Ngày 9-9 là ngày gì? Có gì đặc biệt vào ngày này?

Mỗi năm có 1 ngày mùng 9 tháng 9 và ngày này cũng đang đến dần. Có người nói đây là một ngày bình thường như mọi ngày, cũng có người cho rằng đây là một ngày đặc biệt. Vậy rốt cuộc ngày 9-9 là ngày gì? Cùng META.vn tìm hiểu ngay thôi nào!

Mỗi năm có 1 ngày mùng 9 tháng 9 và ngày này cũng đang đến gần. Có người nói đây là một ngày bình thường như mọi ngày, cũng có người cho rằng đây là một ngày đặc biệt.

>>> Khám phá: Ngày độc thân là ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ độc thân

Ngày 9-9 là ngày gì?

Ở Việt Nam, người ta theo cả lịch Âm và lịch Dương. Vì vậy, để biết ngày 9-9 có gì đặc biệt không, chúng ta hãy xét cả theo Âm lịch và Dương lịch nhé!

Ngày 9/9 Dương lịch

Trên thực tế, ngày 9 tháng 9 Dương lịch cũng giống như bao ngày bình thường khác, không phải là một dấu mốc lịch sử cũng chẳng có sự kiện gì đặc biệt. Tuy nhiên, nhiều cư dân mạng lại có một cách lý giải vui về ngày 9-9, khiến nó trở thành ngày đặc biệt. Cụ thể, người ta lý giải như sau:

Ngày của mẹ là ngày 8/3, ngày của con là ngày 1/6. Khi chúng ta đem cộng ngày của mẹ với ngày của con (8/3 + 1/6) thì sẽ được ngày 9/9. Chính vì sự đặc biệt này mà nhiều người coi ngày 9/9 là ngày của cha (cho dù phép tính trên có phần “sai bét”).

Tuy ngày mùng 9/9 không được công nhận là ngày của cha, nhưng nếu bạn cảm thấy nó thật thú vị thì hoàn toàn có thể chấp nhận nó, coi nó như một ngày kỷ niệm dành cho người cha thân yêu của mình, hoặc rộng hơn nữa là anh em trai, là người thương… Có thêm một ngày kỷ niệm đặc biệt thì càng vui đúng không nào?

Cách lý giải thú vị về ngày 9-9 là ngày gì

Một cư dân mạng "vùng lên" đòi "quyền lợi" ngày 9-9

>> Tìm hiểu

Ngày 9/9 Âm lịch

Theo Âm lịch, ngày mùng 9/9 hằng năm là Tết Trùng Cửu (hay còn gọi là Tết Trùng Dương, Tết người cao tuổi, Tết người già…). Ngày lễ này bắt nguồn từ Trung Quốc. Con số 9 là số dương, ngày 9/9 lặp lại số 9 hai lần nên gọi Trùng Cửu, Trùng Dương là vì vậy.

Theo quan điểm của người Trung Quốc, số 9 mang ý nghĩa tốt lành, tượng trưng cho sự trường thọ. Vì vậy, mỗi năm vào Tết Trùng Cửu 9/9, họ lại tổ chức rất nhiều hoạt động, có người thì tham gia leo núi ở vùng ngoại ô để rèn luyện sức khỏe, ngắm nhìn thiên nhiên và tận hưởng bầu không khí trong lành; có người lại nhâm nhi tách trà hoặc rượu hoa cúc (mang hàm ý trường thọ, bất lão), làm bánh cao, bánh hoa, bánh Trùng Cửu; cũng có người mua một quả cam, viết điều ước của bản thân rồi ném ra cửa hoặc để đầu giường, bàn làm việc… nhằm xua đuổi vận xui, cầu điều may mắn về sức khỏe, tình duyên.

Tết Trùng Cửu còn được người Hoa gọi là Tết người cao tuổi, Tết người già. Vào dịp này, khắp nơi ở Trung Quốc đều tổ chức các hoạt động với đề tài kính lão, trọng già. Với họ, việc kính trọng, quan tâm và chăm sóc người già, người cao tuổi là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người con, mỗi gia đình, mỗi vùng miền nói riêng và cả nước Trung Quốc nói chung.

Tết Trùng Cửu diễn ra vào ngày mùng 9-9 Âm lịch hằng năm

Ngày 9-9 Âm lịch là Tết Trùng Cửu ở Trung Quốc

Nhật Bản và Hàn Quốc cũng có những ngày lễ khá giống với Tết Trùng Cửu ở Trung Quốc. Cụ thể, ở Nhật Bản, Lễ hội hoa cúc – một trong năm lễ hội cổ xưa thiêng liêng – được tổ chức vào ngày 9 tháng 9 theo lịch Gregorian tại hai ngôi đền Shinto và chùa Phật giáo. Lễ hội này thể hiện mong muốn kéo dài tuổi thọ. Người Nhật Bản thường uống rượu sake hoa cúc, ăn các món như gạo hạt dẻ hoặc hạt dẻ với bánh mochi ở vào Lễ hội hoa cúc. Còn tại Hàn Quốc, cứ vào ngày thứ 9 của tháng thứ 9 trong năm, người dân lại tổ chức Lễ hội Jungyangjeol để tôn vinh và tăng cường sức khỏe. Người Hàn Quốc thường sẽ làm bánh kếp có chứa lá hoa cúc và tham gia các hoạt động ngoài trời như mang củi, leo đồi núi để dã ngoại hoặc ngắm hoa cúc.

Số 9 - con số mang nhiều ý nghĩa đặc biệt

Xét theo phương diện toán học, số 9 là một con số thú vị. Không ít chuyên gia về số cho rằng, số 9 đi liền với sự kiêu ngạo và ích kỷ. Còn với nhà toán học Hy Lạp cổ đại Pythagoras, số 9 mang rất nhiều điểm đặc biệt: 

  • Nếu chúng ta nhân 9 với một số bất kỳ trong dãy số từ 1 đến 9, sau đó cộng hai chữ số trong kết quả thu được với nhau thì ta sẽ được tổng bằng 9. Ví dụ: 9 x 2 = 18, và 1 + 8 = 9.
  • Khi nhân 9 với một số có hai chữ số bất kỳ, rồi cộng các chữ số trong kết quả với nhau, chúng ta lại thu được tổng bằng 9. Ví dụ: 9 x 15 = 135, và 1 + 3 + 5 = 9 hoặc 9 x 21 = 189, và 1 + 8 + 9 = 18, 1 + 8 = 9.

Không chỉ trong toán học, số 9 trong văn hóa của nhiều quốc gia cũng mang một ý nghĩa đặc biệt. Một số nền văn hóa cho rằng, số 9 tượng trưng cho sự bao dung, lòng trắc ẩn và sự thành công. 

Ở Trung Quốc và Nhật Bản, người dân rất coi trọng số 9 nhưng quan niệm của họ về con số này lại hoàn toàn trái ngược. Với người dân Trung Quốc, số 9 tượng trưng cho sự trường thọ. Hoàng đế Trung Quốc luôn coi số 9 là biểu tượng của quyền lực: Nhà vua mặc áo long bào có hình 9 con rồng, thưởng thức những điệu múa lân do 9 người trình diễn, ngoài ra, người ta còn nói rằng Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh có 9999 phòng.

Còn ở Nhật, số 9 phát âm gần giống chữ “đau khổ” nên nó bị người dân “xa lánh”, cho rằng chỉ mang đến sự xui xẻo. Các vị hoàng đế của Nhật Bản không bao giờ mặc trang phục có 9 con rồng. 

Ý nghĩa số 9 trong toán học và văn hóa

Số 9 mang nhiều ý nghĩa đặc biệt trong văn hóa và toán học

Ngày 9-9 có gì đặc biệt ở META.vn?

Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết này sẽ giúp bạn biết được ngày 9-9 là ngày gì.

Bạn đang xem: Ngày 9-9 là ngày gì? Có gì đặc biệt vào ngày này?

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết