Những thói quen xấu trước khi ngủ khiến giảm tuổi thọ, cơ thể già nua, bỏ nhanh còn kịp
Giấc ngủ rất quan trọng với sức khỏe con người. Một giấc ngủ ngon có thể khiến cơ thể hồi phục kì diệu sau một ngày làm việc mệt mỏi. Tuy nhiên, có rất nhiều người mắc phải các thói quen xấu trước khi đi ngủ, khiến cho giấc ngủ không ngon, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Xem điện thoại
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ánh sáng xanh phát ra từ màn hình điện thoại có thể gây ra rối loạn giấc ngủ. Theo đó, ánh sáng xanh ức chế sự tiết melatonin từ cơ thể con người, khiến não ảo tưởng rằng đó là ban ngày, dẫn đến não vẫn ở trạng thái tỉnh táo. Tốt nhất bạn nên tắt máy tính và điện thoại trước khi ngủ khoảng 1 tiếng đồng hồ.
Không cởi áo ngực, khuyên tai và đồng hồ trước khi đi ngủ
Ngủ trong khi vẫn mặc nguyên đồ lót sẽ làm tăng gánh nặng lên ngực và cản trở sự phát triển tự nhiên của bầu ngực. Khi bạn ngủ, cơ thể bạn sẽ chịu áp lực của áo ngực trong trạng thái cài khuy thật chặt.
Ngoài ra, các vật thể như trang sức hay đồng hồ, đồ dùng thời trang mà bạn đeo thêm ở bên ngoài không thể làm thư giãn hoàn toàn làn da, vì vậy mọi người sẽ có cảm giác không thể ngủ ngon.
Trước khi đi ngủ, nên tháo đồ trang sức như bông tai, đồng hồ, dây chuyền, v.v. và để làn da của bạn có thể thư giãn hoàn toàn trong khi đi ngủ. Điều này sẽ giúp lưu thông máu và giúp bạn ngủ ngon hơn.
Để da mặt bẩn đi ngủ
Ban ngày, da mặt bạn đã phải tiếp xúc với rất nhiều bụi bẩn và vi khuẩn, nên nếu không được làm sạch sẽ tạo điều kiện cho mụn sinh sôi và nảy nở khắp nơi. Thế nên để có được làn da khỏe đẹp, tươi trẻ bạn cần vệ sinh da mặt trước khi ngủ.
Không tháo kính áp tròng hoặc keo mí mắt, lông mi giả trước khi đi ngủ
Trong khi ngủ, bạn cần đặc biệt chú ý cách làm sao để làm cho da mắt được thư giãn tối đa. Nếu bạn gái đang dùng kính áp tròng, dán mi mắt hay lông mi giả thì nên tháo ra trước khi ngủ.
Nếu bạn ngủ với miếng dán mí trong một thời gian dài sẽ thúc đẩy quá trình hình thành ra các nếp nhăn và chân chim trên mắt. Chỉ bằng cách để mắt thư giãn, bạn mới có thể thư giãn và chìm vào giấc ngủ sâu hoàn toàn.
Tập thể dục quá mức trước khi đi ngủ
Tập thể dục quá mức có thể gây ra mệt mỏi, và tập thể dục có thể khiến não quá phấn khích và khiến mọi người có chất lượng giấc ngủ kém hơn.
Tập thể dục quá mức cũng làm cho bạn có thể xuất hiện các triệu chứng ngáy vào ban đêm dễ dàng hơn. Ngáy cũng là một yếu tố dự đoán cơ thể của một người hoạt động như thế nào, liên quan đến chất lượng giấc ngủ tốt hay kém.
Uống trà hoặc cà phê trước khi đi ngủ
Một số người đặc biệt thích mua để uống một tách trà sữa hoặc một tách cà phê trước khi đi ngủ giống như là một thói quen yêu chiều bản thân. Điều này đơn giản là vì họ thích làm như vậy để có cảm giác thư giãn. Nhưng chính vì sở thích này mà họ có thể khiến mình đi đến chứng mất ngủ.
Để đầu ướt khi nằm ngủ
Đi ngủ với mái tóc chưa khô làm da đầu có nguy cơ nhiễm lạnh. Các mạch máu bị ảnh hưởng và gây cản trở sự lưu thông dẫn đến chứng đau đầu mãn tính. Chưa kể đến việc bạn đi ngủ với cái đầu ướt rất dễ dẫn đến tình trạng bị nấm đầu, ngứa đầu, rụng tóc.
Ngủ ngược gió
Lúc ngủ thì khả năng thích nghi với những thay đổi môi trường của bạn sẽ giảm nên dễ bị cảm lạnh. Vì vậy nên để nhiệt độ ở mức thích hợp, không ngủ ngược chiều gió. Nơi ngủ nên tránh gió, cách giường ra khỏi cửa sổ, cửa ra vào một khoảng nhất định.
Dùng chăn trùm đầu
Việc trùm chăn dễ gây ra hiện tượng khó thở, chưa kể bạn có thể hít khí carbon dioxide do chính mình thở ra, cực kỳ bất lợi cho sức khỏe. Đối với trẻ nhỏ, trùm chăn khi ngủ còn dẫn đến nguy cơ ngạt thở.
Gối không phù hợp
Sử dụng gối quá cao dễ dẫn đến khó chịu ở cổ hoặc gù lưng, còn gối quá thấp dễ gây ra “gối trượt”. Theo đó, chiều cao của gối dành cho người lớn là 8-12 cm, có độ mềm mại và độ cứng vừa phải.
Cách để có giấc ngủ ngon
Chọn tư thế ngủ đúng
Nằm ngửa khi ngủ là cách tốt nhất để giảm chứng mất ngủ vì lúc này cả đầu, cổ và cột sống được nghỉ ở tư thế trung lập. Mặc dù không có nhiều người ngủ với tư thế này, các bác sĩ khuyến cáo rằng đây là tư thế tốt nhất để có một giấc ngủ ngon.
Kiểm soát ăn uống
Kiểm soát lượng thức ăn tiêu thụ vào chiều tối vì nó có thể là nguyên nhân làm bạn đầy bụng và không ngủ tốt. Tránh uống những thứ chứa cồn hoặc caffein ngay trước khi ngủ vì chúng sẽ gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ. Thay vào đó, bạn có thể tắm vòi hoa sen ấm, làm người sạch sẽ, thư thái và uống một ly sữa ấm.
Tạo cho mình một không gian ngủ thích hợp
Một tấm nệm sần sùi, cũ và chất lượng kém có thể là nguyên nhân gây ra mất ngủ và ngủ không ngon. Bên cạnh đó, bạn sử dụng ga trải giường bằng cotton vì chúng không làm ngứa ngáy. Một mẹo nhỏ nữa là bạn nên dùng gối sa-tanh thay vì cotton vì nó tạo cảm giác dễ chịu, mát mịn khi kê má nằm ngủ. Nhiệt độ phòng tốt nhất để ngủ là từ 26-28 độ C. Phòng ngủ cần phải đảm bảo không khí lưu thông.
Làm nhẹ bàng quang
Bạn không nên uống quá nhiều chất lỏng trước khi ngủ vì bạn sẽ phải dậy giữa đêm do buồn đi tiểu tiện. Điều này làm gián đoạn giấc ngủ say và có thể gây nên triệu chứng mất ngủ sau đó. Bạn nên làm nhẹ bàng quang trước khi lên giường ngủ để mang lại cảm giác dễ chịu và nhẹ nhõm.
Không căng thẳng
Một cách quan trọng để ngủ ngon là loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực ra khỏi tâm trí. Tiếng mưa rơi và tiếng nhạc nhỏ nhẹ giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng và ngủ ngon. Nếu bạn là người hay lo nghĩ, tránh nghĩ về những điều xảy ra trong ngày. Bạn cũng không nên tưởng tượng về những thứ ghê sợ hoặc bạo lực. Nếu bạn cảm thấy mình bị phân tâm quá nhiều, hãy chơi một giai điệu và thả hồn vào âm nhạc.
Không dùng thiết bị điện tử
Bóng tối hoàn toàn rất cần thiết vì ánh sáng gây ức chế các hormon ngủ cũng như tăng nhiệt độ cơ thể bằng cách sản xuất hoóc- môn cortisol làm bạn có cảm giác tỉnh táo. Nhiều người có thói quen kiểm tra mạng xã hội hoặc để giải trí trước khi đi ngủ. Điện thoại, tivi và máy tính có ảnh hưởng và thu hút chúng ta. Chúng làm não thức giấc, hoạt động và phải cảnh giác. Vì vậy, để ngủ ngon hơn, bạn không nên sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ.
Bạn đang xem: Những thói quen xấu trước khi ngủ khiến giảm tuổi thọ, cơ thể già nua, bỏ nhanh còn kịp
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe