Câu hỏi thường gặp ở máy đo huyết áp điện tử
Máy đo huyết áp điện tử cho kết quả có chính xác không? Tư thế đo huyết áp như nào cho đúng? Mỗi lần đo tại sao lại cho kết quả các khau? Để giúp người dùng giải đáp mọi vướng mắc mà họ quan tâm chúng tôi đã tổng hợp những câu hỏi phổ biến nhất về máy đo huyết áp điện tử để người dùng hiểu rõ hơn về sản phẩm.
Máy đo huyết áp điện tử được chia làm 2 loại: Máy đo huyết áp cổ tay và máy đo huyết áp bắp tay. Máy đo huyết áp điện tử có kích thước nhỏ gọn, tự động đo huyết áp dễ dàng và cho kết quả đo nhanh chóng chính vì thế đây là sản phẩm vô cùng cần thiết cho các gia đình có người bệnh cao huyết áp, tim mạch.
Máy đo huyết áp điện tử và những câu hỏi thường gặp
Máy đo huyết áp điện tử là thiết bị đo huyết áp tại nhà, có trang bị thêm tính năng đo nhịp tim và báo rối loạn nhịp tim. Cách sử dụng máy đo huyết áp tại nhà vô cùng đơn giản, kết quả đo chính xác giúp người bệnh dễ dàng theo dõi được huyết áp của mình mỗi ngày.
1. Máy đo huyết áp điện tử sẽ cho kết quả chính xác nhất trong điều kiện đo nào?
Điều kiện đo:
- Bạn nên đo huyết áp ở cùng những thời điểm giống nhau trong ngày. Ví dụ như bạn nên kiểm tra đo huyết áp sau bữa ăn tối mỗi ngày.
- Ngồi thẳng hoặc tựa vào lưng ghế khi đo.
- Không ăn, không hút thuốc hoặc hoạt động thể thao trước khi đo.
- Nghỉ ngơi vài phút trước khi đo.
Chuẩn bị đo:
- Đảm bảo vòng bít quấn tay vừa vặn với chu vi bắp tay hoặc cổ tay.
- Chú ý đeo vòng bít đúng theo hướng dẫn sử dụng.
- Quấn vòng bít vào tay và đảm bảo thoải mái, vừa vặn mà không quá chặt.
- Đối với máy đo huyết áp bắp tay bạn cần kết nối vòng bít vào máy, mở máy lên và bơm vòng áp suất vòng bít theo hướng dẫn sử dụng.
- Đối với máy đo huyết áp cổ tay đảm bảo vòng bít cao ngang bằng với tim.
Trong suốt quá trình đo:
- Không được di chuyển.
- Không được cử động tay đang đo.
- Thở bình thường và không nói chuyện.
Medisana BU 530 có chức năng đo huyết áp, nhịp tim, cảnh báo rối loạn nhịp tim
2. Tôi nên đo huyết áp khi nào?
Khi đi khám bệnh bác sĩ thường khuyên chỉ nên đo huyết áp 1 - 2 lần trong ngày và phải cùng thời gian giữa các ngày. Ví dụ như buổi sáng thức dậy hay bổi tối sau khi ăn cơm xong. Tránh đo quá nhiều lần trong ngày vì khoảng dao động huyết áp trong ngày là khá lớn.
3. Nên đợi bao lâu để tiếp tục lần đo tiếp theo?
Nếu bạn muốn đo liên tục bạn nên đợi ít nhất 2 phút trước khi tiếp tục đo lần nữa. Xả áp suất vòng bít trong khi chờ đợi để không ảnh hưởng đến sự tuần hoàn máu.
4. Nên bảo quản máy đo huyết áp điện tử như thế nào cho đúng cách?
Máy đo huyết áp là thiết bị có độ nhạy cao vì thế khi cất giữ hay di chuyển nên tránh va đập mạnh, đặt biệt là tránh để rơi rớt. Ngoài ra không nên để máy đo huyết áp dưới ánh sáng trực tiếp, không để gần các thiết bị điện tử. Khi không sử dụng máy đo huyết áp trong thời gian dài nên tháo pin ra khỏi máy, tránh tình trạng pin chảy làm hỏng máy.
5. Có cần tháo pin ra khi muốn sử dụng adaptor không?
Khi muốn sử dụng adaptor bạn nên tháo pin của máy ra như vậy sẽ cho kết quả chính xác hơn.
6. Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi không đặt vòng bít cổ tay ngang bằng với tim?
Bạn nên chú ý đặt vòng bít cổ tay ngang bằng với tim trong suốt quá trình đo. Nếu bạn đặt vòng bít cao hơn vị trí của tim 10cm thì chỉ số huyết áp sẽ thấp đi 10 mmHg. Trong khi nếu bạn để vòng bít thấp hơn vị trí của tim khoảng 10cm thì chỉ số huyết áp sẽ cao hơn 10 mmHg so với bình thường. Như vậy sẽ cho kết quả đo huyết áp không chính xác.
7. Công nghệ Fuzzy Logic ở máy đo huyết áp điện tử là gì?
Khi đọc thông tin về sản phẩm máy đo huyết áp điện tử người sử dụng thường thấy máy được ứng dụng công nghệ Fuzzy Logic. Đây là một công nghệ tiên tiến dùng kiểm soát áp lực bơm tối đa. Máy đo huyết áp sẽ tự động cảm nhận mức huyết áp của người để bơm đến áp lực thích hợp nhất, cho cảm giác thoải mái khi sử dụng.
8. Có nên tự kiểm tra huyết áp tại nhà bằng máy đo huyết áp cổ tay?
Máy đo huyết áp cổ tay thường được trang bị phương pháp đo dao động. Phương pháp này đã được thế giới công nhận và sử dụng trong suốt 30 năm qua nên cho kết quả vô cùng chính xác nếu thực hiện các bước đo đúng. Vì vậy việc theo dõi huyết áp tại nhà thường xuyên với máy đo huyết áp cổ tay sẽ giúp bạn cảm thấy yên tâm hơn.
9. Công nghệ PAD là gì?
Công nghệ PAD (Pulse Arrhythmia Detection) được tích hợp trong máy đo huyết áp điện tử, cho phép vừa đo huyết áp vừa thăm khám từng nhịp đập của tim để đưa ra cảnh báo khi có dấu hiệu nhịp tim bị rối loạn. Tuy nhiên công nghệ này chỉ có ý nghĩa cảnh báo rối loạn nhịp tim chứ không được sử dụng công nghệ để thay cho việc khám tim mạch.
10. Công nghệ MAM là gì?
MAM (Microlife Average Mode) cũng là công nghệ độc quyền tích hợp trong các máy đo huyết áp cho phép người dùng chọn chế độ đo và lấy kết quả rung bình trong ba lần đo thành công liên tiếp một cách hoàn toàn tự động. Các máy đo huyết áp có công nghệ MAM cho phép bạn lựa chọn, đo bình thường hoặc đo dùng công nghệ MAM. Ưu điểm của công nghệ MAM là cho kết quả tin cậy gần với huyết áp thực vì lấy kết quả trung bình của ba lần đo.
Microlife BP A200 ứng dụng công nghệ MAM sẽ lấy giá trị đo trung bình cho kết quả đo chính xác nhất
11. Quấn vòng bít quá lỏng hay quá chặt có ảnh hưởng đến kết quả đo không?
Khi người dùng quấn vòng bit quá lỏng hoặc quá chặt máy sẽ không thể cho ra kết quả chính xác và báo lỗi. Bạn nên quấn vòng bit theo đúng hướng dẫn sử dụng đi kèm theo máy.
12. Tại sao đo huyết áp tại bệnh viện lại cho kết quả khác với đo huyết áp tại nhà?
Huyết áp có thể dao động còn tùy thuộc vào trạng thái tinh thần của bạn trong khi đo. Huyết áp có thể cao hơn khi đo tại bệnh viện do lúc đó bạn thường xuyên ở trong trạng thái căng thẳng, nhưng khi đo ở nhà tư tưởng sẽ thoải mái hơn, không có áp lực về tinh thần nên kết quả đo sẽ khác nhau.
13. Tại sao huyết áp lại thay đổi ở mỗi lần đo khác nhau?
Huyết áp của con người luôn dao động và liên tục thay đổi liên tục còn tùy thuộc vào sự vận động của tim và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường, trạng thái tinh thần khác nhau. Huyết áp dao động theo từng ngày, từng tháng. Huyết áp được đo vào buổi sáng khác với buổi tối. Để chắc chắn bạn nên đo huyết áp hàng ngày đều đặn vào một thời điểm nhất định.
Omron HEM-7121 hoạt động theo nguyên lý đo dao động cho kết quả đáng tin cậy
14. Tại sao cần theo dõi huyết áp tại nhà thường xuyên?
Kết quả của huyết áp trong ngày chính là căn cứ để chuẩn đoán tình trạng sức khỏe của bạn. Bạn nên đo huyết áp của mình hàng ngày với máy đo huyết áp điện tử ở nhà và ghi lại kết quả mỗi lần đo để có căn cứ chuẩn đoán sức khỏe của bạn tốt hơn.
15. Bộ nhớ của máy đo huyết áp điện tử có bị xóa khi tháo pin ra không?
Các kết quả của bạn đo được từ những lần trước đó sẽ không bị mất đi khi tháo pin ra nên bạn hoàn toàn yên tâm nhé.
>>> Tham khảo thêm:
- Nên sử dụng máy đo huyết áp cổ tay hay máy đo huyết áp bắp tay?
- Nên mua máy đo huyết áp thương hiệu nào?
- Huyết áp thấp: Những điều cần biết về nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
- Chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương là gì?
Hy vọng với những thông tin chia sẻ phía trên sẽ giúp bạn phần nào hiểu được cơ chế hoạt động của máy đo huyết áp điện tử và sử dụng máy đúng cách hơn để cho kết quả đo chính xác nhất.
Nếu có nhu cầu mua máy đo huyết áp cổ tay hoặc máy đo huyết áp bắp tay Quý khách có thể truy cập vào META.vn để đặt mua hàng online hoặc liên hệ theo số điện thoại dưới đây để được hỗ trợ đặt mua hàng một cách nhanh nhất:
Bạn đang xem: Câu hỏi thường gặp ở máy đo huyết áp điện tử
Chuyên mục: Máy y tế
Các bài liên quan
- Máy đo huyết áp Microlife bị lỗi và cách khắc phục
- Hướng dẫn sử dụng máy đo huyết áp bắp tay Beurer BM54
- [So sánh] Máy đo huyết áp Omron HEM-7120 và HEM-7121, nên mua loại nào?
- Máy đo huyết áp Omron JPN600 có tốt không? Đánh giá chi tiết về sản phẩm
- Cách sửa những lỗi thường gặp trên máy đo huyết áp Omron
- Điểm mặt 7 máy đo huyết áp điện tử giá rẻ, giá dưới 1 triệu đồng, dùng trong gia đình