Biotin là gì? Biotin có tác dụng gì?

Biotin là một loại vitamin nhóm B có nhiều công dụng với sức khỏe. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn rất nhiều người chưa hiểu rõ về loại vitamin này. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, META sẽ cùng bạn tìm hiểu thêm xem biotin là gì? Tác dụng của biotin với cơ thể là như thế nào nhé! 

Biotin là một loại vitamin nhóm B có nhiều công dụng với sức khỏe. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn rất nhiều người chưa hiểu rõ về loại vitamin này. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, META sẽ cùng bạn tìm hiểu thêm xem biotin là gì? Tác dụng của biotin với cơ thể là như thế nào nhé!

Biotin là gì?

Biotin (còn được gọi là vitamin H hay vitamin B7) là một vitamin nhóm B tan trong nước, nó đóng vai trò như một co - enzyme cần thiết cho quá trình trao đổi chất của các axit béo, axit amin và glucose. Vì vậy, biotin có nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể như:

  • Biotin tham gia vào quá trình chuyển hóa carbohydrate, chất béo và protein trong cơ thể.

  • Tham gia quá trình chuyển hóa glucose thành năng lượng cần thiết cho hoạt động của cơ thể.

  • Duy trì sức khỏe và sự phát triển cho tóc, móng, da.

  • Cần thiết cho sự phát triển của thai nhi trong quá trình mang thai.

  • Tham gia vào quá trình tạo hemoglobin của hồng cầu.

Biotin là gì?

Biotin là một vitamin tan trong nước, có nghĩa là cơ thể sẽ không dự trữ biotin. Thiếu biotin là một tình trạng tương đối hiếm gặp, thường chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai, tuy nhiên, cũng có một số trường hợp người bình thường bị thiếu biotin do:

  • Ăn nhiều trứng sống trong một thời gian dài khiến avidin trong lòng trắng trứng sẽ gắn vào biotin và ngăn chặn cơ thể hấp thu biotin.
  • Do di truyền dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu hụt enzyme biotindase cần thiết cho biotin hoạt động hay phóng thích từ thực phẩm.
  • Các bệnh lý ở đường tiêu hóa như viêm dạ dày, ung thư dạ dày, bệnh Crohn... cũng ảnh hưởng đến sự hấp thu biotin vào cơ thể.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài sẽ tiêu diệt các vi khuẩn tổng hợp biotin ở ruột. Thuốc chống động kinh cũng sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu biotin của cơ thể.

Biotin có tác dụng gì với cơ thể?

Biotin thường chứa trong các loại thực phẩm như thịt hữu cơ, trứng, bơ, súp lơ, các loại quả mọng, cá, đậu và nấm. Nó cũng được khuyến khích bổ sung bằng đường ăn uống bởi đây là con đường hấp thu biotin dễ dàng nhất, ít gây tốn kém nhất. Ngoài ra hiện nay, biotin cũng thường được sử dụng như một thành phần trong các sản phẩm chăm sóc tóc và làm đẹp da như dầu gội mọc tóc, kem dưỡng da, sữa dưỡng thể... 

>>> Xem thêm: Vitamin nhóm B có "lợi ích vàng" gì đối với sức khỏe?

Biotin có tác dụng gì?

Là một trong những vitamin thiết yếu của cơ thể nên tác dụng của biotin với sức khỏe là rất đa dạng.

Thúc đẩy quá trình trao đổi chất

Biotin cùng nhiều vitamin nhóm B khác đóng vai trò thiết yếu trong việc chuyển hóa thực phẩm thành năng lượng cho cơ thể, giúp hỗ trợ quá trình trao đổi chất diễn ra chính xác. Chỉ khi cơ thể bạn có thể chuyển hóa từ thực phẩm thành năng lượng để sử dụng thì các hoạt động trao đổi chất lành mạnh mới có thể xảy ra. Biotin cũng giúp cải thiện quá trình trao đổi và sử dụng glucose, mang lại hiệu quả tích cực trong điều trị các trường hợp mắc bệnh tiểu đường type 2.

Cân bằng đường huyết

Tiểu đường type 2 là một bệnh về chuyển hóa, đặc trưng bởi việc tăng lượng đường huyết và chức năng insulin bị ảnh hưởng. Insulin là một loại hormone quan trọng đóng vai trò thiết yếu giúp lượng đường trong máu trở lại trạng thái cân bằng. Biotin có tác dụng giúp làm giảm lượng đường trong máu bởi vì nó khiến cho hoạt động của insulin diễn ra dễ dàng hơn, giúp ổn định lượng đường trong máu. Ngoài ra, biotin còn có tác dụng làm giảm kích thích sinh glucose ở gan, nhờ đó hàm lượng đường được bơm vào máu cũng sẽ ít hơn.

Tác dụng của biotin nằm ở khả năng cân bằng đường huyết

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy, biotin khi kết hợp với chất khoáng crom có thể mang lại hiệu quả giúp làm giảm lượng đường trong máu đối với người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là đối với những người không thể kiểm soát tốt mức đường trong máu bằng những loại thuốc theo toa.

Bảo vệ não bộ

Biotin cũng như nhiều vitamin nhóm B khác khi kết hợp với nhau có thể gây tác động đến hệ thần kinh, giúp bảo vệ não bộ chống lại sự suy giảm nhận thức do lão hóa, phòng tránh một số biểu hiện rối loạn thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer hoặc chứng mất trí. Nó cũng giúp bạn duy trì tinh thần lạc quan, tăng cường năng lượng cũng như khả năng tập trung của não bộ khi học tập và làm việc.

Phòng chống các bệnh tim mạch

Nó còn giúp phòng chống các bệnh tim mạch

Theo các nghiên cứu, sự kết hợp của vitamin B7 và crom có ​​thể giúp kiểm soát mức cholesterol trong máu. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng tránh những vấn đề về tim mạch như viêm nhiễm, xơ vữa động mạch, đau tim và đột quỵ. Biotin còn được chứng minh là mang lại nhiều hiệu quả tích cực trong việc làm tăng mức cholesterol HDL tốt, đồng thời làm giảm mức cholesterol LDL xấu. Hiệu quả này đặc biệt thể hiện rõ ràng ở những người bị bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim.

Làm đẹp da, tóc, móng

Nói đến tác dụng của biotin thì không thể bỏ qua những ảnh hưởng tích cực của nó đến việc duy trì vẻ đẹp của da, tóc và móng. Biotin thường được cho là có liên quan đến việc giúp tóc mọc nhanh hơn và khỏe hơn, thiếu biotin có thể dẫn đến tình trạng xơ rối, chẻ ngọn và rụng tóc thường xuyên. Chính vì vậy, trong các loại dầu gội mọc tóc thường có thành phần biotin để kích thích hình thành nang tóc và duy trì độ chắc khỏe của chúng.

Đối với da, thiếu hụt biotin có thể khiến da bị đỏ, phát ban và đóng vảy kèm theo một rối loạn về da, được gọi là viêm da tiết bã. Vai trò của biotin với làn da có thể liên quan đến tác động của biotin lên việc chuyển hóa chất béo bởi chất béo rất quan trọng với da và sẽ bị ảnh hưởng nếu bạn bị thiếu biotin. Biotin cũng được công nhận là có thể giúp da ngăn ngừa tình trạng mụn trứng cá, nhiễm trùng nấm, phát ban, khô và nứt da nghiêm trọng.

Biotin kích thích mọc tóc, giúp tóc chắc khỏe

Móng tay dễ gãy là tình trạng móng tay yếu và dễ bị gãy, tách móng hoặc nứt. Đây là một tình trạng tương đối phổ biến, ảnh hưởng tới khoảng 20% dân số thế giới. Biotin được cho là có thể giúp ích cho tình trạng móng tay dễ gãy, tuy nhiên, những nghiên cứu này còn tương đối nhỏ và cần có thêm nhiều nghiên cứu nữa để xác nhận kết quả này.

>>> Xem thêm: Dầu gội kích thích mọc tóc nào tốt giúp tóc mọc nhanh và dày?

Cách dùng biotin

Cơ thể thiếu hụt biotin thường gây ra các triệu chứng như: Khô da, viêm da tăng tiết bã nhờn, rụng tóc, nôn ói, ăn kém ngon, mất ngủ, lo âu, trầm cảm, viêm lưỡi... Vì vậy, khi thấy có những biểu hiện này, bạn nên tìm đến bác sĩ để được hướng dẫn bổ sung biotin hợp lý. 

Thông thường, cách nhanh nhất để bạn bổ sung biotin là tăng cường ăn các loại thực phẩm như: Nội tạng động vật, men bia, lòng đỏ trứng, phô mai, các loại đậu như đậu nành, rau có lá xanh, súp lơ xanh, nấm, các loại hạt và bơ của các loại hạt... Tuy nhiên, nếu được chỉ định thì bạn cũng có thể bổ bằng các loại thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, cần chú ý về liều lượng sử dụng vì tùy từng đối tượng mà nhu cầu biotin sẽ khác nhau. 

Theo các chuyên gia y tế, lượng biotin được khuyến nghị hàng ngày là:

  • 5mcg đối với trẻ sơ sinh.
  • 6 - 8mcg đối với trẻ từ 7 tháng đến 3 tuổi.
  • 12 - 20mcg đối với trẻ em có độ tuổi từ 4 - 13 tuổi.
  • 25mcg đối với thanh thiếu niên.
  • 30mcg đối với người trưởng thành (cả nam và nữ giới) trên 19 tuổi.
  • 30mg đối với phụ nữ đang mang thai.
  • 35mg đối với phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú.

Ngoài uống thì bạn cũng có thể dưỡng mọc tóc bằng biotin trong các loại dầu gội

Với những người bị gãy rụng tóc do thiếu biotin, bạn cũng có thể bổ sung bằng cách sử dụng các loại dầu gội thảo dược hoặc serum, xịt dưỡng tóc có chứa biotin. Mặc dù cách này thường không đem lại hiệu quả nhanh chóng bởi biotin khó ngấm qua da, nhưng nếu bạn kiên trì sử dụng thì tình trạng gãy rụng tóc sẽ dần giảm đi.

Lưu ý khi sử dụng biotin

Biotin được cho là tương đối an toàn kể cả khi tiêu thụ với một lượng rất lớn (trên 300mg/ngày) để điều trị bệnh đa xơ cứng vì chúng thường ít gây ra tác dụng phụ. Điều này có được bởi biotin là một vitamin tan trong nước, nếu tiêu thụ quá nhiều thì lượng biotin dư thừa sẽ được cơ thể đào thải thông qua nước tiểu. Tuy nhiên, có một số báo cáo cho thấy, sử dụng biotin liều cao có thể gây ra những kết quả bất thường khi kiểm tra tuyến giáp, do vậy bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi dùng biotin nếu bạn đang phải dùng các thuốc điều trị tuyến giáp nhé!

Khi sử dụng biotin đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ nhé

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ để bạn hiểu thêm biotin là gì và tác dụng của biotin với cơ thể là như thế nào. Hy vọng rằng, khi bạn đã hiểu rõ về biotin, bạn sẽ có cách sử dụng loại vitamin này hợp lý nhất để chăm sóc cho sức khỏe và sắc đẹp của bản thân cũng như của mọi người trong gia đình. Để mua các sản phẩm vitamin, dầu gội chứa biotin.

Bạn đang xem: Biotin là gì? Biotin có tác dụng gì?

Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe

Chia sẻ bài viết