Cách tính tiền bảo hiểm thai sản chuẩn nhất

Tiền bảo hiểm thai sản là chế độ được áp dụng cho cả lao động nam và nữ khi đủ điều kiện hưởng theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội. Việc nhận trợ cấp thai sản cần phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để có thể tính mức hưởng hỗ trợ thai sản của mình. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn cách tính tiền thai sản 2021 và giải đáp một số thắc mắc về việc tiền thai sản bao lâu thì có 2021, mức hưởng chế độ thai sản là bao nhiêu. Hãy tham khảo nhé!

Tiền bảo hiểm thai sản là chế độ được áp dụng cho cả lao động nam và nữ khi đủ điều kiện hưởng theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội. Việc nhận trợ cấp thai sản cần phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để có thể tính mức hưởng hỗ trợ thai sản của mình. Trong bài viết hôm nay, META sẽ chia sẻ đến bạn cách tính tiền thai sản 2021 và giải đáp một số thắc mắc về việc tiền thai sản bao lâu thì có 2021, mức hưởng chế độ thai sản là bao nhiêu. Hãy tham khảo nhé!

Tìm hiểu cách tính bảo chế độ thai sản 2021

Cách tính tiền thai sản 2021 cho nữ

Đối với từng trường hợp cụ thể mà lao động nữ sẽ được nhận tiền trợ cấp thai sản theo quy định. Cụ thể như sau:

Lao động nữ sinh con có mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc.

Trường hợp lao động nữ nghỉ khám thai

Căn cứ vào Điều 32, Khoản 1, Điều 39, Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 5 lần, mỗi lần 1 ngày.

Mức trợ cấp nghỉ chế độ đi khám thai = (100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ khám thai/24 ngày) x Số ngày nghỉ.

Trường hợp người lao động ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc nữ mang thai có bệnh lý/thai không bình thường: Người mẹ được nghỉ 2 ngày/lần khám thai.

Trường hợp lao động nữ nghỉ sinh

Căn cứ Khoản 1, Điều 39, Luật Bảo hiểm xã hội quy định, lao động nữ nghỉ sinh có mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Nếu trường hợp lao động nữ đóng BHXH chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản thai quy định tại Điều 32, Điều 33, các Khoản 2, 4, 5, 6, Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH. Công thức tính tiền thai sản như sau:

Mức hưởng 1 tháng = 100% x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc.

Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, lao động nữ nghỉ sinh sẽ được nhận số tiền trợ cấp thai sản tương ứng với số tháng nghỉ theo quy định. Thông thường, thời gian nghỉ của lao động nữ sinh con là 6 tháng, trường hợp con mất sau sinh hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi căn cứ theo quy định tại Điều 34, Luật BHXH 2014.

Trường hợp nhận trợ cấp 1 lần khi sinh con hoặc nhận con nuôi

Lao động nữ sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi sẽ được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 2 lần lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng nữ lao động nhận con nuôi.

Cách tính thai sản như sau:

Trợ cấp 1 lần - 2 x Mức lương cơ sở tại tháng sinh con/nhận con nuôi.

Lưu ý: Với trường hợp nhận con nuôi sẽ áp dụng cho cả lao động nam và nữ.

Mức hưởng chế độ thai sản

Trường hợp nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau sinh

Căn cứ theo quy định tại Điều 41, Luật BHXH 2014, lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản khoảng 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng, phục hồi sức khỏe khoảng 5 - 10 ngày. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Mức trợ cấp dưỡng sức 01 ngày = 30% x Mức lương cơ sở tại thời điểm nghỉ.

Năm 2021, mức lương cơ bản là 1,48 triệu đồng, theo đó mức trợ cấp dưỡng sức 1 ngày = 1.490.000 x 30% = 447.000 đồng.

Cách tính bảo hiểm thai sản cho chồng

Giống như lao động nữ, lao động nam cũng sẽ có quy định về chế độ thai sản rõ ràng và được hưởng trợ cấp thai sản theo từng trường hợp. Cụ thể như sau:

Trường hợp lao động nam có vợ sinh con

Căn cứ theo Khoản 2, Điều 34, Điểm B, Khoản 1, Điều 39, Luật BHXH 2014, lao động nam có vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản có mức hưởng được tính như sau:

Trợ cấp thai sản khi có vợ sinh con = (100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ khám thai/24 ngày) x Số ngày nghỉ.

Theo đó, số ngày nghỉ của nam lao động có vợ sinh con được quy định như sau:

  • Nghỉ 5 ngày làm việc.
  • Nghỉ 7 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.
  • Nếu vợ sinh đôi chồng được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày làm việc.

Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật: Lao động nam sẽ được nghỉ 14 ngày làm việc.

Trường hợp vợ sinh con mà người mẹ bị mất khi sinh: Người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ.

Trường hợp lao động nam nhận trợ cấp 1 lần khi vợ sinh con

Theo quy định tại Điều 38, Luật BHXH, trường hợp sinh con nhưng chỉ có bố tham gia BHXH thì bố được trợ cấp 1 lần bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con. Tiền thai sản của chồng được tính như sau:

Trợ cấp 1 lần khi vợ sinh con = 2 x Mức lương cơ sở tại tháng sinh con.

Trong đó: Mức lương cơ sở năm 2021 là 1,49 triệu đồng, vì thế mức trợ cấp 1 lần khi vợ sinh con mà nam lao động được nhận =1.490.000 x 2 = 2,98 triệu đồng.

Cách tính tiền thai sản cho chồng

Khi nào nhận được tiền thai sản 2021?

Cơ quan BHXH chi trả tiền thai sản cho người lao động trong vòng:

  • 6 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người sử dụng lao động;
  • 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động thôi việc trước khi sinh, nhận con nuôi.

Trên đây là cách tính tiền thai sản 2021 mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!

Bạn đang xem: Cách tính tiền bảo hiểm thai sản chuẩn nhất

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết