Cách cúng xe mới mua về: Văn khấn cúng xe, lễ vật cúng xe và điều kiêng kỵ
Nếu như trước kia, dân gian vẫn thường quan niệm "con trâu là đầu cơ nghiệp" thì ngày nay, những chiếc xe cũng được xem là "cần câu cơm" hay có ý nghĩa tương tự đối với nhiều người. Dù là xe máy hay ô tô thì việc xem ngày đẹp, tuổi đẹp, màu xe... hợp với phong thủy thôi là chưa đủ. Khi mới mua xe về, người ta còn cần thực hiện nghi lễ cúng xe mời nhằm mang đến may mắn, tài lộc và bình an khi lưu thông. Vậy cách cúng xe mới diễn ra như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết này của chúng tôi để có được câu trả lời nhé.
>> Xem thêm: Chọn ngày tốt mua xe: Mua xe ngày nào đẹp?
Xem nhanh nội dung
Tại sao phải cúng xe mới?
Theo quan niệm tâm linh của nhiều người, việc cúng xe mới là hoàn toàn cần thiết. Lễ cúng này được xem là dịp để cảm tạ Trời, Phật, các vị thần linh cùng gia tiên nội ngoại đã che chở, phù hộ độ trì cho gia chủ có của ăn, của để để mua được xe mới.
Sau đó, lễ cúng xe mới cũng có ý nghĩa cầu mong các bậc bề trên ban phước lành, che chở cho những người điều khiển chiếc xe này luôn được bình an, thuận lợi khi tham gia giao thông.
Ngoài ra, đối với những người thường xuyên phải sử dụng chiếc xe mới mua này hay coi chiếc xe mới này là "cần câu cơm" thì việc cúng xe mới mua còn có ý nghĩa rất đặc biệt, cụ thể là:
- Việc cúng xe mới mua sẽ giúp họ yên tâm hơn khi di chuyển trên đường, giúp họ vững vàng tay lái, tránh được tai nạn, va chạm...
- Cúng xe mới cũng giúp họ bày tỏ mong muốn được phù hộ để cho nhiều khách hơn, thuận lợi hơn trong kinh doanh dịch vụ..., giúp cho chiếc xe ít hỏng hóc...
Ở nhiều địa phương, người ta không chỉ thực hiện lễ cúng mua xe ô tô mới mà họ còn thực hiện lễ cúng xe khách, thậm chí là cúng xe máy mới mua.
Cách cúng xe ô tô, xe máy mới mua về
Lễ vật cúng xe mới gồm những gì?
Cũng giống như nhiều lễ cúng khác, đồ cúng xe mới có thể được chuẩn bị khác nhau tùy vào điều kiện của từng gia đình hay tùy theo phong tục của từng địa phương. Tuy nhiên, thông thường lễ vật cúng xe mới thường sẽ có các vật như sau:
- 1 bình hoa.
- 1 đĩa trái cây.
- 1 đĩa đồ mặn (thường là xôi kèm gà luộc, heo quay hoặc thịt heo luộc).
- 1 đĩa gạo và 1 đĩa muối trắng.
- 1 xấp tiền vàng mã.
- 3 hoặc 5 chén rượu trắng.
- 3 hoặc 5 chén trà.
- 1 ly nước lọc.
- 1 đến 3 cây nhang.
- 2 cây nến.
Bài khấn cúng xe mới
Bài cúng xe mới số 1
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật.
- Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.
- Con kính lạy ngài Bản Cảnh Thành Hoàng, ngài Bản Xứ Thổ Địa, ngài Bản Gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.
- Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ).
Con là:… Ngụ tại….
Hôm nay là ngày…
Mời chư vị giá đáo đàng tràng thọ hưởng phẩm vật, độ trì cho con là… và chiếc xe mang biển số… xuất hành được bình an, làm ăn luôn thuận lợi, mọi việc tất thành, cầu tài được tài, cầu lợi đắc lợi.
Con xin tạ ơn!
Bài cúng mua xe mới số 2
Địa chỉ (đường… phường… quận… thành phố… Việt Nam).
Hôm nay: Ngày… tháng…năm…
Con tên là:...
Nhân dịp con mua chiếc xe, biển số…, con sắm đồ cúng xe để dâng lên ông bà Tổ tiên, Thần linh, Thổ thần, các vong linh quanh quẩn chưa siêu thoát.
Con xin mời các ngài về tham dự đầy đủ và hưởng lễ vật. Con cũng cầu xin các ngài phù hộ cho xe con được thượng lộ bình an, làm ăn được tấn tài tấn lộc, thuận buồm xuôi gió, mọi việc như ý.
Con xin tạ ơn các ngài!
Bài văn cúng xe mới số 3
Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát!
Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát.
Nam mô Đạo Tràng Pháp Hội Thượng Phật Bồ Tát.
- Con kính lạy các vị chư Phật, chư Bồ Tát ba đời khắp mười phương, các vị A La Hán, các vị Thánh Tăng, các vị Hộ Pháp, Kiên Lao Địa Thần Bồ Tát, Thập vi Du Hành Hộ Pháp.
- Con kính lạy chư vị Bản cảnh Thành Hoàng, các chư vị Thần linh, Thánh linh, Thần linh chủ quản, Công Tào Phán Quan, Ngũ Phương Không Hành, Du Hành Sứ Giả, Ngũ Lộ Hành Binh, Lý Vực Phán Quan.
- Con kính lạy ngài Đương Niên Thiên Quan Tống Vương Hành Khiển, Ngũ Đạo Hành Binh Chi Thần, Lâm Tào Phán Quan.
- Con kính lạy ngài Bản Gia Thổ Công Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Định Phúc Thần Quân.
- Con kính lạy các chư Hương linh, vong linh, vong nhơn trong khuôn viên bổn xứ của chúng con.
Hôm nay, ngày... tháng... năm... Dương lịch (nhằm ngày... tháng... năm... Âm lịch).
Tại địa chỉ:...
Chúng con gồm: Con, tên là:..., sinh ngày... và... (nếu có).
Gia đình chúng con hội đủ phước duyên quý báu và có khả năng mua chiếc xe mang biển số...
Do:... đứng tên sở hữu, với mục đích sử dụng để...
Kính mong các ngài chứng minh cho chúng con. Mời các chư vị giá đáo đàn tràng thọ hưởng lễ vật và phù hộ độ trì cho con cùng chiếc xe mang biển số... xuất hành được bình an và làm ăn luôn thuận lợi, mọi việc tất thành, cầu tài được tài, cầu lợi đắc lợi.
Xin các ngài gia hộ cho con cùng gia đình con được bình an khi vận hành chiếc xe này, cho cả người lái, người đi xe và người đi đường.
Kính xin các oan gia trái chủ của con hóa giải những mối oan sai từ nhiều đời, không làm phương hại, ảnh hưởng tiêu cực đến sự an toàn khi vận hành xe.
Chúng con trẻ người, non dạ, sự hiểu biết về thế giới tâm linh còn hạn chế nên có phạm phải lỗi lầm gì, kính mong các bậc bề trên thương tình lượng thứ.
Chúng con lòng thành kính cẩn cáo và lễ tạ.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
>>> Có thể bạn quan tâm: Cách cúng sao giải hạn 2021: Bài văn khấn, bài vị, lễ vật, ngày giờ và địa điểm
Những lưu ý khi thực hiện lễ cúng xe
Có cần chọn ngày cúng xe mới?
Việc lựa chọn ngày cúng xe mới là hoàn toàn cần thiết. Bởi thông thường, sau lễ cúng xe mới, người ta sẽ chạy thử chiếc xe này. Vì thế, chủ xe nên lựa chọn ngày đẹp, hợp với tuổi của mình để thực hiện lễ cúng cho suôn sẻ cũng như đón nhận được nhiều tài lộc nhất.
Các giờ Đại An, giờ Tốc Hỷ hay giờ Tiểu Cát sẽ là khoảng thời gian đẹp để bạn chọn cúng xe mới và cho xe lăn bánh, xuất hành. Đây là 3 giờ tốt nhất cho việc xuất hành theo cách tính của nhà địa lý, phong thủy nổi tiếng nhà Đường - Lý Thuần Phong.
>>> Xem thêm: Đổi lịch âm dương online: Đổi ngày dương sang âm, ngày âm sang dương 2021
Cúng xe mới trong nhà hay ngoài sân?
Lễ cúng xe ô tô, cúng xe máy mới mua hay bất kể một loại xe nào khác thì đều được thực hiện ở ngoài sân. Ngoại trừ những trường hợp đặc biệt không thể thay thế được thì có thể làm lễ cúng trong nhà.
Nên cho xe quay đầu ra hay vào khi thực hiện lễ cúng xe mới?
Khi thực hiện lễ cúng xe mới mua, bạn cần chú ý đặc biệt tới hướng đặt đầu xe, điều này cũng sẽ ảnh hưởng tới việc bày mâm lễ vật.
Thông thường, gia chủ sẽ đặt 1 mâm lễ vật ở bàn thờ thần linh và gia tiên và 1 mâm ở bên ngoài gần với chiếc xe với ý nghĩa bố thí cho các vong hồn chết đường, chết chợ không được thờ cúng.
Nếu cẩn thận hơn, gia chủ có thể xem hướng đặt đầu xe hợp với hướng phong thủy của mình nhằm mang lại may mắn và thuận lợi.
Bên cạnh những lưu ý trên, bạn cũng cần lựa chọn địa điểm diễn ra lễ cúng xe mới sao cho sạch sẽ, tránh bụi bặm để thể hiện lòng thành kính đối với các bậc bề trên nhé.
Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ hữu ích với bạn, giúp bạn biết được cách cúng xe mới mua về chuẩn nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
Bạn đang xem: Cách cúng xe mới mua về: Văn khấn cúng xe, lễ vật cúng xe và điều kiêng kỵ
Chuyên mục: Tra cứu thông tin
Các bài liên quan
- Bài cúng xe đầu năm mới và cách sắm lễ vật chuẩn nhất
- Ngày hoàng đạo tháng 2 năm 2022 theo Dương lịch, Âm lịch
- Tháng 7 cô hồn có nên mua xe không? Có nên mua xe vào tháng 7 âm?
- Lễ vật, bài văn khấn cúng xe hàng tháng chuẩn nhất
- Cách tính điểm thi xét tuyển đại học 2021 chính xác
- Nghi thức, bài văn khấn cúng phóng sinh đơn giản tại nhà