Ngành Công nghệ thực phẩm là gì, thi khối nào? Sau này làm ngành nghề gì ?
Bạn đang quan tâm đến ngành Công nghệ thực phẩm nhưng vẫn mơ hồ về ngành học này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngành Công nghệ thực phẩm là gì, thi khối nào, sau này ra trường sẽ làm ngành nghề gì trong bài viết sau nhé!
Bạn đang quan tâm đến ngành Công nghệ thực phẩm nhưng vẫn mơ hồ về ngành học này? Hãy cùng Điện máy XANH tìm hiểu ngành Công nghệ thực phẩm là gì, thi khối nào, sau này ra trường sẽ làm ngành nghề gì trong bài viết sau nhé!
Xem nhanh
1Ngành Công nghệ thực phẩm là gì?
Ngành Công nghệ thực phẩm là ngành chuyên đào tạo về lĩnh vực nông sản, thủy hải sản,... với các phương pháp bảo quản, chế biến đồng thời chịu trách nghiệm kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm.
Đây là một trong những nhóm ngành được ưu tiên phát triển trong thời gian tới bởi vai trò quan trọng của nó trong trong lĩnh vực chế biến lương thực, thực phẩm. Do vậy, sinh viên theo học ngành Công nghệ thực phẩm cũng có nhiều cơ hội việc làm, đặc biệt là tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, ngành Công nghệ thực phẩm cũng tồn tại nhiều thách thức, đòi hỏi sinh viên phải nắm vững kiến thức và các kỹ năng chuyên ngành cần thiết, cùng với sự cẩn trọng nhất định mới có thể hành nghề.
2Công nghệ thực phẩm tuyển sinh khối nào?
Mỗi trường đại học đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm sẽ có quy định riêng về tổ hợp xét tuyển, trong đó, tiêu biểu nhất chính là các khối thi sau đây:
- Khối A00 (Toán, Vật lí, Hóa học).
- Khối A01 (Toán, Vật lí, Tiếng Anh).
- Khối A02 (Toán, Vật lí, Sinh học).
- Khối B00 (Toán, Hóa học, Sinh học).
- Khối B08 (Toán, Sinh học, Tiếng Anh).
- Khối C01 (Ngữ văn, Toán, Vật lí).
- Khối C02 (Ngữ văn, Toán, Hóa học).
- Khối C04 (Ngữ văn, Toán, Địa lí).
- Khối C08 (Ngữ văn, Hóa học, Sinh).
- Khối D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh).
- Khối D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh).
- Khối D08 (Toán, Sinh học, Tiếng Anh).
- Khối D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh).
3Các trường đào tạo Công nghệ thực phẩm
Công nghiệp chế biến nông sản - thủy sản đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, do đó ngành Công nghệ thực phẩm cũng dần nhận được sự quan tâm của các bạn trẻ trong mùa tuyển sinh.
Hiện nay, có nhiều trường đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm bạn có thể lựa chọn:
Miền Bắc
- Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội.
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (Cơ sở Hà Nội).
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (Cơ sở Nam Định).
- Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên.
- Đại học Sao Đỏ.
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
- Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội.
- Đại học Nông lâm Bắc Giang.
- Đại học Mở Hà Nội.
- Đại học Công nghệ Đông Á.
- Đại học Việt - Pháp.
Miền Trung
- Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng.
- Đại học Nông lâm - Đại học Huế.
- Đại học Nha Trang.
- Đại học Công nghiệp Vinh.
- Đại học Đông Á.
- Đại học Duy Tân.
- Đại học Yersin Đà Lạt.
- Đại học Quy Nhơn.
Miền Nam
- Đại học Cần Thơ.
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM.
- Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP. HCM.
- Đại học Công nghệ TP. HCM.
- Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Đại học Công nghệ Sài Gòn.
- Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TP. HCM.
- Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM.
- Đại học Công nghiệp TP. HCM.
- Đại học Nông lâm TP. HCM.
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long.
- Đại học Hoa Sen.
- Đại học Nguyễn Tất Thành.
4Công nghệ thực phẩm học những gì?
