Khái niệm logistics và những điều cần biết về ngành logistics

Theo làn sóng toàn cầu hóa, Logistics ra đời, phát triển và dần trở thành công việc có sức thu hút lớn, đặc biệt là đối với giới trẻ. Hôm nay chúng tôi sẽ tổng hợp tất cả các thông tin liên quan đến Logistics nhằm giải đáp các thắc mắc cũng như cung cấp các kiến thức bổ ích cho bạn nhé!

Theo làn sóng toàn cầu hóa, Logistics ra đời, phát triển và dần trở thành công việc có sức thu hút lớn, đặc biệt là đối với giới trẻ. Hôm nay Điện máy XANH sẽ tổng hợp tất cả các thông tin liên quan đến Logistics nhằm giải đáp các thắc mắc cũng như cung cấp các kiến thức bổ ích cho bạn nhé!

1Logistics là gì?

Logistics là dịch vụ hậu cần bao gồm các hoạt động như: 

– Vận chuyển hàng hóa

– Lưu trữ hàng hóa

– Bao bì, đóng gói

– Kho bãi

– Làm thủ tục hải quan

...

Nhằm mục đích vận chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu nhất. Từ đây suy ra, nhân viên Logistics sẽ là người phụ trách các công việc liên quan đến chuỗi các hoạt động nói trên. Nếu làm tốt Logistics thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí vận chuyển không hề nhỏ, điều đó đồng nghĩa với giá thành sản phẩm sẽ được hạ xuống từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh và đem về nhiều lợi nhuận.

Logistics là gì?

Logistics là tên gọi của dịch vụ logistics trong khoảng thời gian đầu cụm từ này mới xuất hiện tại Việt Nam. Hiện nay, ngay tại VN, hầu hết những nhà chuyên môn đều đồng ý rằng dùng từ “hậu cần” để giải thích logistics vẫn chưa thực sự nhận thức được đầy đủ ý nghĩa về từ logistics hiện đại và do vậy giải pháp là hãy cứ để nguyên từ logistics trong ngôn ngữ nước ta, cũng như marketing, container…

2Các hoạt động cụ thể trong ngành Logistics

Logistics cơ bản là chiến lược quan trọng, yêu cầu các doanh nghiệp phải đầu tư tiền bạc và công sức rất nhiều. Đặc biệt là với những doanh nghiệp xuất nhập khẩu lớn thì logistics được xem là một ngành mũi nhọn. Hoạt động của logistics trong một doanh nghiệp bao gồm:

- Tìm kiếm và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng.

- Dự báo nhu cầu của khách hàng.

- Kiểm soát quá trình lưu kho bãi hàng hóa.

- Vận chuyển nguyên vật liệu.

- Kiểm soát toàn bộ quá trình đặt hàng hóa.

- Thông tin trong phân phối.

- Tìm kiếm địa điểm nhà máy sản xuất và kho bãi.

- Thu gom, đóng gói và vận chuyển hàng hóa.

- Phân loại hàng hóa.

Các hoạt động cụ thể trong ngành Logistics

3Tại sao Logistics lại quan trọng

Mặc dù nhiều doanh nghiệp nhỏ tập trung vào việc thiết kế và sản xuất các sản phẩm và dịch vụ của họ để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, nhưng nếu những sản phẩm đó không đến được với khách hàng thì doanh nghiệp sẽ thất bại. Đó là vai trò chính của Logistics.

Các nguyên vật liệu thô được mua, vận chuyển và lưu trữ cho đến khi sử dụng càng hiệu quả thì doanh nghiệp càng có lợi nhuận cao. Điều phối các nguồn lực để cho phép cung cấp và sử dụng kịp thời các nguyên vật liệu có thể tạo ra  nhiều lợi nhuận một công ty. Và về phía khách hàng, nếu sản phẩm không thể được sản xuất và vận chuyển kịp thời, sự hài lòng của khách hàng có thể giảm, cũng ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận và khả năng tồn tại lâu dài của công ty.

4Cơ hội và thách thức cho ngành Logistics

Hiện các doanh nghiệp logistics của Việt Nam đang hoạt động khá chuyên nghiệp và hiệu quả nhưng trên thực tế mới chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu thị trường và chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp các dịch vụ đơn lẻ, một số công đoạn của chuỗi dịch vụ quan trọng này. Thực tế này là do các doanh nghiệp logistics của Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô và năng lực còn nhiều hạn chế, song tính hợp tác và liên kết để tạo ra sức cạnh tranh lại còn rất yếu nên làm cho khả năng cạnh tranh thấp.

Qua số liệu điều tra của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển – trường Đại học Kinh tế quốc dân về hoạt động logistics ở 10 tỉnh, cho thấy có tới 69,28% ý kiến cho rằng các doanh nghiệp thiếu sự liên kết hợp tác, 54,7% ý kiến cho rằng thiếu đội ngũ nhân viên có tính chuyên nghiệp và có tới 80,26% lao động trong các doanh nghiệp logistics chỉ được đào tạo qua công việc. Điều này cho thấy, tiềm năng phát triển và cơ hội việc làm dành cho những người theo học ngành Logistics là rất lớn, bạn hoàn toàn có thể kiếm được việc làm lương cao, ổn định tại các doanh nghiệp Logistics trong và ngoài nước ngay sau khi vừa ra trường.

Cơ hội và thách thức cho ngành Logistics

5Học Logistics ra thì làm gì?

 Dưới đây là một số công việc ngành Logistics phổ biến hiện nay và mức lương cho bạn tham khảo:

  •  Nhân viên vận hành kho (Warehouse staff): 

Kiến thức, kỹ năng cần có: 

- Chuyên môn về các chuyên ngành vận tải, nghiệp vụ ngoại thương

- Kỹ năng cần có: khả năng phân tích, tổng hợp, lập kế hoạch và giám sát công việc, sự cẩn thận, tác phong làm việc khoa học, có tinh thần trách nhiệm, sử dụng thành thạo các phần mềm máy tính văn phòng ...

Mức lương trung bình: 6.000.000 - 8.000.000 VNĐ.

  • Nhân viên kinh doanh

Kiến thức, kỹ năng cần có: 

- Kiến thức cơ bản về bán hàng (sales), hàng hải...

- Kỹ năng: xử lý tình huống, giao tiếp tốt, kiên nhẫn và tinh tế

Mức lương trung bình: 6.000.000 - 8.000.000 VNĐ.

  • Nhân viên chứng từ (Document staff)

Kiến thức, kỹ năng cần có: 

- Kiến thức chuyên môn liên quan đến thủ tục hải quan, giao nhận hàng hóa, chạy lệnh

- Kỹ năng: ngoại ngữ tốt, thành thạo tin học văn phòng, giao tiếp và xử lý tình huống linh hoạt, tỉ mỉ và có trách nhiệm

Mức lương trung bình: 6.000.000 - 8.000.000 VNĐ.

  • Nhân viên cảng:

Kiến thức, kỹ năng cần có: 

- Kiến thức chuyên môn về thủ tục hải quan, giao nhận hàng hóa, quy trình vận hành máy móc, thiết bị bốc dỡ...

- Kỹ năng: giao tiếp tiếng Anh tốt, thành thạo tin học văn phòng, nhiệt tình, cẩn thận, trách nhiệm, thái độ làm việc, triển khai công việc tốt…

Mức lương trung bình: 6.000.000 - 8.000.000 VNĐ.

  • Chuyên viên thu mua (Purchasing staff)

Kiến thức, kỹ năng cần có: 

- Kiến thức thực tế về thông tin và giá cả của hàng hóa, nguyên vật liệu trên thị trường

- Kỹ năng: quản lý tài chính, hiểu biết cơ bản về thị trường, kỹ năng giao tiếp và đàm phán, sự sáng tạo, khả năng duy trì các mối quan hệ...

Mức lương trung bình: 8.000.000 - 10.000.000 VNĐ.

  • Nhân viên giao nhận (Forwarder)

Kiến thức, kỹ năng cần có: 

- Kiến thức cơ bản về thủ tục hải quan, giao nhận hàng hóa, chạy lệnh…

- Kỹ năng: nhanh nhẹn, xử lý tình huống tốt, thận trọng, tỉ mỉ, sự kiên nhẫn và khả năng chịu áp lực cao...

Mức lương trung bình: 6.000.000 - 8.000.000 VNĐ.

  • Nhân viên hiện trường (Operation staff)

Kiến thức, kỹ năng cần có: 

- Kiến thức cơ bản về thủ tục hải quan, giao nhận hàng hóa, chạy lệnh, có kinh nghiệm trong việc thông quan hàng hóa

- Kỹ năng: giao tiếp tiếng Anh tốt, khả năng giao tiếp, xử lý tình huống tốt, làm việc nhóm cũng như độc lập tốt, biết cách quản lý thời gian, công việc khoa học...

Mức lương trung bình: 6.000.000 - 8.000.000 VNĐ.

  • Nhân viên hải quan (Customs Clerk)

Kiến thức, kỹ năng cần có: 

- Kiến thức chuyên môn về ngành vận tải, tài chính hải quan, nghiệp vụ ngoại thương ...

- Kỹ năng: giao tiếp tiếng Anh tốt, khả năng quản lý thời gian và sắp xếp công việc tốt, tỉ mỉ, chính xác, có trách nhiệm, thành thạo tin học văn phòng ...

Mức lương trung bình: 3.000.000 - 6.000.000 VNĐ (cơ bản theo biên chế)

  • Chuyên viên thanh toán quốc tế

Kiến thức, kỹ năng cần có: 

- Chuyên môn về các ngành liên quan như tài chính, ngân hàng, kế toán, kinh tế, nghiệp vụ ngoại thương…

- Kỹ năng: thành thạo ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh), chịu được áp lực cao, có trách nhiệm, kỷ luật, thành thạo tin học văn phòng...

Mức lương trung bình: 6.000.000 - 8.000.000 VNĐ

  • Nhân viên chăm sóc khách hàng (Customer service)

Kiến thức, kỹ năng cần có: 

- Chuyên môn trong các lĩnh vực kinh doanh quốc tế, vận tải quốc tế

- Kỹ năng: Giao tiếp tốt bằng tiếng Anh, tự tin, khả năng tổ chức công việc tốt, nắm bắt các cơ hội tạo lập quan hệ với khách hàng...

Mức lương trung bình: 6.000.000 - 8.000.000 VNĐ

6Các cấp bậc của nghề Logistics

– Logistics Officer ($300 – $700): Vị trí này không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, bạn có thể ứng tuyển vị trí này ngay khi bạn vừa mới ra trường. Mức lương khởi điểm của một nhân viên Logistics khá cao so với mặt bằng chung, khoảng 6-7 triệu/ tháng.

– Logistics Supervisor ($1000 – $1500): Bạn có thể được cân nhắc lên vị trí này khi đã có trong tay 1-2 năm kinh nghiệm, tùy công ty mà bạn sẽ phụ trách vị trí Logistics Supervisor hoặc thăng tiến trực tiếp lên Logistics Manager.

– Logistics Manager ($1000 -$4000): Để trở thành Logistics Manager, bạn phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm cùng khả năng nói và viết tiếng Anh lưu loát. Mức lương có thể chênh lệch tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp nhưng mức cao nhất bạn nhận được có thể lên đến $4000, thậm chí hơn $5000.

– Logistics Director ($4000 – $6000): Là người đứng đầu, quản lý, phân bổ và kiểm soát hoạt động Logistics trong công ty, bạn phải nằm lòng nghiệp vụ và có trên 8 năm kinh nghiệm. Nhiều công ty không có vị trí này mà chuyển thẳng lên thành Supply Chain Director.

– Supply Chain Director ($5000 – $7000): Đúng như tên gọi của mình, Supply Chain Director (Giám đốc chuỗi cung ứng) sẽ phụ trách tất cả các hoạt động Logistics liên quan đến chuỗi cung ứng không chỉ trong nước mà còn có thể ở phạm vi quốc tế. Trách nhiệm cao, đòi hỏi cũng nhiều nhưng mức lương bạn nhận được là hoàn toàn xứng đáng.

Cơ hội và thách thức cho ngành Logistics

7Học Logistics ở đâu tốt nhất?

Tuy mới chỉ là một ngành “non trẻ” và chưa thực sự phát triển mạnh ở Việt Nam nhưng nước ta đã có không ít các trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành Logistics một cách bài bản và chất lượng. Các bạn nếu có hứng thú với ngành học này cũng như nghiệp vụ xuất nhập khẩu nói chung thì có thể tham khảo một số trường hàng đầu sau:

- Đại học Ngoại thương (cả 3 cơ sở: Hà Nội, Quảng Ninh và TP. Hồ Chí Minh)

- Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh - Đại học Hàng hải Việt Nam

- Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

- Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam

- Cao đẳng Kinh tế đối ngoại TP. Hồ Chí Minh

- Cao đẳng Tài chính Hải quan

- Đại học Giao thông vận tải Hà Nội

- Đại học Kinh tế Luật - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

- Học viện Tài chính (Khoa Thuế - Hải quan)...

Học Logistics ở đâu tốt nhất?

Ngoài ra nếu bạn có điều kiện du học ở nước ngoài, hãy chọn những nước có nền Logistics phát triển nhất trên thế giới hiện nay như Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản, Singapore…, học hỏi những kiến thức, kinh nghiệm và công nghệ tiên tiến nhất để áp dụng vào công việc ngành Logistics sau này.

Trên đây là bài viết về khái niệm logistics và những điều cần biết về ngành logistics.

Bạn đang xem: Khái niệm logistics và những điều cần biết về ngành logistics

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết