Nợ xấu là gì? Cách kiểm tra nợ xấu cá nhân để kịp thời xử lý

Nợ xấu là khoản nợ thanh toán trễ hạn so với cam kết khi bạn vay mượn tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng. Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về nợ xấu là gì và cách kiểm tra nợ xấu cá nhân để kịp thời xử lý ra sao nhé!

Nợ xấu là khoản nợ thanh toán trễ hạn so với cam kết khi bạn vay mượn tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng. Cùng Điện máy XANH tìm hiểu chi tiết hơn về nợ xấu là gì và cách kiểm tra nợ xấu cá nhân để kịp thời xử lý ra sao nhé!

1Nợ xấu là gì? Tại sao bạn mắc nợ xấu?

Định nghĩa nợ xấu

Nợ xấu là khoản nợ mà người vay không thể trả nợ theo đúng thời hạn thanh toán (tối đa là 90 ngày) được đề ra trong bản cam kết hợp đồng tín dụng cho vay giữa người đó với ngân hàng.

Vì thế, nếu đã bị liệt kê vào danh sách khách hàng nợ xấu trên CIC (viết tắt của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam) thì cá nhân đó gặp rất nhiều khó khăn trong những lần vay vốn tiếp theo từ ngân hàng hoặc một tổ chức tín dụng nào trên thị trường.

Nợ xấu là gì

Phân nhóm nợ xấu

Theo quy định của hệ thống CIC đã phân chia người vay nợ thành 5 nhóm cụ thể như sau:

- Nhóm Nợ đủ tiêu chuẩn:

  • Là khách hàng đã thanh toán nợ gốc và lãi đúng thời hạn cam kết, hoặc không trễ quá 10 ngày.

- Nhóm Nợ cần lưu ý:

  • Là khách hàng thanh toán nợ trễ thời hạn từ 10 - 30 ngày.
  • Các khoản nợ cần phải cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.

- Nhóm Nợ dưới tiêu chuẩn:

  • Là khách hàng thanh toán trễ thời hạn từ 30 - 90 ngày.
  • Các khoản nợ cần phải được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu (không quá hạn dưới 30 ngày) và theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu.
  • Khách hàng được giảm hoặc miễn trả lãi suất do không đủ khả năng chi trả như ban đầu cam kết trong bản hợp đồng tín dụng vay.

- Nhóm Khoản nợ nghi ngờ có thể mất vốn:

  • Là khách hàng không thể thanh toán nợ từ 90 - 180 ngày.
  • Các khoản nợ cần phải được cơ cấu lại theo thời hạn trả nợ lần đầu (có thời gian trễ hạn từ 30 - 90 ngày) và theo thời hạn trả nợ đã từng được cơ cấu lại lần đầu.
  • Những khoản nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần 2.

- Nhóm Khoản nợ có khả năng mất vốn:

  • Là khách hàng trả nợ quá hạn 180 ngày.
  • Là những khoản nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu (quá hạn từ 90 ngày trở lên).
  • Là các khoản nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần 2 mà quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần 2.
  • Là khoản nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần 3 trở lên, kể cả trường hợp chưa bị quá hạn nhưng được đánh giá cao về khả năng bị mất vốn cho vay.

Phân loại nợ xấu

Các lý do hay gặp làm phát sinh nợ xấu

Trong thời gian vay nợ, người vay có thể gặp phải rất nhiều lý do khiến cho món nợ trở nên xấu và được ghi nhận trên Trung tâm tín dụng, làm ảnh hưởng đến khả năng vay vốn cho những lần kế tiếp. Cụ thể những lý do đó là:

  • Mua hàng trả góp nhưng thanh toán trễ hạn, không đúng với thời hạn cam kết trong bản hợp đồng trả góp.
  • Cố tình không thanh toán tiền nợ, làm cho khoản nợ bị chuyển thành nợ xấu quá thời hạn.
  • Thanh toán trễ thời hạn liên tục.
  • Không thanh toán, khiến cho tài sản thế chấp bị gán nợ.
  • Bị kiện ra tòa do cá nhân đó có khoản nợ phát sinh với doanh nghiệp hoặc cá nhân khác.
  • Quên hoặc không chấp nhận đóng các khoản phí phạt (do quá hạn thanh toán), làm cho khoản phí phạt này chuyển thành khoản nợ quá hạn.

Nhiều nguyên nhân có thể khiến bạn bị trói buộc trong các khoản nợ xấu

2Các cách tra cứu nợ xấu

Để kiểm tra nợ xấu, bạn sẽ cần có tải khoản trên CIC. Việc tra cứu nợ xấu có thể được thực hiện trên website hoặc ứng dụng điện thoại của CIC.

Cách 1: Tra cứu nợ trên hệ thống website CIC

Bước 1: Mở trình duyệt trên thiết bị và truy cập vào website: www.cic.gov.vn. Sau đó, bạn chọn mục Đăng nhập nằm ở phía trên - bên phải màn hình rồi tiến hành đăng nhập với tên và mật khẩu của mình. Sau khi nhập xong, nhấn Đăng nhập.

Đăng nhập hệ thống

  

Bước 2: Sau khi đăng nhập vào tài khoản cá nhân của bạn, hãy chọn mục Khai thác báo cáo và làm theo hướng dẫn để tra cứu được khoản nợ xấu (nếu có) của bạn. Báo cáo được gửi về sẽ tương tự như hình dưới.

