Máy đo SpO2 là gì? Nguyên lý hoạt động ra sao? Khi nào cần sử dụng?
Máy đo SpO2 là một thiết bị chăm sóc sức khỏe mà các gia đình có người già, người sức khỏe yếu, người bệnh... luôn cần có. Vậy, máy đo SpO2 là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Máy đo SpO2 là gì? Nguyên lý hoạt động ra sao? Khi nào cần sử dụng?
Máy đo SpO2 là gì?
Máy đo SpO2 (hay máy đo nồng độ oxy trong máu) là thiết bị đo độ bão hòa oxy trong máu, kết hợp đo nhịp tim thông qua đầu ngón tay. Thiết bị nhỏ gọn này hỗ trợ theo dõi và kiểm tra các chỉ số sức khỏe của người bệnh, giúp bệnh nhân nhanh chóng phát hiện tình trạng thiếu oxy trong máu ngay cả khi cơ thể đang bình thường.
Máy đo SpO2 có thiết kế nhỏ gọn, hình dáng trông giống một chiếc kẹp hoặc một chiếc ghim quần áo cỡ lớn. Tuy loại máy này có thể có nhiều thiết kế, kiểu dáng khác nhau nhưng về cơ bản các thiết bị đều có các bộ phận chính bao gồm nút chức năng, màn hình hiển thị chỉ số và đầu dò đo mạch.
Nguyên lý hoạt động của máy đo SpO2
Máy đo SpO2 hoạt động dựa trên nguyên lý quang phổ kế (sắc ký) và cơ chế xung động kế (xung động ký) với sự hỗ trợ của công nghệ quang điện. Khi người dùng đặt một đầu ngón tay vào bộ phận thăm dò, phần nhựa trên (tiếp xúc với móng tay) sẽ tạo ra ánh sáng phát quang và phần nhựa dưới (tiếp xúc với da tay) là bộ phận dò ảnh, chúng kết hợp tạo thành bộ phận đầu dò.
Khi máy hoạt động, máy đo nồng độ oxy trong máu SpO2 sẽ tạo ra xung điện từ gồm 2 chùm tia có bước sóng khác nhau xuất phát từ phần nhựa trên móng tay qua ngón tay xuống bộ phận dò ảnh. Đặc biệt, 2 chùm tia này hội tụ tại điểm kẹp ở đầu ngón tay. Cuối cùng, bộ phận thăm dò sẽ tiếp nhận tín hiệu và hình ảnh từ bộ phận dò ảnh. Các thông tin và hình ảnh được xử lý qua các mạch điện và bộ vi xử lý để cho ra kết quả hiển thị trên màn hình máy đo.
Máy đo SpO2 có những loại nào, khi nào cần dùng?
Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại máy đo SpO2 khác nhau dùng cho những mục đích khác nhau, nhưng về cơ bản, máy đo nồng độ oxy trong máu sẽ có 3 loại chính là:
- Máy đo SpO2 cầm tay: Là loại máy đo có kích thước nhỏ gọn nhất, thông thường chỉ đo chỉ số SpO2 kèm nhịp tim và có khoảng giá khá rộng, có loại chỉ vài trăm ngàn nhưng cũng có loại mức giá lên đến khoảng 20 triệu đồng tùy chức năng, thiết kế, nguồn gốc xuất xứ… Máy đo SpO2 cầm tay có thể sử dụng cả ở các trung tâm y tế cũng như sử dụng tại nhà.
- Máy đo SpO2 đặt bàn: Loại máy này thường có mức giá trên 10 triệu đồng, được sử dụng để đo SpO2 kèm nhịp tim và huyết áp không xâm lấn (NiBP).
- Monitor theo dõi bệnh nhân: Chức năng đo SpO2 là chức năng được trang bị mọi loại monitor theo dõi bệnh nhân. Tùy thuộc vào các loại monitor theo dõi bệnh nhân có 3, 5 hay 7 thông số mà sẽ có mức giá khác nhau. Các thông số thường thấy là SpO2, Nhịp tim, NiBP, IBP, ECG, Nhiệt độ T, EtCo2, theo dõi khí mê...
Ngoài việc được dùng để theo dõi nồng độ oxy máu, máy đo nồng độ oxy SpO2 còn được sử dụng trong các trường hợp sau:
- Trong hoặc sau khi phẫu thuật hoặc thực hiện các thủ thuật có sử dụng thuốc gây mê/gây tê.
- Theo dõi các loại thuốc phổi đang hoạt động tốt như thế nào.
- Kiểm tra khả năng của một người trong việc xử lý mức độ hoạt động gia tăng.
- Kiểm tra xem có cần thiết dùng máy thở không hoặc để xem máy thở có hoạt động tốt không.
- Để kiểm tra một người có những lúc ngừng thở trong khi ngủ (ngưng thở khi ngủ) không.
Máy SpO2 cũng được sử dụng để kiểm tra sức khỏe của một người có bất kỳ tình trạng nào ảnh hưởng đến nồng độ oxy trong máu, chẳng hạn như:
- Đau tim.
- Suy tim.
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
- Thiếu máu.
- Ung thư phổi.
- Bệnh hen suyễn.
- Viêm phổi.
Một số sản phẩm máy đo SpO2 đang bán chạy hiện nay
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại máy đo SpO2, sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn một số sản phẩm có giá cả hợp lý để bạn có thể lựa chọn sử dụng tại nhà giúp theo dõi sức khỏe cho cả gia đình nhé!
Máy đo nồng độ oxy Yuwell YX301
Máy đo nồng độ Oxy Yuwell YX301 là thiết bị được sử dụng khá phổ biến trong nhiều gia đình hoặc bệnh viện.
Bên cạnh khả năng đo chỉ số SPO2 và nhịp tim có độ chính xác cao, một điểm cộng nữa của thiết bị này là máy có thể tự động tắt sau 8s nếu không sử dụng. Điều này giúp tiết kiệm năng lượng cho máy, phù hợp với thói quen sử dụng của nhiều người.
Máy có thiết kế nhỏ gọn, màn hình lớn dễ nhìn, 2 pin AAA 1,5V giúp máy có thể hoạt động liên tục trong 30 giờ.
Máy đo nồng độ oxy trong máu Jumper SPO2 JPD-500D
Máy đo oxy trong máu Jumper SPO2 JPD-500D là thiết bị đo kết hợp 2 chỉ số là nhịp tim và độ bão hòa của oxy máu bằng công nghệ cảm biến quang học qua đầu ngón tay. Thiết bị được sản xuất tại Trung Quốc, có chứng nhận của FDA (Hoa Kỳ).
Máy có thể được mang đi bất kỳ đâu vì độ nhỏ gọn và dễ sử dụng. Ngoài ra, hệ thống lò xo được trang bị bên trong giúp máy tự điều chỉnh cho phù hợp với ngón tay người dùng, không ảnh hưởng đến lượng máu lưu thông và kết quả đo.
Máy đo nồng độ oxy trong máu Sika LT-F21
Máy đo nồng độ oxy trong máu SPO2 Sika LT-F21 có thiết kế vô cùng nhỏ gọn với trọng lượng chỉ 37g, cho phép bạn dễ dàng mang theo và sử dụng mọi lúc, mọi nơi. Sản phẩm có chức năng đo nồng độ oxy trong máu trong dài đo từ 35% - 100%, đo nhịp tim trong dải từ 35bpm – 250bpm.
Đặc biệt, Sika LT-F21 còn được trang bị màn hình LCD sắc nét, hiển thị các thông số một cách rõ ràng. Sản phẩm có hiển thị tình trạng pin và cảnh báo pin yếu cho người dùng.
Máy đo nồng độ oxy bão hòa trong máu SpO2 iMediCare iOM-A6
Chiếc máy là sản phẩm của thương hiệu iMediCare nổi tiếng tại Singapore. Máy đo nhịp tim và SpO2 iOM-A6 cho dải đo từ 0% - 100% với chỉ số đo sai lệch trên dưới 2% khi SpO2 trong khoảng 70% - 100%, phạm vi đo của nhịp tim là 30 - 250 bpm với chỉ số đo sai lệch dưới 2bpm.
Màn hình OLED góc nhìn rộng, hiển thị thông tin dưới dạng số và thanh xung, giúp người dùng dễ dàng theo dõi và sử dụng. iMediCare iOM-A6 được bảo hành 24 tháng và có giá là: 750.000 đồng.
Máy đo nồng độ oxy và nhịp tim Beurer PO30
Beurer PO30 được tích hợp công nghệ dạng sóng thể tích đồ cùng tần số xung nhịp để đo độ bão hòa oxy trong mạch máu và nhịp tim. Máy có kích thước nhỏ gọn nên bạn có thể mang nó theo bên mình đến bất cứ nơi đâu.
Máy đo nồng độ oxy và nhịp tim Beurer PO30 sử dụng rất dễ dàng, không gây đau khi đo. Máy được trang bị màn LCD, giúp người dùng theo dõi thông số dễ dàng, rõ nét. Đặc biệt, pin của máy có độ bền cao, thời lượng vận hành dài, giúp người dùng giảm tối đa những chi phí phát sinh. Máy hiện được bán với giá 1.350.000 đồng và được bảo hành 24 tháng.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ máy đo nồng độ oxy là gì cũng như nguyên lý, cấu tạo của nó như thế nào và chọn cho mình được một thiết bị phù hợp.
Bạn đang xem: Máy đo SpO2 là gì? Nguyên lý hoạt động ra sao? Khi nào cần sử dụng?
Chuyên mục: Máy y tế
Các bài liên quan
- Máy phun sương tạo ẩm mini có tác dụng gì? Sử dụng loại nào tốt?
- Top khẩu trang lọc khí thông minh tốt, đáng mua nhất hiện nay
- Máy đo SpO2 Omron giá bao nhiêu?
- Hướng dẫn sử dụng khẩu trang lọc khí LG Puricare mới mua về chi tiết nhất
- Máy tạo oxy là gì? Cấu tạo và nguyên lý của máy tạo oxy
- Cách đo nồng độ oxy trong máu SpO2 trên Apple Watch chính xác