Giấy tiền vàng mã cúng Thần Tài xong có đốt không?
Giấy tiền vàng mã cúng Thần Tài xong có đốt không? Đây là câu hỏi mà khá nhiều người thắc mắc. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi ấy.
Giấy tiền vàng mã cúng Thần Tài xong có đốt không? Đây là câu hỏi mà khá nhiều người thắc mắc. Trong bài viết này, META sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi ấy.
Xem nhanh nội dung
Giấy tiền vàng mã cúng Thần Tài xong có đốt không?
Giống như nhiều lễ cúng khác trong văn hóa của người Việt Nam thì lễ cúng Thần Tài cũng cần chuẩn bị tiền vàng mã. Tuy nhiên giấy tiền vàng mã cúng Thần Tài có đốt không. Đây là điều mà khá nhiều người quan tâm.
Trên thực tế thì sau khi kết thúc lễ cúng Thần Tài, bạn hoàn toàn có thể đốt vàng mã. Tuy nhiên bạn cần lưu ý một số điểm sau đây:
- Chỉ được đốt vàng mã cúng Thần Tài sau khi hương cháy hết hoặc cháy được 2/3.
- Khi đốt vàng mã cúng Thần Tài, gia chủ cần chọn nơi sạch sẽ, khô ráo, có thể đốt ở trước cửa, trong các lư hóa vàng chuyên dụng hoặc ở góc sân, vườn.
- Khi đốt bạn cũng cần đốt cho cháy hết, tránh đốt nửa chừng.
Lễ vật cúng Thần Tài gồm những gì?
Bên cạnh bộ vàng mã cúng Thần Tài thì lễ cúng này cũng cần chuẩn bị các lễ vật khác như sau:
- Bộ tam sên, gồm 3 món: Thịt heo luộc hoặc quay, 3 quả trứng luộc, 3 con tôm hoặc cua luộc
- Cá lóc nướng nguyên con
- 1 mâm ngũ quả
- 1 lọ hoa tươi
- 1 bao thuốc lá
- 1 đĩa gạo và 1 đĩa muối trắng
- 2 bát hương
- 2 cây đèn nhỏ
- 1 khay nước gồm 3 cốc nước và 2 chén rượu
Bài khấn cúng Thần Tài
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
- Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
- Con kính lạy Thần tài vị tiền.
- Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là………………………………………
Ngụ tại………………………………………………
Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…………….
Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần).
Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được giấy tiền vàng mã cúng Thần Tài xong có đốt không. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Bạn đang xem: Giấy tiền vàng mã cúng Thần Tài xong có đốt không?
Chuyên mục: Quà tặng & Lời chúc
Các bài liên quan
- Cúng khai trương gà trống hay mái dịp đầu năm?
- Văn khấn Thần Tài ngày khai trương cửa hàng & mâm cúng
- 2 Bài cúng khai trương đầu năm 2022, văn khấn khai trương buôn bán chuẩn nhất
- 5 loại trái cây cúng ngày khai trương và cách bày mâm ngũ quả
- Ngày vía Thần Tài có nên bán vàng không? Bán vàng ngày Thần Tài có sao không?
- Văn khấn rước ông Táo về nhà ngày mồng 7 tháng Giêng và cách chuẩn bị lễ cúng