Báo cáo tín dụng

Cách 2: Tra cứu nợ qua ứng dụng CIC

Ngoài việc tra cứu trực tiếp trên website CIC, bạn có thể tra cứu nợ qua ứng dụng CIC bằng cách tải app này về điện thoại của bạn:

  • Tải cho iOS: TẠI ĐÂY
  • Tải cho Android: TẠI ĐÂY

Sau đó, bạn tiến hành truy cập vào ứng dụng CIC như sau:

Bước 1: Cho phép ứng dụng CIC truy cập vào thông tin trên điện thoại

Nếu bạn vừa mới tải ứng dụng CIC về máy thì sau khi cài đặt và mở ứng dụng, bạn cần cho phép CIC truy cập vào thông tin trên điện thoại bằng cách nhấn Tiếp. Trường hợp bạn đã cài đặt ứng dụng CIC rồi thì hãy bỏ qua bước này nhé!

Cho phép ứng dụng truy cập vào hệ thống

Bước 2: Bạn tiến hành Đăng nhập tài khoản của mình trên hệ thống CIC thông qua Số điện thoại và Mật khẩu. Nếu bạn chưa có tài khoản thì hãy nhấp vào nút Đăng ký và thực hiện theo yêu cầu của hệ thống nhé!

Đăng nhập tài khoản

Bước 3: Bạn vào mục Khai thác báo cáo. Tính năng này cho phép bạn:

  • Xem các báo cáo tín dụng thể nhân đã mua. Khi bấm vào xem một báo cáo bất kỳ, bạn sẽ thấy xếp hạng tín dụng bản thân cùng các thông tin khác liên quan đến khoản nợ.
  • Khai thác báo cáo mới (Bằng cách nhấn Khai thác BC rồi làm theo hướng dẫn để mua báo cáo).

Khai thác báo cáo

Khi báo cáo tín dụng thể nhân của bạn đã sẵn sàng, bạn có thể xem được chi tiết các thông tin về khoản nợ cá nhân cùng xếp hạng tín dụng như hình dưới.

Báo cáo tín dụng

3Nên làm gì khi dính nợ xấu?

Khi bị dính nợ xấu, bạn cần bình tĩnh để giải quyết vấn đề như sau:

Bước 1: Liên hệ với ngân hàng (hoặc công ty tín dụng) vay mượn để làm rõ thông tin về các khoản nợ xấu hiện có.

Bước 2: Cố gắng thanh toán các khoản nợ xấu trong thời gian sớm nhất:

  • Với các khoản vay có giá trị dưới 10 triệu đồng: Sau khi bạn thanh toán xong khoản nợ xấu thì hệ thống CIC sẽ xóa thông tin lịch sử nợ xấu của bạn, tránh gây phiền phức cho bạn vào những lần vay mượn tiếp theo tại các ngân hàng hoặc công ty tín dụng.
  • Với khoản vay có giá trị lớn hơn 10 triệu đồng: Sau khi bạn thanh toán xong khoản nợ xấu thì hệ thống CIC sẽ bắt đầu xóa thông tin các khoản nợ xấu của bạn sau 5 năm.

Ngoài ra, cho dù đã bị hoặc chưa bị vướng phải nợ xấu thì bạn cũng cần cảnh giác cao độ trước các lời mời, quảng cáo về việc xóa nợ xấu nhanh chóng. Thông tin lịch sử tín dụng trên CIC được quản lý bởi Ngân hàng Nhà nước, đây là công cụ mà hầu hết các ngân hàng và các công ty tín dụng nào cũng sẽ dựa vào đó để cân nhắc cho khách hàng muốn vay mượn.

Vì thế, không có bất kì cá nhân hoặc tổ chức quảng cáo nào có thể can thiệp, như việc xóa tẩy các thông tin về khoản nợ xấu của bạn đâu nhé!

Cảnh giác với nợ xấu

4Cách phòng tránh nợ xấu

Để tránh gặp phải nợ xấu, bạn cần chú ý một số vấn đề như sau:

Bảo mật các thông tin cá nhân tuyệt đối

Bạn cần bảo mật các thông tin cá nhân tuyệt đối, gồm các giấy tờ tùy thân (như Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, sổ hộ khẩu, hộ chiếu,…) và hình ảnh của mình, tránh đưa cho người khác và kể cả người quen sử dụng không rõ mục đích.

Vì hiện nay, nhiều trường hợp khách hàng bị làm giả giấy tờ tùy thân để đi vay mượn tại các ngân hàng và tổ chức tín dụng, xuất hiện các nợ xấu trên CIC mà bản thân khách hàng không hề biết.

Không chia sẻ mật khẩu OTP

Khi thực hiện giao dịch tín dụng qua ngân hàng hay các tổ chức tài chính, mã OTP sẽ được gửi đến điện thoại của bạn. Việc để lộ mã này cho người khác có thể dẫn đến nhiều rủi ro bảo mật. Bạn hãy đề cao cảnh giác và không chia sẻ cho bất kỳ ai nhé!

Tra cứu tín dụng trên CIC thường xuyên

Trường hợp, nếu bạn có vay mượn tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng thì hãy dành chút thời gian tra cứu thông tin lịch sử tín dụng trên CIC để kịp thời phát hiện những điều bất thường.

Với những chia sẻ phía trên, hy vọng bạn đã hiểu hơn về nợ xấu là gì, cùng với cách kiểm tra nợ xấu cá nhân ra sao để kịp thời xử lý, nhằm tránh làm ảnh hưởng đến việc vay vốn của bạn vào những lần tới tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng nhé!

Bạn đang xem: Nợ xấu là gì? Cách kiểm tra nợ xấu cá nhân để kịp thời xử lý

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết