Từ chối không tiêm vaccine COVID-19 có bị xử phạt không?

Tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nhà nước yêu cầu mọi người dân cần tiêm ngừa vaccine để bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, một số người từ chối tiêm vaccine COVID-19. Vậy họ có bị xử phạt không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!

Tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nhà nước yêu cầu mọi người dân cần tiêm ngừa vaccine để bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, một số người từ chối tiêm vaccine COVID-19. Vậy họ có bị xử phạt không? Hãy cùng Điện máy XANH tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!

1Từ chối tiêm vắc-xin COVID-19 có bị xử phạt không?

Hiện tại, Việt Nam đã trải qua đợt 3 tiêm vaccine và số lượng người được tiêm là hơn 12 triệu người. Ngày 01/04/2020, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 447/QĐ-TTg về việc công bố dịch dịch truyền nhiễm COVID-19.

Các cơ quan, chức năng có quyền yêu cầu người trong vùng dịch, người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm hay người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đến vùng dịch để làm nhiệm vụ, nên đi tiêm chủng để phòng tránh và ngăn chặn bệnh lây nhiễm ra cộng đồng.

Các cơ quan, chức năng có quyền yêu cầu người trong vùng dịch tiêm vaccine

Tuy nhiên, một số người dân đã từ chối tiêm vaccine COVID-19. Liệu rằng họ có bị xử phạt hay không? Dựa theo Thông tư 38/2017/TT-BYT, nhà nước chưa bổ sung mục vaccine COVID-19, nên không có hình thức xử phạt nào cụ thể đối với người từ chối tiêm vaccine. Người dân chỉ bị phạt khi COVID-19 được xếp vào danh mục các bệnh truyền nhiễm buộc phải tiêm vaccine.

Những cơ quan, chức năng chỉ đang khuyến khích người dân chủ động tiêm chủng để bảo vệ sức khỏe của bản thân. Nếu các cơ quan có thẩm quyền ra quy định yêu cầu bắt buộc người có đủ điều kiện về sức khỏe, tuổi tác,... để tiêm chủng nhưng họ từ chối và không chịu tiêm vaccine thì sẽ bị xử phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Không có hình thức xử phạt nào cụ thể đối với người từ chối tiêm vaccine

2Danh mục các bệnh truyền nhiễm buộc phải tiêm vaccine

Căn cứ vào Thông tư số 38/2017/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành về danh mục các bệnh truyền nhiễm buộc phải tiêm vaccine COVID-19 như sau:

Tên bệnh truyền nhiễm Vắc xin, sinh phẩm y tế sử dụng
Bệnh viêm gan virus B Vắc xin viêm gan B đơn giá hoặc Vắc xin phối hợp có chứa thành phần viêm gan B
Bệnh lao Vắc xin lao 
Bệnh bạch hầu Vắc xin phối hợp có chứa thành phần bạch hầu
Bệnh ho gà Vắc xin phối hợp có chứa thành phần ho gà
Bệnh uốn ván Vắc xin phối hợp có chứa thành phần uốn ván hoặc Vắc xin uốn ván đơn giá
Bệnh bại liệt Vắc xin bại liệt uống đa giá hoặc Vắc xin bại liệt tiêm đa giá
Bệnh do Haemophilus influenzae týp b Vắc xin Haemophilus influenzae týp b đơn giá hoặc vắc xin phối hợp có chứa thành phần Haemophilus influenzae týp b
Bệnh sởi Vắc xin sởi đơn giá hoặc Vắc xin phối hợp có chứa thành phần sởi
Bệnh viêm não Nhật Bản B Vắc xin viêm não Nhật Bản B
Bệnh rubella Vắc xin phối hợp có chứa thành phần rubella
Bệnh tả Vắc xin tả
Bệnh dại
Vắc xin dại, huyết thanh kháng dại

3Một số lưu ý quan trọng sau tiêm vaccine COVID-19

1. Luôn có người hỗ trợ bên cạnh 24/24 giờ, ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm phòng COVID-19.

2. Không nên uống rượu bia và các chất kích thích ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm chủng. Bởi lẽ, rượu bia và các chất chứa caffein (trà, cà phê, nước tăng lực...) sẽ làm tăng tần số tim, tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim khi sử dụng quá nhiều. Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả khám sàng lọc, chỉ định tiêm chủng.

3. Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ:

Sau tiêm, cơ thể có thể bị sốt, dễ gây mất nước. Nên uống từ từ, chia nhỏ lượng uống, có thể bổ sung nước hoa quả như nước chanh, nước cam để cung cấp thêm vitamin C và vitamin A. 

Nếu buồn nôn và chán ăn sau tiêm, nên dùng thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như súp gà, cháo thịt bằm với đậu xanh,... và chia nhỏ bữa ăn.

4. Nếu thấy sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ tại vị trí tiêm: Tiếp tục theo dõi, nếu sưng to nhanh thì đi khám ngay, không bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau.

5. Thường xuyên đo thân nhiệt:

  • Nếu sốt dưới 38,5 độ C: Cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước. Không để nhiễm lạnh. Đo lại nhiệt độ sau 30 phút.
  • Nếu sốt từ 38,5 độ C trở lên: Sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 tiếng cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.

Thường xuyên đo thân nhiệt

Nguồn tham khảo: Thông tư 38/2017/TT-BYT, Quyết định số 447/QĐ-TTg và Bộ Y tế (Cập nhật ngày 28/08/2021)

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về việc từ chối tiêm vaccine COVID-19 có bị xử phạt không? Mọi thắc mắc vui lòng để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ nhé!

Bạn đang xem: Từ chối không tiêm vaccine COVID-19 có bị xử phạt không?

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết