Ốm nghén nặng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Ốm nghén nặng khiến nhiều mẹ bầu lo lắng. Vậy ốm nghén nặng phải làm sao, có ảnh hưởng đến thai nhi không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những vấn đề này nhé!

Ốm nghén nặng khiến nhiều mẹ bầu lo lắng.

Ốm nghén nặng là gì?

Buồn nôn và nôn là các biểu hiện thường xảy ra trong quá trình mang thai. Những biểu hiện này người ta gọi là ốm nghén ở bà bầu. Tùy thể trạng của mỗi người mà mức độ ốm nghén khác nhau. Trường hợp buồn nôn kéo dài nhiều giờ liên tục hoặc xuất hiện hơn 5 lần một ngày được coi là ốm nghén nặng.

Ốm nghén nặng khiến nhiều mẹ bầu lo lắng

Ai thường bị ốm nghén nặng?

Nguyên nhân bị nghén nặng khi mang thai chủ yếu do nồng độ hormone HCG (human chorionic gonadotropin) tăng cao nên dễ dẫn đến hiện tượng buồn nôn, nôn ói trầm trọng. Nồng độ HCG cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào tuổi thai và sức khỏe của thai nhi. Thường mẹ bầu bắt đầu nghén khi thai nhi ở tuần tuổi 5-6 và nghén nặng ở tuần thứ 9 của thai kỳ. Các triệu chứng bị nghén nặng khi mang thai sẽ giảm dần sau 3 tháng đầu tiên (tức thai nhi được 16 tuần tuổi). Tuy nhiên nhiều bà bầu ốm nghén nặng kéo dài đến nhiều tháng sau đó. Thậm chí có khoảng 5% mẹ bầu nghén nặng kéo dài hết thai kỳ.

Ốm nghén nặng thường xảy ra với: Người mang đa thai, người bị say xe, người bị đau nửa đầu, người có tiền sử gia đình hoặc bản thân đã bị nghén ở lần mang thai trước đó...

Ai thường bị ốm nghén nặng?

Ốm nghén nặng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Nghén nặng trong khi mang thai thường không ảnh hưởng đến thai nhi. Nhưng nếu ốm nghén trong thời gian quá dài sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu. Hiện tượng nôn ói ở mẹ bầu sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn dẫn đến không cung cấp được đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi, nếu kéo dài gây ra hiện tượng thai suy dinh dưỡng, thậm chí sảy thai.

Ốm nghén nặng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Ốm nghén nặng phải làm sao?

Đa số các mẹ bầu bị ốm nghén nặng thường không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng vẫn cần thực hiện các biện pháp nhằm giảm các triệu chứng ốm nghén và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bà bầu và thai nhi. Bạn có thể thực hiện các cách dưới đây:

Chia nhỏ các bữa ăn

Việc ăn nhiều một lúc sẽ khiến bà bầu nghén nặng nôn ói nhiều hơn, khó hấp thu chất dinh dưỡng hơn. Vì thế để giảm các triệu chứng nôn nghén nặng bạn nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Bạn có thể ăn những món mình thích và ở nhiều thời điểm khác nhau. Đồng thời nên bổ sung các sản phẩm có nhiều dưỡng chất như: Thịt bò, trứng, trái cây, rau xanh lá đậm, táo, chuối, bánh mì nướng, các thức ăn có vị chua. Bạn cũng nên tránh xa các thực phẩm khiến tình trạng ốm nghén nặng hơn như: Đồ ăn cay, thức ăn có nhiều chất béo, rượu bia, cà phê...

Chia nhỏ các bữa ăn để giảm hiện tượng ốm nghén nặng

Xem thêm: Những loại trái cây tốt cho bà bầu nên ăn trong thai kỳ

Ăn nhẹ trước khi đi ngủ

Trước khi đi ngủ mẹ bầu nên ăn nhẹ một chút gì đó, uống một ly sữa nóng hoặc một ly ngũ cốc sẽ giúp trung hòa lượng axit trong dạ dày, ngủ ngon hơn và tránh hiện tượng bị nghén vào ngày hôm sau.

Ăn nhẹ trước khi đi ngủ để giảm hiện tượng ốm nghén nặng

>> Xem thêm: Cách làm bột ngũ cốc cho bà bầu giàu dinh dưỡng từ các loại hạt

Không nên để bụng đói

Đói bụng sẽ khiến mẹ bầu nghén nặng càng mệt mỏi, buồn nôn hơn. Vì thế bạn đừng bao giờ để bụng đói nhé! Bạn nên uống nhiều nước và ăn các loại thức ăn mềm, lỏng để dễ tiêu hóa hơn. Khi uống nước bạn có thể cho một vài lát chanh tươi để hạn chế buồn nôn. Chanh tươi cũng là một thực phẩm giúp hạn chế nghén hiệu quả.

Bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu

Trong giai đoạn nghén nặng, việc hấp thụ thức ăn là khó khăn. Vì thế mẹ bầu nên bổ sung các loại vitamin dành cho bà bầu hợp lý theo chỉ định của bác sĩ.

Bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu

Để tâm lý luôn thoải mái

Ốm nghén nặng khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi nhưng bạn hãy cố gắng giữ tinh thần luôn thoải mái và thư thái bởi càng căng thẳng tình trạng ốm nghén sẽ càng nặng hơn.

Tập luyện hợp lý, nhẹ nhàng

Tập luyện nhẹ nhàng, hợp lý là cách trị ốm nghén nặng hiệu quả. Vận động nhẹ nhàng sẽ giúp mẹ bầu vừa giảm hiện tượng ốm nghén và tăng cường sức khỏe cả mẹ bầu, thai nhi.

Tập luyện hợp lý, nhẹ nhàng để giảm ốm nghén

Trên đây META.vn đã chia sẻ tới bạn các thông tin hữu ích về hiện tượng ốm nghén nặng trong quá trình mang thai và cách hạn chế hiện tượng này. Để có một thai kỳ khỏe mạnh bạn hãy áp dụng lối sống sinh hoạt, ăn uống hợp lý, hoặc thăm khám trong trường hợp cần thiết nhé! 

Bạn đang xem: Ốm nghén nặng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe

Chia sẻ bài viết