Sinh viên theo học ngành Công nghệ thực phẩm sẽ được trang bị những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về hóa học, sinh học, đặc biệt là các kiến thức về bảo quản, chế biến, đánh giá chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm,...
Bên cạnh đó, khi theo ngành này sinh viên còn được tham gia nghiên cứu cách vận hành dây chuyền sản xuất, học cách tổ chức, quản lý trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm.
Ngoài ra, khi theo học ngành Công nghệ thực phẩm, sinh viên sẽ thường xuyên rèn luyện kỹ năng thực hành trong phòng thí nghiệm, qua đó luyện tập cách phân tích, đánh giá chất lượng và thực hiện các quy trình chế biến, sản xuất, bảo quản thực phẩm.
5Công nghệ thực phẩm gồm các khối ngành nào?
Các trường đại học thường chia ngành Công nghệ thực phẩm thành nhiều nhóm ngành riêng biệt để bồi dưỡng sinh viên những kiến thức chuyên sâu nhất trong một lĩnh vực. Trong đó, các chuyên ngành tiêu biểu của ngành Công nghệ thực phẩm bao gồm:
- Dinh dưỡng: Nghiên cứu về các chất hóa học, phản ứng hóa học và đặc biệt là tìm hiểu về các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người.
- Hóa sinh học thực phẩm: Đào tạo cho sinh viên kiến thức chuyên sâu về hóa sinh học trong chế biến và bảo quản thực phẩm.
- Vi sinh học thực phẩm: Nghiên cứu sử dụng vi sinh học trong chế biến, bảo quản, ngăn ngừa sự hư hỏng thực phẩm.
- Quản lý chất lượng: Được trang bị kiến thức, kỹ năng quản lý, kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm, dây chuyền sản xuất.
- Công nghệ chế biến: Nghiên cứu về công nghiệp chế biến thực phẩm hiện tại với sự trợ giúp của máy móc.
- An toàn thực phẩm: Đào tạo kỹ năng phân tích, đánh giá và kiểm tra chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Phân tích thực phẩm: Trang bị kiến thức và kỹ năng về phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm.
6Học Công nghệ thực phẩm ra trường làm nghề gì?
Sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ thực phẩm, sinh viên có nhiều sự lựa chọn về nghề nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, công nghiệp thực phẩm tại các công ty, tổ chức liên quan.
Dưới đây là một số vị trí công việc tiêu biểu dành cho sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm:
- Chuyên viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
- Chuyên viên kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Nhân viên kiểm định chất lượng.
- Nhân viên kiểm soát chất lượng nguyên liệu.
- Nhân viên tư vấn về quy định và luật thực phẩm.
- Nghiên cứu viên về công nghệ thực phẩm.
- Giảng viên ngành Công nghệ thực phẩm hoặc các ngành về thực phẩm.
7Một số lưu ý khi theo học Công nghệ thực phẩm
Do tính đặc thù của ngành học và công việc, để theo học ngành Công nghệ thực phẩm, các bạn trẻ cần có các tố chất cần thiết như đam mê nghiên cứu, quan tâm đến lĩnh vực thực phẩm, dinh dưỡng, sức khỏe, tinh thần trách nhiệm cao, nhạy bén và có tính kỷ luật.
Bên cạnh đó, khi theo học ngành ngày, sinh viên phải luôn kiên trì, không ngừng tìm tòi, học hỏi những kiến thức bổ trợ để tự tin hơn sau khi ra trường. Đặc biệt, sinh viên phải rèn luyện cho bản thân tính tỉ mỉ, cẩn thận để tránh sai sót trong quá trình làm việc, bởi lẽ đây là ngành học liên quan trực tiếp đến thực phẩm, sức khỏe con người.
Nguồn tham khảo và tổng hợp: tuyensinhso.vn, cập nhật ngày 19/08/2021.
Bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản nhất về ngành Công nghệ thực phẩm, chúc bạn sớm chọn được ngành học phù hợp nhé!
Bạn đang xem: Ngành Công nghệ thực phẩm là gì, thi khối nào? Sau này làm ngành nghề gì ?
Chuyên mục: Tra cứu thông tin