Cây chó đẻ có tác dụng gì? Có nên uống cây chó đẻ thường xuyên không?
Cây chó đẻ là một loài cây thân thảo mọc hoang khắp nơi, được dân gian dùng làm dược liệu để điều trị một số loại bệnh. Cây chó đẻ có tác dụng gì? Có nên uống cây chó đẻ thường xuyên không? Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!
Cây chó đẻ là một loài cây thân thảo mọc hoang khắp nơi, được dân gian dùng làm dược liệu để điều trị một số loại bệnh. Vậy cây chó đẻ có tác dụng gì? Có nên uống cây chó đẻ thường xuyên không? Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!
Xem nhanh nội dung
Cây chó đẻ có tác dụng gì?
Cây chó đẻ hay còn được gọi với nhiều cái tên khác như cây diệp hạ châu, cây cau trời, trân châu thảo,... là một loại cây mọc hoang có sức sống mạnh mẽ, xuất hiện ở khắp mọi nơi từ ven đường, bờ ruộng, tường rào,... Đây được coi là một loại dược liệu, bài thuốc dân gian có nhiều tác dụng quý đối với sức khỏe, lại dễ sinh trưởng và phát triển.
Hình ảnh cây chó đẻ
Cây chó đẻ có mấy loại?
Dựa theo đặc điểm hình dáng bên ngoài, cây chó đẻ được chia thành ba loại là:
- Cây chó đẻ thân xanh (diệp hạ châu đắng, cây chó đẻ răng cưa, cây răng cưa): Cây có lá mỏng, ngắn, màu sắc nhạt hơn bình thường, lá mọc khá mau trên một cành, cây thì ít phân cành, nhánh. Cây răng cưa có vị đắng đúng như tên gọi, sở hữu dược tính mạnh nhất trong số ba loại cây chó đẻ.
- Cây chó đẻ màu xanh đậm: Giống diệp hạ châu này có tên tiếng Anh là Phyllanthus sp. Phần lá của cây to, màu xanh đậm, mọc thưa rời rạc trên cành. Loại này không được dùng làm thuốc chữa bệnh.
- Cây chó đẻ thân đỏ (diệp hạ châu ngọt): Cây này thì thân pha chút ánh đỏ, càng về gốc thì càng đậm hơn. Phần lá dài, dày và có màu xanh đậm hơn một chút so với loại diệp hạ châu đắng. Lá mọc mau, cây thì phân nhánh rất nhiều. Loại này cũng được khai thác làm thuốc, nhưng dược tính không mạnh nên ít được dùng hơn.
Công dụng của cây chó đẻ
Cây chó đẻ có vị ngọt và vị đắng, tính mát, đem đến tác dụng lợi tiểu, tiêu độc, sát khuẩn, tốn ứ, thông huyết, điều kinh, thanh cân, hạ nhiệt. Chính vì thế nên loại cây này thường được dùng làm thuốc hỗ trợ điều trị, chữa các bệnh đau gan, thận, đường ruột, bệnh về đường tiết niệu, bệnh ngoài da. Cụ thể:
- Trong những năm gần đây, trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về cây chó đẻ. Một trong những phát hiện quan trọng của những nghiên cứu này là cây diệp hạ châu có thể sử dụng để điều trị viêm gan B. Ngoài ra, cây chó đẻ còn có tác dụng tăng cường chức năng gan, bảo vệ gan và hạ men gan tốt, đồng thời ngăn cản virus viêm gan B hoạt động.
- Nghiên cứu tiếp theo lại xác định được rằng những hoạt chất có trong cây chó đẻ sở hữu tác dụng gia tăng lượng nước tiểu (lợi tiểu), tăng tiết mật và giãn cơ (đặc biệt là các cơ ở vùng sinh dục tiết niệu và ống mật), hạn chế sự hình thành tinh thể calcium oxalate, làm giảm kích thước những viên sỏi đã hình thành. Không những thế, tác dụng giảm đau kéo dài của diệp hạ châu cũng hỗ trợ tốt cho quá trình chữa sỏi thận.
- Cây chó đẻ răng cưa còn được sử dụng để trị đinh râu, mụn nhọt, chữa rắn cắn, dùng trị sốt, đái tháo đường, viêm âm đạo, u xơ tuyến tiền liệt, viêm đại tràng và chữa bệnh viêm gan vàng da...
Có nên uống cây chó đẻ thường xuyên không?
