3 cách làm sữa hạt không cần máy làm sữa hạt chuyên dụng

Dạo gần đây, phong trào làm sữa hạt tại nhà càng trở nên phổ biến hơn với đông đảo chị em phụ nữ bởi vì chúng vừa dễ làm, vừa ngon lại vẫn có đủ các thành phần dinh dưỡng tốt. Để làm sữa hạt, ngoài việc sử dụng máy làm sữa hạt chuyên dụng, bạn có thể thử một số loại máy có sẵn của gia đình đó. Vậy làm sữa hạt không cần dùng máy chuyên dụng như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của META để tìm ra câu trả lời nhé! 

Dạo gần đây, phong trào làm sữa hạt tại nhà càng trở nên phổ biến hơn với đông đảo chị em phụ nữ bởi vì chúng vừa dễ làm, vừa ngon, lại vẫn có đủ các thành phần dinh dưỡng tốt. Để làm sữa hạt, ngoài việc sử dụng máy làm sữa hạt chuyên dụng, bạn có thể thử một số loại máy có sẵn của gia đình đó.

Sữa hạt là gì? Tác dụng của sữa hạt

Sữa hạt là gì? Tác dụng của sữa hạt

Đúng như tên gọi, sữa hạt là loại sữa được chế biến từ nhiều loại hạt khác nhau trong tự nhiên. Sữa hạt được chia thành hai nhóm khác nhau dựa theo thành phần dinh dưỡng: 

  • Sữa hạt nhiều chất đạm, chất béo: Sữa làm từ các loại hạt như hạnh nhân, hạt phỉ, óc chó, đậu phộng, đậu nành, các loại đậu khác,...
  • Sữa hạt ngũ cốc: Sữa làm từ các loại ngũ cốc như yến mạch, gạo lứt, ngô, khoai lang,...

Dinh dưỡng từ sữa hạt đem lại hoàn toàn tương tự như khi trực tiếp ăn các loại hạt, ngũ cốc, không hề bị giảm hay biến chất. Sữa hạt rất phù hợp với người ăn chay hoặc người đang muốn giảm cân bởi vì trong sữa có hàm lượng chất dinh dưỡng cao nhưng không có cholesterol, lactose và casein. 

Vì sao nên dùng sữa hạt? Sữa hạt rất giàu vitamin A, B, C, E, các khoáng chất và acid béo tốt, là nguồn dinh dưỡng dồi dào cung cấp năng lượng, giúp cơ thể tràn đầy năng lượng, tác động tốt tới sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Từng loại hạt, ngũ cốc riêng thì còn có những công dụng đặc biệt khác cho sức khỏe và sắc đẹp người sử dụng. Ví dụ như: Quả óc chó có khả năng chống oxy hóa, giảm viêm, tăng sức đề kháng, hỗ trợ chức năng não tốt, giàu Omega - 3; gạo lứt có chức năng nâng cao hệ miễn dịch, thanh lọc gan, cản thiện tiêu hóa, phòng ngừa các bệnh tim mạch tốt;...

Cách làm sữa hạt không cần máy làm sữa hạt chuyên dụng

Bởi vì sữa hạt có nhiều công dụng tốt, rất nhiều bà nội trợ đều muốn nghiên cứu và làm món sữa này tại nhà cho cả gia đình để đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, không có chất bảo quản, không chất phụ gia hay đường hóa học. 

Để làm sữa hạt tại nhà, các bạn có thể tìm mua các loại máy làm sữa hạt chuyên dụng như máy làm sữa hạt đa năng Mishio MK160, máy làm sữa hạt Elmich Ble 1850,... Ngoài ra, bạn có thể thử tham khảo 3 cách làm sữa hạt không cần máy làm sữa chuyên dụng dưới đây.

>> Có thể bạn quan tâm:

Làm sữa hạt bằng máy ép chậm 

Làm sữa hạt bằng máy ép chậm

Máy ép chậm hoạt động dưới lực ép của trục vít đặc biệt và động cơ giảm tốc nên vận tốc chỉ đạt khoảng 45 - 85 vòng quay trong vòng một phút. Trong lúc này, trục vít máy ép chậm sẽ nghiền nát hoa quả, rau củ đã cho vào một cách từ từ, nguyên liệu được đẩy vào lưới lọc mà không hề tạo ra lực ma sát hay lực ly tâm nào với nước ép, cũng vì vậy nên tiếng ồn tạo ra cũng không đáng kể.

Sau đó, một bộ phận tách bã sẽ làm nhiệm vụ đẩy bã và nước ra ngoài theo hai đầu ra riêng biệt. Cách ép chậm này khiến rau củ được ép kĩ, cho ra thành phẩm đậm đặc hơn, nhiều hơn, không bị tách nước và đặc biệt là giữ nguyên dưỡng chất như ban đầu tốt hơn. 

>> Đọc thêm: Top 5 máy ép trái cây tốc độ chậm giá rẻ tốt nhất hiện nay

Chuẩn bị nguyên liệu: 

  • Loại hạt bạn muốn làm sữa (óc chó, đậu nành, ngô, gạo lứt,...)
  • Đường (chuẩn bị tùy theo độ ngọt bạn muốn) 
  • Túi lọc, rây lọc hoặc khăn xô
  • Máy ép chậm

Thực hiện:

Bước 1: Bạn chọn hạt xấu, mốc, hỏng bỏ đi rồi ngâm phần hạt đã chuẩn bị trong nước ấm vài giờ cho mềm (cân đối thời gian tùy theo từng loại hạt). 

Bước 2: Sau khi ngâm, bạn đổ hạt và nước ấm vào máy ép chậm như khi ép hoa quả, khởi động máy. Máy sẽ ép nghiền hạt cùng nước lọc để tạo thành sữa. 

Bước 3: Bản thân máy ép chậm đã có khả năng lọc bã rất tốt, tuy nhiên nếu cẩn thận hơn, bạn có thể dùng túi lọc, khăn xô hoặc rây lọc lỗ nhỏ để lọc bã thêm một lần nữa. 

Máy ép chậm đã có cơ chế tự tách bã với phần nước sẵn

Vậy là việc làm sữa hạt đã xong rồi đó! Sữa hạt không cần đun nóng, bạn có thể sử dụng trực tiếp ngay. Nếu muốn uống nóng hoặc để tiệt trùng sữa, bạn có thể đun với lửa nhỏ, để sữa sôi âm ỉ trong 10 đến 15 phút. 

Làm sữa hạt bằng máy xay sinh tố

Máy xay sinh tố là một dụng cụ nhà bếp quen thuộc với nhiều gia đình, được sử dụng để pha trộn, nghiền nát, xay nhuyễn thực phẩm khi có nhu cầu. 

Máy xay sinh tố có 2 chức năng xay là xay khô và xay ướt với cấu tạo đơn giản gồm phần thân cùng 1 - 2 cối xay đi kèm. Cối xay có thể tích nhỏ hơn thì dùng để xay khô, cối xay lớn hơn (thể tích 1 - 2 lít) thì để xay sinh tố. 

Nguyên lý hoạt động của máy xay sinh tố khá đơn giản. Khi có nguồn điện, động cơ quay sẽ truyền chuyển động tới lưỡi dao để cắt nhỏ, nghiền nát thực phẩm với một lực lớn. Trong quá trình hoạt động, để thực phẩm được xay nhuyễn đồng đều thì lưỡi dao sẽ tự xáo trộn thực phẩm liên tục nhờ vào cấu tạo của mình. 

Làm sữa hạt bằng máy xay sinh tố

Chuẩn bị nguyên liệu: 

  • Loại hạt bạn muốn làm sữa (óc chó, đậu nành, ngô, gạo lứt,...)
  • Đường (chuẩn bị tùy theo độ ngọt bạn muốn) 
  • Túi lọc, rây lọc hoặc khăn xô
  • Máy xay sinh tố

Thực hiện: 

Làm sữa đậu nành bằng máy xay sinh tố

Bước 1: Bạn chọn các hạt không đủ tiêu chuẩn, bị mốc, hỏng đem bỏ đi rồi ngâm nước ấm khoảng 6 tiếng (tùy loại hạt mà cân đối thời gian) để hạt nở ra, có độ mềm vừa phải. 

Bước 2: Sau đó, bạn cho hạt và một chút nước vào máy xay sinh tố, xay đến khi hạt đã nhuyễn ra. Lưu ý, bạn nên cân đối lượng hạt trong mỗi lần xay, nếu nhiều quá có thể chia làm hai, ba lần xay.

Bước 3: Bạn dùng khăn xô hoặc túi lọc để lọc sạch phần bã đậu, có thể làm công đoạn này hai lần để đảm bảo loại bỏ sạch bã. 

Bước 4: Sữa hạt có thể dùng ngay không cần đun lại, nhưng nếu bạn muốn uống nóng hoặc tiệt trùng thì có thể cho sữa vào nồi, bật bếp đun nhỏ lửa để sữa sôi từ từ, tránh bị trào ra bếp hay lưu lại mùi khê. 

Sữa sôi trong 10 - 15 phút thì bạn tắt bếp, lúc này món sữa hạt của bạn đã hoàn thành rồi đó. Nếu muốn uống ngọt, bạn cho đường vào sữa, tùy theo khẩu vị mỗi người để cân đối rồi thưởng thức thôi.

Làm sữa hạt bằng máy làm sữa đậu nành

Làm sữa hạt bằng máy làm sữa đậu nành

Máy làm sữa đậu nành là một thiết bị nhà bếp được chế tạo ra để nhằm tự động hóa quá trình làm sữa đậu nành, dần thay thế phương pháp làm thủ công, từ đó tiết kiệm thời gian và công sức cho người sử dụng. 

Hầu hết các máy làm sữa đậu nành đều có thêm chức năng làm một số loại sữa hạt khác như sữa gạo lứt, sữa ngô nên bạn có thể sử dụng loại máy này để chế biến. Công đoạn thực hiện cũng tương tự như sử dụng để làm sữa đậu nành. 

>> Tìm hiểu: Máy làm sữa đậu nành thương hiệu nào tốt?

Chuẩn bị nguyên liệu: 

  • Loại hạt bạn muốn làm sữa (óc chó, đậu nành, ngô, gạo lứt,...)
  • Đường (chuẩn bị tùy theo độ ngọt bạn muốn) 
  • Máy làm sữa đậu nành

Thực hiện:

Bước 1: Tiến hành chọn những hạt mốc, hỏng bỏ đi rồi ngâm phần hạt còn lại vào nước ấm trong khoảng 6 tiếng (tùy loại hạt mà cân đối thời gian) để hạt nở, làm sữa sẽ ngon hơn. 

Bước 2: Bạn cho nước và hạt đã ngâm vào máy, lắp cối xay thật chặt, cắm điện rồi chọn chế độ nấu phù hợp. 

Bước 3: Bạn chỉ cần nhấn nút “Start” (bắt đầu) rồi chờ đợi máy thực hiện nhiệm vụ. Sau khi nấu sữa xong, bạn rút nguồn điện rồi đổ sữa ra ngoài để nguội, nếu muốn uống ngay có thể cho thêm đường cho sữa có độ ngọt. 

Lưu ý: Không cho thêm nước hay nguyên liệu khác khi máy đang hoạt động. 

Một số lưu ý bảo quản sữa hạt tự làm 

Một số lưu ý bảo quản sữa hạt tự làm

Sữa hạt tự làm tại nhà không có chất tạo độ kết dính, không sử dụng chất bảo quản nên sẽ không để được lâu và rất dễ hỏng. Bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để sử dụng sữa hạt cho hiệu quả nhé: 

  • Sữa ngon và nhiều dinh dưỡng nhất khi uống ngay trong ngày. 
  • Sữa còn nóng không nên đóng nắp, ủ trong hộp, chai kín vì sẽ làm sữa bí hơi, nhanh hỏng. 
  • Nếu không sử dụng hết ngay, muốn bảo quản tủ lạnh thì bạn phải để sữa nguội hẳn mới cho vào. 
  • Sữa không đường có thể bảo quản trong nhiệt độ từ 3 đến 5 độ C trong 3 ngày, riêng với các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt điều thì chỉ để được từ 1 - 2 ngày. Với nhiệt độ phòng thông thường, sữa để ngoài tầm hơn 3 tiếng là sẽ hỏng. 
  • Nếu sữa đang được bảo quản trong tủ lạnh, khi rót ra uống bạn nên nhanh chóng cho phần sữa còn lại vào tủ để sữa không bị hư. 
  • Sữa có thể làm nóng lại nhưng nên uống ngay, không để vào tủ lạnh tiếp vì như thế sữa sẽ hỏng, không uống được nữa. 

>> Tham khảo thêm: Mẹo bảo quản hạt điều tươi, khô tại nhà không bị mốc

Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi giúp ích được cho các bà, các mẹ nội trợ trong việc đổi mới những bữa ăn trong gia đình! 

META.vn - Địa chỉ mua sắm trực tuyến uy tín, có kinh nghiệm hơn 12 năm cung cấp những sản phẩm phục vụ đời sống sinh hoạt của mọi gia đình với chất lượng đảm bảo, giá cả phù hợp, dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp. Truy cập website hoặc liên hệ hotline để đặt mua máy làm sữa hạt, máy làm sữa đậu nành, máy xay sinh tố, máy ép chậm ngay nhé!

Bạn đang xem: 3 cách làm sữa hạt không cần máy làm sữa hạt chuyên dụng

Chuyên mục: Đồ uống, giải nhiệt

Chia sẻ bài viết