Ý nghĩa thứ Tư Tuần Thánh - Thứ Tư Tuần Thánh khi nào?

Thứ Tư Tuần Thánh cũng là một ngày lễ thiêng liêng và quan trọng trong lịch phụng vụ của Giáo hội đối với hàng trăm triệu Kitô hữu trên toàn thế giới. Vậy thứ Tư Tuần Thánh là gì và ý nghĩa thứ Tư Tuần Thánh ra sao? Xem Thánh lễ trực tuyến thứ Tư Tuần Thánh ở đâu? Mời bạn theo dõi bài viết này của chúng tôi để có được lời giải đáp nhé.

Thứ Tư Tuần Thánh cũng là một ngày lễ thiêng liêng và quan trọng trong lịch phụng vụ của Giáo hội đối với hàng trăm triệu Kitô hữu trên toàn thế giới. Vậy thứ Tư Tuần Thánh là gì và ý nghĩa thứ Tư Tuần Thánh ra sao? Xem Thánh lễ trực tuyến thứ Tư Tuần Thánh ở đâu? Mời bạn theo dõi bài viết này của chúng tôi để có được lời giải đáp nhé.

Thứ Tư Tuần Thánh là ngày gì? Thứ Tư Tuần Thánh 2021 là ngày nào

Thứ Tư Tuần Thánh là một ngày lễ nằm trong Tuần Thánh - tuần lễ cuối cùng trong Mùa Chay trước lễ Phục Sinh của người Công Giáo. Trong Kitô Giáo, thứ Tư Tuần Thánh còn được gọi là thứ Tư Gián Điệp hoặc thứ Tư Tốt Lành.

Thứ Tư Tuần Thánh năm 2021 sẽ diễn ra vào ngày thứ Tư 31/3/2021 Dương lịch (tức ngày 19/2/2021 Âm lịch).

Nguồn gốc và ý nghĩa của thứ Tư Tuần Thánh

Thứ Tư Tuần Thánh cùng với thứ 6 Tuần Thánh được coi là 2 ngày ăn chay của các Kitô hữu. Sở dĩ người ta ăn chay vào 2 ngày này là bởi thứ Tư Tuần Thánh cũng được xem là ngày mà Chúa Giêsu bị phản bội bởi Judas - một môn đệ (gián điệp bí mật) trong số các môn đệ.

Vào thời trung cổ, thứ Tư Tuần Thánh còn có một cái tên phổ biến là thứ Tư Do thám bởi vì Judas giống như một kẻ do thám. Ông ta biết rõ các thượng tế muốn giết Chúa Giêsu và muốn lợi dụng cơ hội để làm tiền nên đã âm thầm bí mật phản bội Chúa Giêsu với cái giá là 30 đồng bạc. 

Ngày nay, nhiều nhà thờ thuộc các giáo phái Thiên Chúa giáo khác nhau tổ chức lễ phục dựng giáo phái vào thứ Tư Tuần Thánh.

Thứ Tư Tuần Thánh

Nghi thức ngày thứ Tư Tuần Thánh

1. Ca nhập lễ

Khi nghe tên Giêsu, mọi loài trên trời dưới đất và trong hoả ngục phải quì gối xuống vì Chúa đã tự hạ mình vâng lời cho đến chết và chết trên thập giá, vì thế Đức Giêsu Kitô là Chúa, để Thiên Chúa Cha được vinh quang.

2. Lời nguyện nhập lễ

Lạy Chúa, Chúa đã muốn cho con một Chúa chịu khổ hình thập giá để giải thoát chúng con khỏi quyền lực ác thần. Xin cho chúng con hưởng nhờ mọi ơn phúc bởi mầu nhiệm phục sinh. Chúng con cầu xin…

3. Bài đọc I

Chúa đã ban cho tôi miệng lưỡi đã được huấn luyện, để tôi biết dùng lời nói nâng đỡ kẻ nhọc nhằn. Mỗi sáng Người đánh thức tôi, Người thức tỉnh tai tôi, để nghe lời Người giáo huấn. Thiên Chúa đã mở tai tôi mà tôi không cưỡng lại và cũng chẳng thối lui. Tôi đã đưa lưng cho kẻ đánh tôi, đã đưa má cho kẻ giật râu, tôi đã không che mặt giấu mày, tránh những lời nhạo cười và những người phỉ nhổ tôi. Vì Chúa nâng đỡ tôi, nên tôi không hổ thẹn: nên tôi trơ mặt chai như đá, tôi biết tôi sẽ không phải hổ thẹn. Ðấng xét tôi vô tội ở gần tôi, ai còn tranh tụng với tôi được, chúng ta hầu toà. Ai là kẻ thù địch của tôi, hãy đến đây! Này đây Thiên Chúa bênh đỡ tôi, ai dám kết tội tôi? Ðó là lời Chúa.

4. Đáp ca

  • Ðáp: Lạy Chúa, xin nhậm lời con theo lượng cả đức từ bi, đây là lúc biểu lộ tình thương.
  • Xướng: Sở dĩ vì Chúa mà con chịu nhục và thẹn thò làm nhơ nhuốc mặt con. Con bị những người anh em coi như khách lạ, bị những người con cùng một mẹ xem như kẻ ngoại lai. Sự nhiệt tâm lo việc nhà Chúa khiến con mòn mỏi, điều tủi nhục người ta nhục mạ Chúa đổ trên mình con.
  • Xướng: Con mong chờ người cảm thương, nhưng không có, mong chờ người an ủi, nhưng chẳng thấy đâu. Cơm con ăn, chúng pha mật đắng, con khát, thì chúng cho uống dấm chua.
  • Xướng: Con sẽ xướng bài ca ngợi khen danh Chúa, và con sẽ chúc tụng Ngài với bài tri ân. Các bạn khiêm cung, hãy nhìn coi và hoan hỉ, các bạn tìm kiếm Chúa, lòng các bạn hãy hồi sinh: vì Chúa nghe những người cơ khổ, và không chê bỏ con dân của Ngài bị bắt cầm tù.

5. Câu xướng trước phúc âm

Kính lạy Vua chúng con, chỉ có Ngài là đấng thương hại đến những lỗi lầm của chúng con.

6. Phúc âm

“Con Người ra đi như đã được ghi chép sẵn từ trước, nhưng khốn thay cho kẻ sẽ làm cho Ngài bị phản nộp”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, một trong nhóm mười hai tên là Judas Iscariô, đi gặp các thượng tế và thưa với họ: “Các ông cho tôi bao nhiêu, tôi nộp Người cho các ông?” Họ liền ấn định cho ba mươi đồng bạc. Và từ đó, hắn tìm dịp thuận tiện để nộp Người.

Ngày thứ nhất trong tuần lễ ăn Bánh không men, các môn đệ đến thưa Chúa Giêsu rằng: “Thầy muốn chúng con sửa soạn cho Thầy ăn Lễ Vượt Qua ở đâu?” Chúa Giêsu đáp: “Các con hãy vào thành đến với một người kia, và nói rằng: Thầy bảo, giờ Ta đã gần, Ta sẽ mừng Lễ Vượt Qua với các môn đệ tại nhà ông”. Các môn đệ làm như Chúa Giêsu đã truyền và sửa soạn Lễ Vượt Qua.

Chiều đến, Người ngồi bàn ăn với mười hai môn đệ. Và khi các ông đang ăn, Người nói: “Thầy nói thật với các con: có một người trong các con sẽ nộp Thầy”. Môn đệ rất buồn rầu và từng người bắt đầu hỏi Người: “Thưa Thầy, có phải con không?”. Người trả lời: “Kẻ giơ tay cùng chấm vào đĩa với Thầy, đó chính là kẻ sẽ nộp Thầy. Thật ra, Con Người sẽ ra đi như đã chép về Người, nhưng khốn cho kẻ nộp Con Người, thà kẻ đó đừng sinh ra thì hơn!”

Judas kẻ phản bội cũng thưa Người rằng: “Thưa Thầy, có phải con chăng?”. Chúa đáp: “Ðúng như con nói”.

Ðó là lời Chúa.

7. Lời nguyện tiến lễ

Lạy Thiên Chúa từ bi nhân hậu, xin đoái nhận của lễ chúng con dâng, để tưởng nhớ Ðức Giêsu đã chịu khổ hình. Xin cho chúng con biết đem lòng mến yêu tha thiết thông phần vào cuộc thương khó của Người. Người hằng sống và hiển trị muôn đời.

8. Ca hiệp lễ

Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng để phục vụ và phó mạng sống làm giá cứu chuộc cho nhiều người.

9. Lời nguyện hiệp lễ

Lạy Thiên Chúa toàn năng, chúng con vừa dâng lễ tạ ơn để tuyên xưng Ðức Giêsu đã chịu chết. Xin cho chúng con vững vàng tin tưởng rằng: Chúa đã ban sự sống muôn đời cho chúng con nhờ cuộc thương khó của Người. Người hằng sống và hiển trị muôn đời.

10. Bài suy niệm "Thư Thầy! Có phải con không?"

Thứ Tư Tuần Thánh

Thánh lễ trực tuyến thứ Tư Tuần Thánh 

Hiện nay, rất nhiều các Giáo phận lớn tại Việt Nam có thực hiện Thánh lễ trực tuyến thứ Tư Tuần Thánh. Các bạn tham khảo nhé!.

  • Xem Thánh lễ trực tuyến thứ Tư Tuần Thánh của Tổng Giáo phận Hà Nội TẠI ĐÂY.
  • Xem Thánh lễ trực tuyến thứ Tư Tuần Thánh của Giáo phận Hải Phòng TẠI ĐÂY.
  • Xem Thánh lễ trực tuyến thứ Tư Tuần Thánh của Tổng Giáo phận Huế TẠI ĐÂY.
  • Xem Thánh lễ trực tuyến thứ Tư Tuần Thánh của Giáo phận Nha Trang TẠI ĐÂY.
  • Xem Thánh lễ trực tuyến thứ Tư Tuần Thánh của Tổng Giáo phận Sài Gòn TẠI ĐÂY.
  • Xem Thánh lễ trực tuyến thứ Tư Tuần Thánh của Giáo phận Bà Rịa TẠI ĐÂY.
  • Xem Thánh lễ trực tuyến thứ Tư Tuần Thánh của Giáo phận Đà Lạt TẠI ĐÂY.
  • Xem Thánh lễ trực tuyến thứ Tư Tuần Thánh của Giáo phận Đà Nẵng TẠI ĐÂY.
  • Xem Thánh lễ trực tuyến thứ Tư Tuần Thánh của Giáo phận Xuân Lộc TẠI ĐÂY.

Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn biết được ý nghĩa thứ Tư Tuần Thánh cũng như thứ Tư Tuần Thánh diễn ra khi nào. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Bạn đang xem: Ý nghĩa thứ Tư Tuần Thánh - Thứ Tư Tuần Thánh khi nào?

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết