Nghén ngủ là gì, xuất hiện khi nào? Mẹ bầu nghén ngủ có tốt không?
Nhiều mẹ bầu thường hay than vãn gặp phải tình trạng nghén ngủ. Vậy nghén ngủ là gì, xuất hiện khi nào? Mẹ bầu nghén ngủ có tốt không? Hãy tham khào bài viết này để có được câu trả lời bạn nhé.
Xem nhanh nội dung
Nghén ngủ là gì?
Nghén ngủ là một triệu chứng xuất hiện ở những phụ nữ có thai, khiến họ ngủ nhiều hơn, có thể ngủ mọi lúc mọi nơi. Theo các chuyên gia, một người bình thường, khỏe mạnh có thể ngủ từ 7 đến 9 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên thói quen và thời gian ngủ của mỗi người cũng có thể khác nhau. Còn biểu hiện của việc nghén ngủ ở các bà bầu đó chính là tần suất ngủ tăng cao hơn bình thường, thường xuyên ngáp ngủ, ngáp nhiều và giấc ngủ thường kéo dài hơn so với bình thường (hầu hết thời gian ngủ của bà bầu nghén ngủ sẽ kéo dài từ 10 đến 12 tiếng mỗi ngày).
Nghén ngủ xuất hiện khi nào?
Thông thường, tình trạng nghén ngủ ở phụ nữ mang thai sẽ xuất hiện vào 3 tháng đầu của thai kỳ (tam cá nguyệt thứ nhất). Nguyên nhân của tình trạng này đó chính là xuất phát từ việc có sự thay đổi bên trong cơ thể của mẹ bầu.
Sự thay đổi này khiến cho progesterone được sản sinh ra một cách mạnh mẽ và nhanh chóng, từ đó nó sẽ tác động trực tiếp đến benzodiazepine để kích thích sản xuất các thụ thể GABA trong suốt toàn bộ thai kỳ. Đây chính là một hoạt chất giúp mẹ bầu thư giãn trí não và cải thiện giấc ngủ.
Tuy nhiên lượng hormone này cũng có thể khiến cho bà bầu bị mất ngủ vào ban đêm. Chính vì vậy, bà bầu sẽ luôn có cảm giác mệt mỏi, thiếu ngủ, thèm ngủ vào ban ngày.
Nghén ngủ có tốt không?
Với người bình thường, giấc ngủ đã luôn có một vai trò quan trọng, chính vì vậy, với phụ nữ có thai, giấc ngủ còn quan trọng hơn nhiều. Giấc ngủ ngon, chất lượng có thể giúp mẹ bầu hồi phục được sức khỏe sau một ngày dài làm việc mệt mỏi, giúp mẹ bầu dưỡng thai tốt hơn. Vậy nên phụ nữ có thau cần phải đảm bảo cả lượng và chất cho giấc ngủ suốt thai kỳ của mình.
Nhiều người nghĩ rằng việc nghén ngủ, ngủ nhiều sẽ giúp cho mẹ bầu có nhiều thời gian tĩnh dưỡng, tránh những triệu chứng ốm nghén khó chịu như chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi... Thâm chí có nhiều người còn quan niệm phụ nữ có tahi nên ăn và ngủ cho 2 người.
Thế nhưng, theo các chuyên gia, việc ngủ quá nhiều thực sự không đem lại lợi ích cho phụ nữ có thai, ngược lại nếu ngủ quá mức còn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé, thậm chí gây nên nhiều bệnh lý thai kỳ khác.
Dưới đây là một số mối đe dọa sức khỏe mà việc nghén ngủ, ngủ quá nhiều có thể gây ra cho phụ nữ mang thai:
- Làm tổn thương tinh thần: Ngủ quá nhiều sẽ khiến cho mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, dễ cáu gắt, khiến cho trí óc, tinh thần không được linh hoạt, thiếu minh mẫn, hay quên. Nếu tình trạng này kéo dài lâu thì đúng là môt mối nguy hiểm, khiến mẹ bầu dễ rơi vào trạng thái trầm cảm, thường xuyên phải lo lắng, suy nghĩ.
- Có thể gây nên tiểu đường thai kỳ: Nghén ngủ khiến các bà bầu có cảm giác lười vận động, chỉ muốn đi ngủ hoặc nằm lì một chỗ. Đây là nguyên nhân khiến cho lượng đường trong máu không được chuyển hóa hay hấp thụ tốt nên dẫn đến tình trạng tiểu đường thai kỳ.
