Bệnh lậu ở nữ là gì? Biểu hiện bệnh lậu ở nữ giới thế nào?

Bệnh lậu ở nữ là gì? Biểu hiện bệnh lậu ở nữ giới thế nào? Hãy đọc bài viết sau đây của chúng tôi để tìm hiểu rõ hơn về bệnh lậu ở nữ giới các bạn nhé!

>>> Xem thêm: Biểu hiện bệnh lậu ở nam giới và cách điều trị hiệu quả

Bệnh lậu ở nữ là gì?

Bệnh lậu ở nữ là gì?

Bệnh lậu (Gonorrhea) là bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD - Sexually Transmitted Disease) được gây ra bởi một loại vi khuẩn có tên khoa học là Neisseria gonorrhoeae hoặc gonococcus, gonococci. Bệnh lậu thường lây truyền dễ dàng khi có hoạt động tình dục ở cả nam giới và nữ giới qua các đường khác nhau như âm đạo, miệng và hậu môn với người bị nhiễm bệnh lậu trước đó. Bên cạnh đó, bệnh lậu cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai và có thể lan truyền qua chất dịch âm đạo hoặc tinh dịch.

Bệnh lậu ở nữ giới thường có các biểu hiện triệu chứng tương tự và giống với các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Đây có lẽ chính là nguyên nhân khiến nhiều phụ nữ vẫn chủ quan và không hề chú trọng khi phát hiện cơ thể có những dấu hiệu ban đầu nhiễm bệnh lậu.

>>> Xem thêm:

Nguyên nhân gây bệnh lậu ở nữ

Nguyên nhân gây bệnh lậu ở nữ

Vi khuẩn bệnh lậu có thể phát triển và sinh sôi nhanh chóng ở đường sinh dục, bao gồm cổ tử cung, tử cung và ống dẫn trứng ở phụ nữ, hoặc ở niệu đạo cả nữ và nam, trong miệng, họng, mắt và hậu môn. Do vậy, một số nguyên nhân chính dẫn đến gây bệnh lậu ở nữ giới có thể là:

  • Quan hệ tình dục không an toàn với bạn tình có mang vi khuẩn lậu.
  • Dùng chung đồ dùng vệ sinh cá nhân với người đã bị bệnh lậu.
  • Tiếp xúc với người có vết thương hở và đang mang mầm bệnh lậu.
  • Lây truyền từ mẹ sang con khi mang thai trong trường hợp người mẹ đã bị mắc bệnh lậu.

Biểu hiện bệnh lậu ở nữ

Biểu hiện bệnh lậu ở nữ

Các triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới thường không có nhiều biểu hiện rõ ràng, đôi khi bệnh có thể còn bị nhầm với bệnh nhiễm trùng âm đạo hoặc bàng quang. Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp người bệnh còn không có các biểu hiện hay triệu chứng rõ ràng của bệnh. Nữ giới khi mắc bệnh lậu sẽ có các biểu hiện cấp tính như đái bị buốt, có mủ chảy ra từ niệu đạo và từ cổ tử cung, mủ thường có màu vàng đặc hoặc vàng xanh với số lượng nhiều, có mùi hôi khó chịu. Ngoài ra, nữ bị bệnh lậu sẽ cảm thấy đau khi quan hệ tình dục và có triệu chứng bị đau bụng dưới.

Nữ giới mắc bệnh lậu khi khám cổ tử cung sẽ thấy có các dấu hiệu như đỏ, sưng phù nề, khi chạm vào thì có dấu hiệu chảy máu và có mủ chảy ra từ ống tử cung. Ngoài ra, niệu đạo còn bị màu đỏ và có mủ từ trong chảy ra ngoài hoặc có khi chỉ có dịch đục chảy ra. Do vậy, khi bạn gặp phải các biểu hiện và triệu chứng sau đây thì nên nghi ngờ mình đã mắc bệnh lậu:

  • Âm đạo tiết dịch nhiều hơn bình thường và dịch có màu hơi trắng hoặc vàng nhạt.
  • Đi tiểu nhiều và đau buốt, có mủ chảy ra từ niệu đạo.
  • Bị đau bụng, đau lưng bất thường hoặc bị chảy máu dù không phải đang trong thời kỳ kinh nguyệt.
  • Dịch từ cổ tử cung có màu vàng đặc hoặc vàng xanh và chảy ra với số lượng nhiều, có mùi hôi nồng khó chịu.
  • Trong khi quan hệ tình dục, bạn nữ cảm thấy bị đau, đặc biệt là đau bụng dưới.
  • Khi tiến hành khám cổ tử cung sẽ thấy dấu hiệu như âm đạo bị phù nề, có dấu hiệu chảy máu và chảy mủ, niệu đạo có màu đỏ và dịch đục.
  • Trường hợp bị nhiễm bệnh lậu nặng thì có thể khiến người bệnh bị sốt.
  • Bị nhiễm trùng trực tràng như tiết dịch nhiều, bị ngứa hậu môn, hoặc bị đau nhức và chảy máu khi đi đại tiện.

