Những lỗi thường gặp ở máy trợ giảng và cách khắc phục

Hiện nay nhu cầu sử dụng máy trợ giảng ngày càng lớn, trong quá trình sử dụng máy trợ thường gặp những lỗi, ảnh hưởng đến chất lượng nghe,  nói. Khi gặp những tình hướng như vậy người dùng hãy đọc bài viết sau đây và tự tìm hiểu cách khắc phục ngay tại nhà. Đây chắc chắn sẽ là cách khắc phục lỗi ở máy trợ giảng hiệu quả dành cho bạn. 

Nguyên lý hoạt động của máy trợ giảng khá đơn giản, tuy nhiên, đối với những người không biết về chúng thì việc xử lý những sự cố nho nhỏ không phải việc dễ dàng. Sau đây, META sẽ cũng cấp cho bạn một số thông tin hữu ích để khắc phục những lỗi đó.

1. Khắc phục tiếng rú ở máy trợ giảng

Đây là lỗi cơ bản thường gặp, do sóng âm được thu vào mic bị khuếch đại nhiều lần gây tiếng rú. Các khắc phục bạn hãy để lệch hướng một chút so với miệng hoặc để mic ra xa loa, bạn sẽ khăc phục được tình trạng này.

Những tiếng hú khi sử dụng máy trợ giảng luôn khiến người nghe khó chịu

Những tiếng hú khi sử dụng máy trợ giảng luôn khiến người nghe khó chịu

2. Máy trợ giảng và mic bắt sóng không tốt

Lý do rất đơn giản là Micro đã hết pin, bạn thay pin cho micro nhé. Ngoài ra có tình trạng Micro trong khu vực đó bị triệt tiêu sóng vì trùng tần số nào đó xung quanh. Lúc đó bạn có thể di chuyển loa sang một vị trí khác sẽ ổn thôi.

3. Lỗi không đọc được USB ở máy trợ giảng

Một số máy trợ giảng trang bị thêm khe cắm USB để phát nhạc. Khi cắm USB vào máy không đọc được thì hãy xem lại, có thể do USB dung lượng quá lớn như 32Gb làm khe đọc rất chậm, bạn nên dùng khoảng 4Gb trở xuống là tốt nhất. Hoặc bạn đã copy file không đúng định dạng, hiện nay khe cắm USB hỗ trợ tốt nhất đuôi ".mp3", các đuôi khác thì tùy theo máy, để an toàn bạn nên dùng ".mp3" nhé.

Máy trợ giảng sẽ là thiết bị không thể thiếu với các thầy cô

Máy trợ giảng sẽ là thiết bị không thể thiếu với các thầy cô

4. Âm thanh ở máy trợ giảng phát ra bị rè

Máy trợ giảng cũng là một loại loa nên sẽ có các núm chỉnh Bass, Treble, low... Nghe như bị nghẹt mũi là do Treble hơi yếu và dư Bass. Với trường hợp giọng bị thé thì do điều ngược lại. Chỉ cần chỉnh lại cho vừa với giọng của mình là được nhé.

Và một nguyên nhân nữa là âm thanh của máy trợ giảng bị rè thường là do pin yếu hoặc do loa hết pin. Lỗi này thường người mới sử dụng bị lúng túng không biết xử lý. Khi thấy lỗi này bạn thử thay pin cho mic hoặc sạc pin cho loa.

5. Tiếng loa máy trợ giảng phát ra khó nghe giọng the thé

Lỗi này ở máy trợ giảng có thể do nút âm cao (Treble) hơi yếu và nút âm trầm (bass) hơi yếu. Bạn cần cân chỉnh lại cho vừa với giọng nói. Ví dụ nếu chỉ cần diễn giải bạn nên để bass ở 11 và Treble ở 14, hoặc một số nút khác như Low, Mid, Hing.

Các lỗi của máy trợ giảng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh bạn cần khắc phục ngay

Các lỗi của máy trợ giảng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh bạn cần khắc phục ngay

Đây là những lỗi chắc chắn các bạn thường xuyên gặp khi sử dụng thiết bị trợ giảng. Hãy đọc để có những kiến thức thực tế và bổ ích khi bạn sử dụng máy trợ giảng nhé.

Bạn đang xem: Những lỗi thường gặp ở máy trợ giảng và cách khắc phục

Chuyên mục: Máy văn phòng

Chia sẻ bài viết