Mang thai không nghén có sao không? Có mẹ nào mang thai mà không bị nghén?
Hiện tượng ốm nghén thường xảy ra ở những tháng đầu của thai kỳ. Tuy nhiên một số phụ nữ không có dấu hiệu nghén khi mang thai. Vậy mang thai không nghén có sao không, nguyên nhân của mang thai không nghén là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Hiện tượng ốm nghén thường xảy ra ở những tháng đầu của thai kỳ. Tuy nhiên một số phụ nữ không có dấu hiệu nghén khi mang thai.
Mang thai không nghén
Nguyên nhân mang thai không nghén
Hiện tượng ốm nghén là hiện tượng thường gặp khi mang thai. Tuy nhiên không phải ai cũng có triệu chứng ốm nghén. Vậy nguyên nhân mang thai không nghén là gì?
Do phôi làm tổ muộn trong lòng tử cung
Sau khi thụ tinh thì hợp tử cần có thời gian để di chuyển từ nơi thụ tinh về lòng tử cung để làm tổ, thường sẽ mất khoảng 1-2 tuần. Khi phôi làm tổ thành công sẽ làm thay đổi hormone sinh dục lớn gây hiện tượng nghén khi mang thai. Vì thế nếu trong khoảng 1-2 tuần sau khi mang thai bạn sẽ có thể không xuất hiện các triệu chứng nghén khi mang thai. Vì vậy, trong trường hợp này bạn không nên quá lo lắng về vấn đề mang thai không nghén.
Cơ thể mẹ đáp ứng tốt với sự thay đổi hormone
Hormone thay đổi trong quá trình mang thai mà cơ thể mẹ không thích ứng kịp là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng nghén. Một số mẹ bầu có thể đáp ứng tốt với sự thay đổi hormone này nên sẽ không xảy ra hiện tượng nghén. Vì thế trong trường hợp này mang thai không nghén là hoàn toàn bình thường.
Do sự biến động hormone thấp
Nồng độ hormone đặc biệt là HCG có sự thay đổi rất lớn khi phôi làm tổ trong lòng tử cung. Một số phụ nữ có bầu không nghén có liên quan ít nhiều đến nồng độ hormone HCG thấp. Nhưng hầu hết các trường hợp mang thai không nghén do hormone HCG thấp không ảnh hưởng đến thai nhi.
Không nhận ra triệu chứng nghén
Có nhiều trường hợp phụ nữ bầu 7 tuần không nghén hoặc bầu 8 tuần không nghén, thậm chí mang thai 3 tháng đầu không bị nghén. Nên mẹ bầu rất lo lắng việc bầu không nghén có sao không. Tuy nhiên khi được các bác sĩ hỏi kỹ ra thì cơ thể thai phụ vẫn có nghén mà không phát hiện ra. Trường hợp này thường thấy ở những thai phụ có cường độ công việc cao, bận rộn, chịu áp lực công việc cao. Do sự tập trung và căng thẳng quá mức khiến họ không nhận ra mình cũng đang bị nghén. Vì vậy trường hợp mang thai không nghén này cũng không quá nghiêm trọng nhưng để đảm bảo sức khỏe của thai nhi, mẹ bầu cần dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi, thư giãn.
Mang thai không nghén có sao không?
Mang bầu nghén hay không nghén tùy thuộc rất lớn vào cơ thể của người mẹ. Mỗi cơ thể người mẹ khác nhau khi mang thai sẽ có sự thay đổi khác nhau nên việc mang thai không nghén là hiện tượng rất bình thường. Có những mẹ bầu khi mang thai còn có các triệu chứng ngược hẳn so với bình thường: Ăn uống ngon miệng hơn, cơ thể khỏe mạnh hơn. Mang thai không nghén thậm chí còn giúp cơ thể mẹ bầu không phải trải qua những triệu chứng ốm nghén khó chịu.
Tuy nhiên một số trường hợp mang thai không nghén có nguy cơ sảy thai do nồng độ hormone HCG thấp hơn nhiều so với người bình thường. Vì vậy bạn hãy đi khám bác sĩ để biết được nồng độ hormone của mình có nằm trong ngưỡng an toàn không và nhận được những lời khuyên hữu ích.
Bạn ngay từ đầu đã có các triệu chứng ốm nghén nhưng đột ngột biến mất khi thai nhi ở 5-8 tuần tuổi. Đây là triệu chứng nguy hiểm thai phụ có nguy cơ sảy thai cao.
>> Xem thêm: hết nghén
Vì vậy để biết chính xác sức khỏe của mình khi mang bầu, thai phụ nên kiểm tra sức khỏe định kỳ và báo cho bác sĩ của mình biết nếu có các dấu hiệu bất thường như: Co thắt âm đạo, ra máu nhiều...
Mang thai không nghén là bầu con trai hay gái?
Nhiều người cho rằng ốm nghén là một dấu hiệu nhận biết giới tính của thai nhi: Không nghén khi mang thai là dấu hiệu sinh con trai, ốm nghén khi mang thai là dấu hiệu sinh con gái. Quan niệm này được giải thích dựa vào nống độ hormone trong thai kỳ cao hay thấp. Tuy nhiên chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh về việc mang thai không nghén là sinh con trai. Ốm nghén không chỉ do hormone trong thai kỳ mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: Độ tuổi của người mẹ, chỉ số BMI hoặc thói quen sống (như hút thuốc, uống rượu).
Vì vậy bạn không thể xác định giới tính thai nhi thông qua hiện tượng ốm nghén khi mang thai.
Trên đây, META.vn đã chia sẻ tới bạn những kiến thức về việc mang thai không nghén. Qua đây có thể thấy rằng có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến mẹ bầu khi mang thai không bị nghén. Vì thế mẹ bầu không cần quá lo lắng về việc bầu không nghén có tốt không. Để đảm bảo sức khỏe của thai phụ cũng như sự phát triển bình thường của thai nhi, mẹ bầu nên kiểm tra định kỳ và phải báo ngay cho bác sĩ những dấu hiệu bất thường nhé!
Chúc mẹ bầu một thai kỳ khỏe mạnh!
Bạn đang xem: Mang thai không nghén có sao không? Có mẹ nào mang thai mà không bị nghén?
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Bảng cân nặng thai nhi theo tuần dựa trên tiêu chuẩn quốc tế 2022
- Máu trinh màu gì, xuất hiện khi nào? Máu trinh khác máu kinh thế nào?
- Ốm nghén là gì, biểu hiện thế nào? Làm thế nào để đỡ nghén khi mang thai?
- Máu kinh nguyệt là máu gì? Màu sắc kinh nguyệt nói lên điều gì?
- Máu báo thai màu gì? Ra máu báo thai thử que được chưa?
- Kinh nguyệt màu đen là bệnh gì? Cách chữa kinh nguyệt màu đen