Biến chứng của bệnh lậu ở nữ

Biến chứng của bệnh lậu ở nữ

Bệnh lậu ở nữ giới nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể gây ra nhiều ảnh hưởng và biến chứng tới cuộc sống, sức khỏe của người bệnh như:

  • Gây vô sinh: Biến chứng nguy hiểm của bệnh lậu đối với nữ giới là có thể gây vô sinh và hiếm muộn. Bệnh lậu có thể làm viêm tắc vòi trứng và bộ phận sinh dục của nữ giới nên có thể ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh sản nếu mắc bệnh lậu nặng.
  • Lây truyền cho thai nhi: Đối với những phụ nữ khi mang thai mà bị bệnh lậu thì sẽ rất nguy hiểm cho em bé. Trẻ có thể nhiễm vi khuẩn lậu trong lúc sinh nở, khi bé đi qua âm đạo. Ngoài ra, người mẹ mắc bệnh lậu còn có khả năng gây sinh non. Do vậy, mọi phụ nữ khi mang thai đều cần phải làm tầm soát trước và sau khi mang thai.
  • Làm giảm chất lượng sống: Bệnh lậu có thể khiến nữ giới bị tự ti, chán nản, buồn bã. Nếu tình trạng bệnh kéo dài có thể dẫn đến trầm cảm, gây đau đớn khi quan hệ, từ đó có thể làm suy giảm ham muốn tình dục và ảnh hưởng đến tình cảm của các cặp đôi.
  • Gây viêm mắt: Vi khuẩn bệnh lậu có thể lây lan tới mắt, làm mắt người nhiễm bệnh trở nên đỏ và dễ bị nhầm với đau mắt đỏ.
  • Gây sưng và viêm họng: Nếu mắc bệnh lậu ở cổ họng thì thường sẽ bị đau rát, sưng amidan và chảy dịch mủ trắng ở cổ họng. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây sưng và loét cổ họng.
  • Làm tăng nguy cơ mắc bệnh xã hội khác: Bệnh lậu ở nữ giới nếu không được điều trị kịp thời và người bệnh vẫn quan hệ tình dục thì có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh xã hội khác lây truyền qua đường tình dục như giang mai hoặc HIV.
  • Nhiễm trùng máu: Song cầu khuẩn lậu có thể di chuyển theo đường máu và gây nhiễm trùng ở các cơ quan khác trong cơ thể. Đây là tình trạng nhiễm khuẩn cực kỳ nguy hiểm  và có thể đe dọa tính mạng của người bệnh.
  • Viêm màng não và viêm màng tim: Tỷ lệ bị các bệnh này xảy ra rất thấp. Tuy nhiên, đây là biến chứng rất nặng của bệnh lậu, có thể gây tổn hại van tim và dọa tính mạng người bệnh.

Cách điều trị bệnh lậu ở nữ

Cách điều trị bệnh lậu ở nữ

Hiện nay, bệnh lậu có thể chữa khỏi bằng phương pháp điều trị thích hợp và sử dụng khác sinh hợp lý theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa. Việc điều trị bệnh lậu cần tiến hành càng sớm càng tốt và việc điều trị phải  đúng thuốc, đủ liều. Việc điều trị lậu ở nữ giới thường dùng thuốc và thời gian điều trị thường gấp đôi liều so với nam giới. Một số loại thuốc điều trị bệnh lậu ở nữ thường bao gồm:

  • Tiêm 4g Spectinomycin (Trobicin hay Kirin) vào bắp liều duy nhất. Trường hợp người bệnh bị mãn tính thì tiêm liên tiếp 2 ngày.
  • Nếu không tiện tiêm thuốc thì có thể chọn giải pháp uống thuốc và  thuốc thường dùng là Azithromycin (Zithromax) 250mg x 4 viên uống liều duy nhất. Tuy nhiên, dùng thuốc sẽ cho hiệu quả thấp hơn tiêm.

Nếu người bệnh được điều trị đúng thuốc, đủ liều thì các triệu chứng như tiểu buốt và tiểu nhiều lần sẽ giảm nhanh chóng. Các triệu chứng còn lại của bệnh lậu sẽ biến mất hoàn toàn sau khoảng 5 đến 7 ngày. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuyệt đối không quan hệ tình dục, không uống rượu bia và chất kích thích khác, đặc biệt không làm thủ thuật tiết niệu. Người bệnh chỉ được kết luận là khỏi bệnh khi thực hiện cấy hai lần liên tiếp âm tính hoặc không còn tiết dịch niệu đạo nữa.

>>> Xem thêm:

Cách phòng tránh bệnh lậu ở nữ

Cách phòng tránh bệnh lậu ở nữ

  • Tránh quan hệ tình dục không an toàn, nên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, đường hậu môn, hoặc sử dụng phụ kiện cần thiết cho nữ giới khi quan hệ qua đường miệng.
  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể và bộ phận sinh dục trước và sau khi quan hệ tình dục.
  • Không nên dùng chung vật dụng vệ sinh cá nhân với người khác.
  • Giảm thiểu số bạn tình, nên chung thủy 1 vợ 1 chồng.
  • Trường hợp nếu bạn bị mắc bệnh lậu thì tuyệt đối không được quan hệ tình dục với người khác để tránh lây bệnh cho đối phương.
  • Nếu có các triệu chứng bất thường và nghi ngờ nhiễm bệnh lậu thì các bạn cần tới bệnh viện để được thăm khác bởi bác sĩ chuyên khoa.

Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tài liệu y khoa.

Nguồn tham khảo: Vinmec, Medlatec.

Hy vọng, những thông tin vừa rồi là hữu ích đối với bạn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!.

>>> Xem thêm:

Nếu bạn có nhu cầu mua bao cao su, gel bôi trơn và các sản phẩm y tế & sức khỏe khác thì bạn hãy truy cập website META.vn để đặt hàng online, hoặc bạn có thể liên hệ đặt mua trực tiếp các sản phẩm này tại:

Bạn đang xem: Bệnh lậu ở nữ là gì? Biểu hiện bệnh lậu ở nữ giới thế nào?

Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe

Chia sẻ bài viết