Văn khấn rước ông Táo về nhà ngày mồng 7 tháng Giêng và cách chuẩn bị lễ cúng
Cúng ông Táo ngày 7 tháng Giêng là một trong những nghi lễ truyền thống quan trọng của người Việt. Nếu bạn chưa biết cúng ông Táo mùng 7 thì hãy tham khảo ngay văn khấn rước ông Táo về nhà ngày mồng 7 tháng Giêng và cách chuẩn bị lễ cúng đón ông Táo về nhà ngày 7 tháng Giêng chuẩn nhất dưới đây của chúng tôi nhé!
Cúng ông Táo ngày 7 tháng Giêng là một trong những nghi lễ truyền thống quan trọng của người Việt.
Nội dung
Văn khấn rước ông Táo về nhà ngày mồng 7 tháng Giêng
Mời các bạn cùng tham khảo nhé!.
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
Con xin phép kính lạy chư vị Tôn thần Hoàng thiên Hậu thổ.
Kính lạy ngài… (mỗi năm sẽ có một quan hành khiển khác nhau) đương niên hành khiển năm…
Kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng và các ngài thần Thổ Địa, Táo quân, Long mạch Tôn thần.
Con xin kính lạy các vị cụ Tổ khảo, Tổ tỷ và nội ngoại tiên linh. Hôm nay ngày mùng 7 tháng Giêng năm…, chúng con là… hiện đang cư ngụ tại…
Hôm nay, chúng con thành tâm sửa biện hương hoa vật phẩm, trà tửu lễ nghi. Chúng con xin cung bày trước án, kính cẩn thưa trình như sau. Tiệc xuân nay đã mãn tàn, Tết Nguyên Đán cũng đã qua đi, hôm nay chúng con xin lễ tạ Tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.
Chúng con kính xin các vị phù hộ độ trì dương cơ âm trạch. Xin mọi chỗ tốt lành, con cháu được bình an, gia đạo hưng long được thịnh vượng.
Với lòng thành kính cẩn của chúng con, lễ bạc tiến dâng lên các ngài. Mong các ngài xét soi, cúi xin chứng giám.
Nam mô chứng minh sư Bồ Tát!
Nam mô chứng minh sư Bồ Tát!
Nam mô chứng minh sư Bồ Tát! (cúi lạy 3 lần)
Cách chuẩn bị lễ cúng đón ông Táo về nhà ngày 7 tháng Giêng
Cách chuẩn bị lễ đón ông Táo về nhà ngày 7 tháng Giêng là các bạn nên chuẩn bị mâm cúng đón ông Táo về nhà ngày 7 tháng Giêng một cách đầy đủ và thành tâm nhất.
Mâm lễ cúng rước ông Táo vào ngày 7/1 Âm lịch sẽ gồm mâm cúng mặn hoặc mâm cúng chay tùy vào phong tục và điều kiện của mỗi gia đình. Mâm cỗ mặn truyền thống để cúng ông Táo vào ngày mùng 7 Tết thường bao gồm các món ăn và lễ vật sau đây:
- 1 đĩa thịt lợn luộc.
- 1 đĩa xôi gấc hoặc xôi đỗ.
- 1 bát canh mọc hoặc canh măng.
- 1 đĩa rau xào thập cẩm.
- 1 đĩa giò cắt miếng.
- 1 chai rượu nhỏ.
- 1 đĩa hoa quả.
- 1 đĩa gạo.
- 1 đĩa muối.
- 1 đĩa trầu và cau.
- Tiền vàng…
Theo phong tục dân gian, lễ cúng ông Táo ngày 7 tháng Giêng các gia đình thường đặt mâm lễ ở ngoài trời. Tuy nhiên, ngày nay thay vì đặt mâm cúng ngoài trời thì các gia đình có thể cúng ông Táo ở bàn thờ chung với gia tiên cũng được mà không cần tách riêng.
Trên đây là văn khấn rước ông Táo về nhà ngày mồng 7 tháng Giêng và cách chuẩn bị lễ cúng đón ông Táo về nhà ngày 7 tháng Giêng. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết!
Bạn đang xem: Văn khấn rước ông Táo về nhà ngày mồng 7 tháng Giêng và cách chuẩn bị lễ cúng
Chuyên mục: Quà tặng & Lời chúc
Các bài liên quan
- Giấy tiền vàng mã cúng Thần Tài xong có đốt không?
- Mùng 7 Tết là ngày gì? Ý nghĩa ngày mùng 7 Tết
- Văn khấn ngày Vía Thần Tài 2022 chuẩn nhất (2 bài)
- Mùng 1 Tết có nên đi chùa không? 13 Điều kiêng kỵ khi đi chùa mùng 1 Tết
- Mùng 1 Tết có nên lì xì không? Lì xì mùng 1 Tết có xui không?
- Văn khấn mùng 7 Tết, bài cúng Khai hạ mùng 7 tháng Giêng chuẩn nhất