Nhóm máu AB là nhóm máu gì? Đặc điểm và cách nhận biết nhóm máu AB

Nhóm máu AB là nhóm máu gì? Đặc điểm và cách nhận biết nhóm máu AB như thế nào? Hãy đọc bài viết sau đâu của chúng tôi để tìm hiểu rõ hơn về nhóm máu AB các bạn nhé!

Đặc điểm nhóm máu AB là gì?

Đặc điểm nhóm máu AB là gì?

Nhóm máu AB là gì?

Theo như những nghiên cứu của Hội Huyết học Mỹ (American Society of Hematology - ASH) thì trên bề mặt của các hồng cầu có các protein gắn với carbohydrates, đây được coi là các kháng nguyên và là dấu hiệu để xác định xem bạn thuộc nhóm máu nào. Hiện nay, với sự phát triển tiên tiến của khoa học kỹ thuật đã phát hiện được hơn 30 nhóm máu khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là các hệ nhóm máu ABO và Rh(D), trong đó nhóm máu AB là nhóm máu thuộc hệ ABO.

Trên các tế bào hồng cầu của nhóm máu A sẽ có sự hiện diện của kháng nguyên A và trong huyết tương sẽ xuất hiện kháng thể B. Trên các tế bào hồng cầu của nhóm máu B thì ngược lại sẽ có kháng nguyên B và trong huyết tương có kháng thể A. Trên tế bào hồng cầu của nhóm máu AB sẽ có cả hai kháng nguyên A và B, trong huyết tương của nhóm máu AB lại không có kháng thể nào. Chính vì lý do này mà nhóm máu AB Rh+ (AB-) có thể nhận máu từ bất kỳ người nào. Tuy nhiên, vì sự xuất hiện của hai kháng nguyên A và B trên tế bào hồng cầu nên những người thuộc nhóm máu AB chỉ có thể hiến cho người cùng nhóm AB mà thôi.

Đặc điểm của nhóm máu AB

Nhóm máu AB có khá nhiều đặc điểm khác biệt so với những nhóm máu còn lại.

Nhóm máu AB có mấy loại?

Như đã đề cập, trên bề mặt các tế bào hồng cầu của máu có những protein gắn với carbohydrates, đây chính là dấu hiệu cơ bản giúp xác định tế bào máu thuộc nhóm nào. Trong đó, hệ nhóm máu Rhesus được chia làm 2 nhóm là nhóm Rh+ và nhóm Rh-. Nếu trên tế bào hồng cầu có kháng nguyên Rh thì nghĩa là dương tính với Rh (Rh+, RH positive) và ngược lại thì là mang hệ nhóm máu Rh- (Rh negative). Yếu tố hệ nhóm máu Rhesus sẽ quy định nhóm máu dương hay âm tính và thường viết ngay sau tên nhóm máu.

Mỗi nhóm máu A, B, AB và O đều được chia thành 2 hệ nhóm máu nhỏ hơn là Rh+ và Rh-. Do vậy, nhóm máu AB cũng có 2 loại là nhóm máu AB Rh+ (nhóm máu AB+) và nhóm máu AB Rh- (nhóm máu AB-).

Nhóm máu AB có hiếm không?

Những người thuộc nhóm máu AB được coi là nhóm máu rất hiếm và đặc biệt, bởi vì nhóm máu AB có cả kháng nguyên A và B trên bề mặt hồng cầu, tuy nhiên nhóm máu này lại không có kháng thể trong huyết tương. Khoa Y khoa của trường Đại học Stanford của Mỹ (Stanford University) đã tiến hành khảo sát và tính tỷ lệ nhóm máu của dân số nói chung và cho kết quả như sau:

  • Nhóm máu AB+ (Rh+): Chiếm 3,4%.
  • Nhóm máu AB- (Rh-): Chiếm 0,6%.

Nhóm máu AB truyền được cho những nhóm máu nào?

Như đã nói ở phần đầu, nhóm máu AB có hiện diện của cả hai kháng nguyên A và B trên tế bào hồng cầu nên những người có nhóm máu AB chỉ có thể truyền máu cho những người có cùng nhóm máu AB với họ. Trong trường hợp nhóm máu AB có hệ Rh- thì lại chỉ có thể nhận máu từ những người có cùng nhóm máu AB có Rh- mà thôi, nguyên nhân là vì nếu nhận từ những người có hệ Rh+ thì có thể gây ra những tai biến nguy hiểm không lường trước được khi truyền máu.

Nhóm máu AB nhận được nhóm máu nào?

Những người có nhóm máu AB đặc biệt có thể là do di truyền, có nghĩa là sở hữu gen A từ bố và gen B từ mẹ. Những người sở hữu nhóm máu hiếm AB này lại chiếm một lợi thế lớn đó là có thể nhận được bất kỳ loại máu nào, đặc biệt là nhóm máu AB+ (Rh+).

Nhóm máu AB có tốt không?

Theo tỷ lệ thống kê cho thấy, những người có nhóm AB thường có nguy cơ cao mắc các bệnh về bệnh tâm thần phân liệt hơn so với các nhóm máu khác và có khuynh hướng di truyền. Đối với những người mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ thì nhóm máu AB cũng chiếm đa số. Nhóm AB cũng có tỷ lệ bệnh mắc các bệnh nguy hiểm như ung thư, kết hạch hoặc thiếu máu khi có thai thấp hơn nhiều so với các nhóm máu khác. Người có nhóm máu AB này có tỷ lệ bị đột quỵ thấp nhưng lại dễ mắc bệnh động mạch vành và tỷ lệ nhồi máu cơ tim khá cao. Ngoài ra, những phụ nữ có nhóm AB thường có nguy cơ dễ mắc ung thư cổ tử cung.

Nhóm máu AB có hay bị muỗi đốt không?

Hiện nay, chưa có một bằng chứng cụ thể nào chứng minh được tại sao một người lại hay bị muỗi đốt, người thì không. Các nhà khoa học đã cho rằng, nguyên nhân người bị muỗi đốt nhiều có thể là do lượng protein có trong máu của họ cao. Nghiên cứu này chỉ ra người hay bị muỗi đốt nhất theo thứ tự là nhóm máu O, tiếp theo là nhóm máu A, nhóm máu B và cuối cùng là nhóm máu AB. Do vậy, câu trả lời cho câu hỏi trên là nhóm máu AB thường ít bị muỗi đốt nhất.

Tuy nhiên, bất cứ ai cũng có thể bị muỗi đốt, do vậy, các bạn nên cẩn thận và có thể tham khảo trang bị một số sản phẩm như đèn diệt côn trùng, đèn xông tinh dầu hay vợt muỗi trong nhà để tránh bị muỗi đốt nhé!

>>> Xem thêm:

Cách nhận biết nhóm máu AB như thế nào?

Thông qua xét nghiệm

Cách nhận biết nhóm máu AB như thế nào?

Máu là thành phần quan trọng tạo nên đặc điểm sinh học riêng của cơ thể cơ người. Cách nhận biết nhóm máu chính xác nhất hiện nay là tiến hành xét nghiệm. Xét nghiệm nhóm máu thường được tiến hành bằng việc sử dụng máu của bạn, sau khi phân tích loại kháng nguyên có trong bề mặt hồng cầu của máu và kháng thể xuất hiện trong huyết thanh trong máu của bạn thì bác sĩ sẽ đưa ra kết luận bạn sẽ thuộc nhóm máu nào.

Như đã nói ở trên, nhóm máu có 2 hệ cơ bản là nhóm máu hệ ABO và nhóm máu hệ Rh. Khi phân tích máu, nếu bề mặt hồng cầu của người đó có kháng nguyên A thì đồng nghĩa với việc người đó mang nhóm máu A. Nếu bề mặt hồng cầu của người đó chứa kháng nguyên B thì đồng nghĩa với việc người đó mang nhóm máu B. Nếu trên bề mặt hồng cầu đồng thời không xuất hiện cả hai kháng nguyên A hoặc B thì người đó mang nhóm máu O. Ngược lại, nếu trên bề mặt hồng cầu xuất hiện đồng thời cả hai kháng nguyên A và B thì người đó mang nhóm máu AB.

Không thông qua xét nghiệm

Cách nhận biết nhóm máu AB như thế nào?

Nếu không có thời gian và điều kiện để làm xét nghiệm máu, các bạn có thể sử dụng công cụ thử máu để biết nhóm máu của mình. Đây là cách nhận biết nhóm máu AB khá nhanh và quy trình thực hiện cũng rất đơn giản nữa, các bạn có thể tự làm ở nhà. Các bạn có thể mua bộ thiết bị nhận biết nhóm máu này online trên mạng. Tuy nhiên, các bạn nhớ chọn địa chỉ bán hàng chính hãng và uy tín để tránh tiền mất tật mang nhé.

Sau khi thực hiện xét nghiệm máu với bộ dụng cụ này, các bạn sẽ quan sát hiện tượng và đưa ra kết luận dựa trên cơ sở lý thuyết như sau:

  • Nếu máu không bị vón cục thì bạn thuộc nhóm máu O.
  • Nếu máu vón cục ở vùng anti-A thì bạn thuộc nhóm máu A.
  • Nếu máu vón cục ở vùng anti-B thì bạn thuộc nhóm máu B.
  • Nếu máu vón cục ở vùng anti-A và anti-B thì bạn thuộc nhóm máu AB.

*Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tài liệu y khoa.

Hy vọng, những thông tin vừa rồi là hữu ích đối với bạn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!.

>>> Xem thêm:

Bạn đang xem: Nhóm máu AB là nhóm máu gì? Đặc điểm và cách nhận biết nhóm máu AB

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết