậm núm vú giả
- Do núm vú giả được làm bằng cao su mềm rất giống ti mẹ, nên việc ngậm núm vú giả có thể thay thế ti mẹ, nhất là ở những trẻ có thói quen vừa ngậm ti mẹ vừa ngủ.
- Núm vú giả giúp bé dễ đi vào giấc ngủ, ngủ ngon hơn.
- Nếu bé đang rất đói bụng mà bạn còn phải mất thời gian pha chế sữa hoặc chưa cho bé bú mẹ ngay được thì núm vú giả sẽ có tác dụng “hoãn binh” rất hữu hiệu.
- Khi bé có cảm giác sợ hãi, lo lắng về thế giới xung quanh (ví dụ đến chỗ đông người, đi chích ngừa...) thì việc cho bé ngậm đầu ti giả sẽ giúp đánh lạc hướng trẻ và tạo cảm giác an toàn cho bé.
- Các nhà khoa học Mỹ đã tìm thấy bằng chứng khoa học cho rằng, ngậm núm vú giả trong khi ngủ giúp bé tránh được nguy cơ đột tử khi ngủ bởi núm vú sẽ tạo ra khoảng trống giữa quần áo, khăn quấn, chăn… do đó giúp giảm thiểu nguy cơ bé bị ngạt thở dẫn đến tử vong.
- Bú núm vú giả ít hình thành thói quen hơn so với để bé mút tay nên khi muốn "cai" ngậm vú giả, bạn có thể vứt đi dễ dàng trong khi việc bỏ thói quen mút tay khó khăn hơn nhiều.
Tác hại của việc ngậm ti giả
Bên cạnh những ích lợi trên, cho bé ngậm núm ti giả cũng có thể gây ra những tác hại như:
- Cho trẻ dùng núm vú giả sớm có thể gây ảnh hưởng đến quá trình bú mẹ, khiến việc bú mẹ khó khăn hơn.
- Nếu dùng núm vú giả để giúp trẻ dễ ngủ hơn thì khi ti giả vô tình rời khỏi miệng, trẻ sẽ rất dễ bị giật mình và khóc thét lên.
- Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, dùng núm vú giả cũng có liên quan đến bệnh viêm tai giữa ở trẻ.
- Ngậm vú giả làm nước bọt tiết nhiều hơn nên thường có nhiều cao răng hơn cũng như gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của răng, làm lệch khớp cắn, răng không khít, vẩu răng cửa... Các chuyên gia thường khuyến cáo bố mẹ rằng chỉ nên dùng núm vú giả trong năm đầu bởi nếu tiếp tục dùng trong những năm sau thì răng cửa của bé sẽ có nguy cơ bị mọc xiên thậm chí còn ảnh hưởng đến cấu tạo hàm trên và hàm dưới.
- Không khí sẽ theo hành động ngậm, mút di chuyển vào dạ dày khiến trẻ bị đầy hơi.
- Cả mút tay và ngậm núm vú giả đều rất mất vệ sinh vì sẽ đưa vô số vi trùng xâm nhập vào cơ thể.
Như vậy, núm vú giả có nhiều lợi ích nhưng cũng đem lại không ít tác hại cho trẻ, bố mẹ nên cân nhắc thật kỹ xem nó có thật cần thiết với trẻ nhà mình hay không. Phụ huynh cũng chỉ nên cho bé dùng núm vú giả khi trẻ được trên 1 tháng tuổi, tức là sau khi việc bú mẹ đã trở nên ổn định.
Vậy làm sao để cho bé sử dụng ti giả được an toàn và hạn chế tối đa tác hại của dụng cụ này? Dưới đây là một vài lưu ý sẽ giúp các bậc cha mẹ giải quyết vấn đề này.
>>> Xem thêm: Cho bé nằm ghế rung có tốt không? Có nên mua ghế rung cho bé không?
Những lưu ý cho mẹ khi cho bé ngậm núm vú giả
- Không nên ép buộc nếu như trẻ không thích ngậm ti giả.
- Chỉ nên cho bé ngậm núm vú giả trước khi ngủ, khi bé ngủ say, bố mẹ nên lấy ra ngay.
- Trước khi cho bé dùng núm vú giả, bạn phải chắc chắn nó đã được vệ sinh và khử trùng sạch sẽ. Có thể khử trùng bằng cách ngâm trong giấm trắng vài phút rồi rửa sạch lại hoặc sử dụng máy khử khuẩn, tiệt trùng đồ vật, máy khử trùng bình sữa...
- Không nên cố gắng đút núm vú giả lại miệng bé khi bị rơi ra trong lúc ngủ.
- Lựa chọn những sản phẩm chất lượng tốt, làm từ chất liệu an toàn bởi có những sản phẩm kém chất lượng dễ bị trẻ cắn nát, bé sẽ nuốt và bị hóc.
- Thường xuyên kiểm tra và kịp thời thay mới những núm ti giả bị mòn, bị đứt, hỏng.
- Không được ngâm núm vú giả với bất kì chất lỏng hoặc chất có vị ngọt nào vì nó có thể khiến bé bị sâu răng.
- Không được sử dụng các núm vú giả tự gia đình sản xuất.
- Sử dụng một cái kẹp được thiết kế riêng để gắn núm vú giả vào quần áo của bé thay vì dùng dây vì nó có thể vô tình siết cổ bé.
- Chỉ cho bé dùng một núm vú giả rỗng. Tránh các sản phẩm được đổ đầy chất lỏng bởi đó có thể là nơi trú ẩn của các mầm bệnh.
- Khi trẻ đã lớn hơn, phụ huynh cần hỗ trợ, hướng dẫn trẻ nói tạm biệt núm vú để tránh những nhược điểm gây ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như sức khoẻ của trẻ.
- Không nên để trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào việc ngậm ti giả, thay vào đó, bạn có thể sử dụng nhiều cách khác như ôm ấp, mở nhạc, đọc sách... để khiến bé được thư giãn. Ngoài ra cũng không nên thường xuyên sử dụng núm vú giả để trì hoãn việc cho bé bú.
Có nên cho bé ngậm ti giả không là do cho cha mẹ quyết định nên các bố các mẹ hãy cân nhắc thật kỹ dựa trên hoàn cảnh cũng như sở thích của trẻ. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài sẽ giúp bạn đọc chăm sóc sức khỏe cho các bé được thuận lợi và hiệu quả hơn.
Bạn đang xem: Có nên cho bé ngậm ti giả không?
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Rau dền có tác dụng gì? Bà bầu ăn rau dền được không?
- Tắm đêm có tốt không? Tắm khuya, tắm muộn có tác hại gì?
- Tế bào gốc là gì? Ứng dụng tế bào gốc trong y học và thẩm mỹ
- Quả đào tiên có tác dụng gì? Quả đào tiên có ăn được không?
- Cách trị nám bằng lá tía tô thế nào? Lá tía tô có trị nám được không?
- Hiện tượng hắt xì hơi (nhảy mũi) theo giờ, liên tục nói lên điều gì?