- Dẫn đến các bệnh lý về xương khớp: Thời gian dành cho việc ngủ quá nhiều sẽ khiến bà bầu không có thời gian vận động, đi dạo... Nằm quá lâu cũng có thể gây nên chứng tê cứng xương khớp, loãng xương, dễ bị gãy xương... Đặc biệt vùng xương chậu sẽ bị ảnh hưởng nhiều bới vùng xương này cần có sức mạnh đủ để nâng đỡ khi thai nhi lớn dần. Nhiều trường hợp bà bầu có vùng xương chậu yếu có thể dẫn đến đau nhức, khó sinh hoặc thậm chí là dễ sảy thai.
- Tăng khả năng huyết khối tĩnh mạch: Khi nằm quá nhiều, cơ thể mẹ bầu sẽ ít hấp thụ oxy hơn khiến cho máu lưu thông kém dễ gây huyết khối tắc mạch máu làm bà bầu gặp tình trạng thở gấp, khó thở, tức ngực, mất ý thức, hôn mê… Thậm chí chứng huyết khối động mạch còn có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, suy thai vô cùng nguy hiểm.
Nghén ngủ là trai hay gái? Bầu nghén ngủ sinh con trai hay gái?
Bầu nghén ngủ sinh con trai hay gái? Có một số quan niệm cho rằng bà bầu nghén ngủ sẽ sinh con gái bởi thai nhi cùng hormone với mẹ nên không ảnh hưởng nhiều đến cơ thể của mẹ, giúp mẹ nghỉ ngơi nhiều hơn. Tuy nhiên cũng có luồng ý kiến trái chiều cho rằng bà bầu nghén ngủ sẽ sinh con trai bởi khi nghén ngủ cơ thể mẹ sẽ mệt hơn.
Trên thực tế, chưa có một nghiên cứu khoa học nào có thể chứng minh được nghén ngủ là sinh con trai hay con gái. Thực tế, giới tính của bào thai sẽ được hình thanh ngay tại thời điểm trứng và tinh trùng gặp nhau và mẹ sẽ biết được em bé trong bụng mình là trai hay gái từ tuần thứ 12 hoặc 16 trở đi.
Mẹ bầu nghén ngủ phải làm sao để không ảnh hưởng đến sức khỏe?
Khi bị nghén ngủ các mẹ bầu cần làm gì để có thể vượt qua nó một cách nhẹ nhàng và không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé? Dưới đây là một số điểm mà bạn cần lưu ý:
- Sắp xếp thời gian ngủ hợp lý: Mẹ bầu nên cố gắng sắp xếp thời gian ngủ hợp lý, khoa học để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi cũng như của chính bản thân mình. Một giấc ngủ chất lượng và lý tưởng trong quá trình mang thai sẽ là 8 - 9 tiếng mỗi ngày và thêm 30 phút nghỉ trưa. Với thời gian ngủ như vậy, mẹ bầu sẽ không bị quá giấc, giúp hạn chế việc mất ngủ vào ban đêm.
- Tăng cương vận động: Mẹ bầu cũng nên vận động vừa với sức của mình, tránh nằm nhiều một chỗ, lười vận động. Hãy tham khảo một số động tác thể thao nhẹ nhàng, nó sẽ vừa tạo cảm giác thư giãn lại vừa giúp tinh thần mẹ bầu thoải mái, tỉnh táo hơn đấy.
- Bổ sung vitamin, dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể: Khi mang thai, cơ thể người mẹ cần nhiều vitamin, dưỡng chất bởi phải cung cấp cho cả thai nhi. Nếu thiết các dưỡng chất, người mẹ sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, chỉ muốn được nghỉ gơi, thư giãn. Chính vì thế, mẹ bầu cần có chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, bổ sung các dưỡng chất thiết yếu từ các viên uống bổ sung canxi, sắt... hoặc từ thực phẩm, trái cây...
Hi vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được nghén ngủ là gì, xuất hiện khi nào, mẹ bầu nghén ngủ có tốt không. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Bạn đang xem: Nghén ngủ là gì, xuất hiện khi nào? Mẹ bầu nghén ngủ có tốt không?
Chuyên mục: Tra cứu thông tin
Các bài liên quan
- Ốm nghén là gì, biểu hiện thế nào? Làm thế nào để đỡ nghén khi mang thai?
- Ốm nghén xuất hiện khi nào? Khi nào hết nghén?
- Ốm nghén nặng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Cách làm mâm cơm cúng rằm tháng 7 đơn giản, đúng nghi thức
- Cách làm lồng đèn Trung Thu ngôi sao truyền thống đẹp, đơn giản
- Trồng gừng vào tháng mấy? Cách trồng gừng cho năng suất cao tại nhà