Cách chữa dứt điểm bệnh hôi miệng

Hôi miệng là một chứng bệnh gây nên mùi khó chịu khi hơi thở thoát ra ngoài. Người bị bệnh hôi miệng thường thiếu tự tin khi giao tiếp. Hãy cùng META tìm hiểu cách chữa bệnh hôi miệng triệt để nhé!

Hôi miệng không phải là một căn bệnh nhưng hậu quả của hôi miệng thì rất khủng khiếp, ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân người mắc chứng bệnh này và cả những người xung quanh. Hơi thở có mùi hôi là nguyên nhân dẫn đến việc người bệnh chủ động hạn chế tiếp xúc với người khác do e dè, ngại ngùng bị phát hiện, dần dần tạo thành tâm lý kém tự tin khi giao tiếp. Vậy vì sao lại bị hôi miệng? Cách chữa hôi miệng hiệu quả là gì?

Chữa dứt điểm bệnh hôi miệng

Tại sao miệng lại bị hôi?

Hôi miệng do tiêu hóa

Những loại thức ăn nặng mùi, đặc biệt là tỏi và hành, thường là nguồn gốc gây ra chứng hôi miệng. Thức ăn tiêu hóa thẩm thấu vào mạch máu sẽ được chuyển đến phổi, khí từ phổi được đẩy ra ngoài, thường kèm theo mùi vẫn còn nhận biết được.

Đánh răng, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng sẽ chỉ có tác dụng che giấu mùi tạm thời. Mùi sẽ còn cho đến khi nào cơ thể bài tiết hết thức ăn.

Hôi miệng do bệnh phổi hoặc xoang

Viêm xoang, viêm phế quản, hoặc những bệnh viêm nhiễm đường hô hấp khác đôi khi có thể được phát hiện thông qua chứng hôi miệng.

Chữa dứt điểm bệnh hôi miệng

Hút thuốc lá

Hút thuốc là một nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh hôi miệng, vì khi hít khói thuốc vào, mùi hôi của hơi thở sẽ theo khói thuốc được đẩy ra ngoài. Hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ bệnh nướu tiến triển - một nguyên nhân khác gây hôi miệng.

Khô miệng cũng có thể là thủ phạm gây ra hôi miệng

Lượng nước bọt tiết ra đủ sẽ làm sạch răng và các mô, cần thiết để giữ miệng khỏe mạnh và cân bằng các chất có trong khoang miệng. Một phản ứng phụ thông thường của việc uống nhiều dược phẩm là lượng nước bọt tiết ra bị giảm, dẫn đến khô miệng và làm tăng mùi hôi miệng. Khô miệng cũng có thể do rối loạn liên quan đến tuyến nước bọt hoặc do hít thở liên tục qua đường miệng.

Chữa dứt điểm bệnh hôi miệng

Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Việc chải răng không lấy được hết các mảnh thức ăn nhét giữa các răng. Thức ăn rồi sẽ bị vi khuẩn phân hủy gây ra mùi khó chịu. Chải răng thông thường không thể làm sạch vùng kẽ răng và ngăn chặn tình trạng này.

Mảng bám, vôi răng và bệnh nha chu

Mảng bám răng là chất mềm hơi trắng tạo thành trên bề mặt răng. Chúng hình thành khi vi khuẩn kết hợp với thức ăn và nước bọt. Vôi răng, đôi khi được gọi là cao răng, là mảng bám bị vôi hóa trở nên cứng. Chúng dính chắc vào răng. Bệnh nha chu nghĩa là sự nhiễm hay sự viêm mô quanh răng. Nếu nướu bạn trông có vẻ viêm, hoặc thường chảy máu khi chải răng, có thể bạn đã bị bệnh nha chu.

Đối tượng dễ mắc bệnh hôi miệng

Chữa dứt điểm bệnh hôi miệng

  • Người hút nhiều thuốc lá.
  • Người ăn nhiều tỏi, hành, thức ăn nhiều đạm, chất béo, gia vị,...
  • Người ít vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh răng miệng không đúng cách.
  • Hôi miệng khi mang thai: tình trạng thai nghén trong thai kỳ khiến phụ nữ bị nôn ọe nhiều gây trào ngược dạ dày làm tăng lượng axit trong khoang miệng có thể dẫn đến hôi miệng ở bà bầu nếu không được vệ sinh sạch sẽ. Bà bầu thường ăn nhiều bánh, kẹo, thức ăn vặt cũng dễ gây hôi miệng. Do thay đổi nội tiết tố dẫn đến viêm nướu gây ra mùi khó chịu ở khoang miệng.

Cách chữa hôi miệng hiệu quả

1. Duy trì việc vệ sinh răng miệng thật cẩn thận

Việc đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và súc miệng sau mỗi bữa ăn là liệu pháp đơn giản nhất để hạn chế cũng như góp phần điều trị chứng hôi miệng.

Đặc biệt nếu đã bị hôi miệng thì sau khi ăn bất kỳ thức ăn gì đều phải uống nước sau đó vệ sinh cho sạch miệng. Nếu không dư lượng của thực phẩm thừa trong khoang miệng sẽ để lại đủ chỗ cho vi khuẩn tồn tại, thậm chí sản sinh vi khuẩn mới. Những thức ăn thừa tạo ra các phản ứng hóa học với các chất có tính axit trong nước bọt ở khoang miệng trong một thời gian dài và tạo ra mùi hôi.

Chữa dứt điểm bệnh hôi miệng

2. Uống nhiều nước và súc miệng bằng nước sạch

Có lẽ phản ứng đầu tiên của mọi người khi phát hiện ra mình bị hôi miệng là tìm ngay một chai nước xúc miệng. Tuy nhiên, mùi hương bạc hà the mát trong nước xúc miệng chỉ có thể tạm thời giấu đi hơi thở khó chịu. Một vài nước xúc miệng có thành phần diệt vi trùng nhưng chúng không thể thay thế việc vệ sinh răng miệng bằng bàn chải và chỉ nha khoa đều đặn vì chính những loại nước xúc miệng cũng được khuyên dùng sau khi đánh răng xong.

Thậm chí, một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng thành phần cồn có trong nước xúc miệng có thể gây khô miệng mà khi răng miệng thiếu nước bọt là chất khử trùng tự nhiên thì vi khuẩn sẽ sinh sôi dễ dàng hơn và bệnh hôi miệng của bạn lại càng tệ hơn. Vì vậy nước lọc được khuyên là loại nước xúc miệng tốt nhất, vừa có thể cuốn trôi thức ăn mắc lại trong miệng, vi khuẩn và làm ẩm khoang miệng.

3. Hạn chế ăn thực phẩm chứa chất béo - ngọt - đậm mùi và nhầy nhờn

Khi ăn uống các loại thực phẩm chứa chất béo - ngọt - đậm mùi, các thực phẩm cung cấp hàm lượng protein, lượng đường cao như sữa, khi phân hủy trong miệng sẽ làm giải phóng các amino axit chứa rất nhiều hợp chất sulphur là nguyên nhân chính gây hôi miệng.

4. Dùng chỉ nha khoa sau khi ăn xong

Chữa dứt điểm bệnh hôi miệng

Việc đánh răng thông thường không thể loại bỏ được các mảng bám vi khuẩn trong kẽ răng. Chỉ nha khoa là một trong những thứ được bác sĩ nha khoa chỉ định dùng để loại bỏ tối đa những mảng bám trong kẽ răng

5. Làm sạch lưỡi

Nhiều người có thói quen chải răng mà quên mất lưỡi cũng là một bộ phận cần làm sạch. Bởi lưỡi là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn và là môi trường thích hợp cho vi khuẩn phát triển. Biểu hiện của việc vi khuẩn xâm nhập quá mức đó là lưỡi có màu mảng trắng. Việc làm sạch răng miệng và lưỡi rất có lợi trọng việc loại bỏ mùi hôi miệng khó chịu.

6. Sử dụng máy tăm nước

Chữa dứt điểm bệnh hôi miệng

Máy tăm nước sử dụng lực nước của các đầu xịt để loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa ở các kẽ răng, nướu và khoang miệng, ngăn chặn sự hình thành cao răng hay sâu răng, làm giảm nguy cơ các bệnh về răng lợi. Tăm nước đánh bay những mảng bám trên răng, loại bỏ sạch vi khuẩn, mùi khó chịu, giúp bảo vệ nướu răng tốt hơn.

>> Tìm hiểu: Vì sao máy tăm nước là sản phẩm chăm sóc răng miệng yêu thích của người Mỹ?

7. Làm sạch dụng cụ nha khoa

Các nha sĩ khuyên nên thay bàn chải đánh răng sau 3 tháng mặc dù nó vẫn còn trông rất mới. Bởi sau khoảng thời gian này, có rất nhiều vi khuẩn tích tụ trên bàn chải là nguồn lớn các bệnh lây nhiễm như viêm lợi.

8. Có chế độ ăn uống hợp lý

Chữa dứt điểm bệnh hôi miệng

Người bị bệnh hôi miệng nên ăn nhiều thức ăn như rau xanh, hoa quả,... tránh những loại như hành tây, tỏi, đồ ăn cay nóng, cà phê,... thực phẩm chứa nhiều đường.

9. Chăm sóc răng miệng định kỳ

Cao răng là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng nhiều nhất. Do vậy việc lấy cao răng 2 lần/năm cũng là cách tốt cho hơi thở tránh khỏi mùi hôi khó chịu.

Đối với những bệnh nhân bị hôi miệng do một số bệnh lý thì không còn cách khác ngoài việc điều trị dứt điểm những căn bệnh đó. Cần tham khảo một số ý kiến từ các bác sĩ để có phương pháp chữa phù hợp nhất.

Trên đây là những phương pháp chữa hôi miệng hiệu quả, bạn nên kiên trì thực hiện để đạt được hiệu quả tốt nhất nhé!

Bạn đang xem: Cách chữa dứt điểm bệnh hôi miệng

Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe

Chia sẻ bài viết