Theo Đông y, chó đẻ thuộc nhóm thuốc hỗ trợ điều trị bệnh, không phải nhóm thuốc bổ, tức là chỉ nên sử dụng khi có bệnh chứ không uống hằng ngày để phòng bệnh. Bạn không nên dùng liên tục trong thời gian dài, bởi vì điều này dễ gây ảnh hưởng đến cơ thể, dùng quá liều gan có thể sẽ bị xơ cứng, tê liệt. Vậy sử dụng cây chó đẻ như thế nào là đúng cách?
Cách sử dụng cây chó đẻ
Cây chó đẻ thường được dùng theo liệu trình trong khoảng 2 tháng, cách 1 - 2 tháng mới dùng tiếp. Bác sĩ khám sẽ theo dõi tùy theo cơ địa từng người cũng như loại bệnh để kê bài thuốc, liều lượng sử dụng riêng cho phù hợp và lên lịch hẹn khám lại sau khi sử dụng hết liệu trình của bài thuốc.
Hai cách sử dụng phổ biến của cây chó đẻ là đắp ngoài hoặc uống trong. Nếu muốn đắp ngoài da, bạn chỉ cần rửa sạch, chờ ráo nước rồi giã lấy cốt và bã để bôi ở vị trí thích hợp.
Nếu muốn uống, đối với chó đẻ răng cưa tươi thì bạn rửa sạch cây, để khô nước rồi cho vào nồi đun từ 10 - 15 phút, sau đó chắt lấy nước uống trong ngày. Cây chó đẻ đã được làm sạch, phơi khô thì bạn cho vào bình đun lên hoặc hãm như nước trà là có thể sử dụng được ngay.
Người dùng cũng không được tự ý uống hay kết hợp cây diệp hạ châu với các loại thảo dược khác, phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và các bài thuốc đã được kê đơn, bốc đúng liều lượng.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng cây chó đẻ
Khi sử dụng cây chó đẻ (hay còn gọi là diệp hạ châu), bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Người không có bệnh về gan hay mật, sức khỏe hoàn toàn bình thường thì không nên dùng. Bởi vì, cây diệp hạ châu có chức năng mát gan lợi mật, người không có bệnh dùng thường xuyên sẽ khiến cho các cơ quan này phải hoạt động liên tục, sơ tiết nhiều hơn, lâu ngày dễ gây tổn thương, làm mất cân bằng và suy giảm chức năng gan mật.
- Không dùng thay nước lọc uống hằng ngày, nếu không hệ miễn dịch của bạn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, lượng hồng cầu giảm, hạ huyết áp, cơ thể mất cân bằng dẫn đến sản sinh nhiều bệnh tật.
- Cây diệp hạ châu có tính mát, vì vậy nên những người thể hàn (thể tỳ vị hư hàn), dễ bị đầy bụng, khó tiêu, đại tiện lỏng nát, sợ lạnh khi uống cây chó đẻ thường xuyên thì càng làm cho cơ thể bị hàn nặng hơn, ức chế nhiệt trong người, có thể dẫn đến tình trạng giảm khả năng thụ thai (do Đông y cho rằng người thể hàn thụ thai khó).
- Phụ nữ đang mang thai tối kị sử dụng cây chó đẻ bởi vì loại cây thuốc này có đặc tính gây co mạch máu và tử ung, uống vào có thể dẫn đến trụy thai. Nghiêm trọng hơn, chó đẻ còn có tính phá huyết, dùng vô tội vạ đối với phụ nữ đang mang thai có thể gây ra hiện tượng băng huyết.
Trên đây là những tác dụng của cây chó đẻ mà chúng tôi muốn chia sẻ, hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn biết thêm nhiều thông tin bổ ích.
Bạn đang xem: Cây chó đẻ có tác dụng gì? Có nên uống cây chó đẻ thường xuyên không?
Chuyên mục: Tra cứu thông tin
Các bài liên quan
- Cây hạnh phúc là cây gì, hợp mệnh gì, có tác dụng gì? Cách trồng và chăm sóc cây hạnh phúc
- Cây hương thảo rosemary là cây gì? Có tác dụng gì? Cách trồng cây hương thảo tại nhà
- Cây rau mương có tác dụng gì? Hình ảnh cây rau mương
- Lịch bốc thăm vòng loại thứ 3 World Cup 2022 là ngày nào?
- Sinh năm 2000 mệnh gì, tuổi con gì, hợp màu gì?
- Điểm ưu tiên là gì? Có được cộng vào điểm đại học 2021 không?