9 mẹo hay chữa ợ hơi hiệu quả ngay tức thì
Ợ hơi, ợ nóng khiến bạn khó chịu, mất tự tin với người đối diện. Tình trạng này diễn ra thường xuyên và kéo dài sẽ có thể là dấu hiệu của những bệnh nguy hiểm. Cùng META tìm hiểu ngay nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này nhé!
Ợ hơi, ợ nóng khiến bạn khó chịu, mất tự tin với người đối diện. Tình trạng này diễn ra thường xuyên và kéo dài sẽ có thể là dấu hiệu của những bệnh nguy hiểm.
Xem nhanh nội dung
Nguyên nhân bị ợ hơi, ợ chua?
Ợ hơi là gì?
Bản chất ợ hơi là kết quả của quá trình không khí đi vào cơ thể khi nhai nuốt thức ăn. Không khí này sẽ rời khỏi cơ thể bằng cách thoát ra khỏi miệng tạo nên âm thanh ợ và được gọi là ợ hơi. Do đó, tình trạng này không có gì nguy hiểm.
Tùy vào từng tình trạng của mỗi người mà ợ hơi có mùi chua hoặc không có mùi. Ngoài việc ợ hơi làm cho lồng ngực khó chịu thì nó cũng khiến cho nhiều người chú ý đến bạn. Tình trạng ợ hơi sẽ chỉ thực sự nguy hiểm khi nó kéo dài và luôn kèm theo các triệu chứng đau bụng dữ dội.
Nguyên nhân ợ hơi
Một số nguyên nhân sau đây rất phổ biến có thể gây ra tình trạng ợ hơi, cụ thể:
- Ăn uống quá nhanh.
- Nhai kẹo cao su.
- Hút thuốc lá, uống bia rượu, đồ uống có ga.
- Ăn thức ăn chứa nhiều tinh bột, đường và chất xơ.
- Ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ và chất béo.
- Căng thẳng, lo lắng, stress.
Đối với nhiều người, việc ợ hơi khi dạ dày đầy không khí đã trở thành thói quen và một phản xạ để giảm khó chịu bụng. Tuy nhiên, nếu ợ hơi thường xuyên có thể do bạn lạm dụng nhiều thuốc giảm đau, thuốc nhuận tràng, thuốc tiểu đường dẫn đến ợ hơi nghiêm trọng hơn là các bệnh lý về dạ dày.
Cách chữa ợ hơi ngay tức thì
1. Gừng
Gừng là loại thuốc dân gian thông dụng có tác dụng chữa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Nhai một miếng gừng tươi trước khi ăn có thể ngăn chặn ợ nóng.
Nếu bạn không chịu được vị nồng của gừng, có thể pha trà gừng mật ong để uống. Cho gừng xay vào ấm nước rồi cho thêm mật ong và chanh để dễ uống hơn.
2. Nước chanh
Nước chanh pha với baking soda sẽ lập tức ngăn chặn những cơn ợ hơi, ợ nóng khó chịu. Lưu ý: Pphương pháp này không dùng cho những ai bị các bệnh liên quan đến thừa axit dạ dày hay các bệnh về thận.
3. Đu đủ
Đu đủ vừa thơm ngon bổ dưỡng, vừa có tác dụng tích cực điều trị chứng đầy hơi, ợ nóng. Đu đủ chứa một loại eznyme gọi là papain giúp loại bỏ các vấn đề về dạ dày, chống chướng bụng, đầy hơi và ợ. Hãy bổ sung đu đủ vào thực đơn hàng ngày sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng ợ hơi nhanh chóng.
Nếu bạn không thích ăn đu đủ, có thể sử dụng máy xay sinh tố để xay đu đủ kết hợp với các loại trái cây khác, giúp tăng hương vị thơm ngon và cũng rất tốt cho sức khỏe.
4. Sữa chua
Bạn có biết rằng, người Ấn Độ có thói quen dùng một ít sữa chua sau khi ăn? Nguyên nhân là do sữa chua hỗ trợ rất tốt cho quá trình tiêu hóa. Nó cung cấp các vi sinh vật có lợi giúp chữa trị các triệu chứng khó chịu của dạ dày và ruột.
Nếu bạn không tin tưởng các sản phẩm sữa chua bày bán ngoài thị trường thì có thể sắm 1 chiếc máy làm sữa chua để tự tay làm sữa chua ngay tại nhà. Giá của sản phẩm này cũng không quá đắt đỏ nên bạn có thể sắm 1 chiếc cho gia đình mình. Máy làm sữa chua giúp làm sữa chua đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm công sức và đặc biệt là bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.
- Máy làm sữa chua Chefman 8 cốc thủy tinh (CM - 302T) - Giá: 200.000đ
- Máy làm sữa chua Chefman 12 cốc thủy tinh (CM - 311T) - Giá: 379.000đ
- Máy làm caramen và sữa chua Hitops HT-83 - Giá: 649.000đ
5. Trà hoa cúc
Trà hoa cúc giúp chữa đau bụng và ợ nóng, uống một tách trà hoa cúc trước khi đi ngủ có thể làm giảm các chứng ợ nóng, đầy hơi khó chịu. Với thời tiết se lạnh, thưởng thức 1 tách trà hoa cúc còn giúp tinh thần sảng khoái, tăng hiệu quả làm việc.
Nếu bạn muốn thưởng thức loại trà này hàng ngày, ngay tại văn phòng thì có thể sắm 1 chiếc bình giữ nhiệt để giữ cho trà luôn được ấm nóng và ngon hơn.
>> Tìm hiểu: Cách phơi khô, sấy khô hoa cúc làm trà đơn giản tại nhà
6. Bạc hà
Bạc hà là một trong những phương pháp tự nhiên chữa ợ nóng hiệu quả nhất. Chỉ cần rót nước sôi vào ly có vài lá bạc hà, khuấy đều trong 5 phút và uống trước khi đi ngủ là cơn ợ hơi của bạn sẽ được xua đuổi nhanh chóng.
7. Tỏi
Tỏi hỗ trợ hệ thống tiêu hóa và ngăn chặn ợ nóng một cách tự nhiên. Nhai vài tép tỏi rồi uống nước vào. Mẹo này hiệu quả nhất khi bụng còn trống.
Nếu bạn sợ mùi tỏi sống, có thể sử dụng máy làm tỏi đen để chế biến lại. Ngoài tác dụng chống ợ hơi, tỏi đen còn có rất nhiều tác dụng khác như: tăng cường sức đề kháng, hạn chế các bệnh về tim mạch, làm đẹp...
>> Tham khảo thêm: Tổng hợp những tác dụng của tỏi đen không phải ai cũng biết
8. Dầu đậu nành
Dầu đậu nành khá hữu hiệu trong việc chữa ợ hơi. Bạn có thể trộn một vài giọt dầu đậu nành với một muỗng mật ong rồi liếm sau khi ăn xong để chữa ợ nóng tức thời.
Nếu muốn sử dụng dầu đậu nành nguyên chất và đảm bảo thì bạn có thể tự tay làm ngay tại nhà với Máy ép dầu thực vật Mishio MK39. Máy có thể ép kiệt tới 95% lượng dầu có trong các loại hạt giúp cung cấp lượng dầu ăn đảm bảo, an toàn cho cả gia đình.
9. Đinh hương
Lá đinh hương tươi làm dịu hệ tiêu hóa và chữa ợ nóng tức thời. Nhai lá đinh hương sau khi ăn và bạn sẽ không còn bị cơn ợ nóng hành hạ.
Những điều cần nhớ để hạn chế ợ nóng, ợ chua
- Tránh các thức uống có ga, nước ngọt, bia. Những thức uống này chứa carbon hòa tan, tạo ra khí gas trong dạ dày, dẫn đến chướng bụng, ợ hơi.
- Nhai kẹo cao su sau khi ăn giúp tăng lượng nước bọt để tiêu hóa dễ dàng hơn.
- Đừng dùng ống hút, bạn nuốt không khí vào nhiều hơn bình thường khi uống bằng ống hút. Uống trực tiếp từ ly nếu có thể.
- Ăn chậm và nhai kỹ, không hé môi. Ăn nhanh quá thường khiến bạn nuốt không khí nhiều hơn, tạo khí gas trong dạ dày. Không nên nói chuyện trong khi ăn.
- Không nằm xuống ngay sau khi ăn.
- Bỏ hút thuốc, hút thuốc cũng làm bạn hấp thụ thừa không khí, gây ợ.
- Không mặc quần áo quá bó, áp lực ở vùng bụng dưới cũng có thể gây ợ.
- Thừa cân cũng là nguyên nhân gây các bệnh về dạ dày, giữ một trọng lượng cơ thể cân đối và bạn sẽ không còn bị chứng ợ nóng hành hạ.
Hi vọng bài viết này sẽ hữu ích đối với bạn.
Bạn đang xem: 9 mẹo hay chữa ợ hơi hiệu quả ngay tức thì
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Rau dền có tác dụng gì? Bà bầu ăn rau dền được không?
- Tắm đêm có tốt không? Tắm khuya, tắm muộn có tác hại gì?
- Tế bào gốc là gì? Ứng dụng tế bào gốc trong y học và thẩm mỹ
- Quả đào tiên có tác dụng gì? Quả đào tiên có ăn được không?
- Cách trị nám bằng lá tía tô thế nào? Lá tía tô có trị nám được không?
- Hiện tượng hắt xì hơi (nhảy mũi) theo giờ, liên tục nói lên điều gì?