Hướng dẫn sử dụng máy đo huyết áp SANITAS SBC21
Với thiết bị máy đo huyết áp SANITAS SBC21 bạn có thể sử dụng để theo dõi sức khỏe tại nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng thiết bị này để bạn tiện sử dụng nhé!
Máy đo huyết áp hiện nay được chia làm 2 loại: Máy đo huyết áp cơ, máy đo huyết áp điện tử. Bài viết dưới đây META sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng máy đo huyết áp SANITAS SBC21- dòng máy đo cổ tay để bạn có thể tự sử dụng để kiểm tra sức khỏe tại nhà nhé!
Máy đo huyết áp cổ tay
Những điều cần biết về máy đo huyết áp SANITAS SBC21
Huyết áp là số đo về lực tác động của máu lên thành động mạch. Huyết áp phụ thuộc vào lực bơm máu của tim, thể tích máu được bơm, kích thước cũng như độ đàn hồi của thành động mạch. Máy đo huyết áp là thiết bị cần thiết trong việc theo dõi huyết áp của bệnh nhân và bạn hoàn toàn có thể sử dụng tại nhà để theo dõi sức khỏe của mình.
Máy đo huyết áp SANITAS SBC21 được tổ chức và kiểm nghiệm bởi ETM Testmagazint ở Đức kiểm tra dựa trên các tiêu chí sản xuất rõ ràng. Trong đó sản phẩm đạt 89,8 về chất lượng. Thuộc dòng máy đo huyết áp điện tử nên máy sử dụng vô cùng đơn giản.
Hình ảnh máy đo huyết áp cổ tay SANITAS SBC21
Các chỉ số của máy đo huyết áp
- Màn hình hiển thị
- Vạch phân loại huyết áp
- Vòng bít
- Nút nguồn START/STOP
- Nút chọn người sử dụng
- Nút bộ nhớ M
- Nút cài đặt ngày giờ
- Ngăn lắp pin
Các chỉ số của máy
Màn hình hiển thị của máy đo huyết áp
- Thời gian, ngày
- Huyết áp tâm thu
- Phân loại huyết áp
- Huyết áp tâm trương
- Biểu tượng rối loạn nhị
- Giá trị nhịp tim
- Biểu tượng nhịp tim
- Máy bơm hơi và xả (mũi tên)
- Bộ nhớ người sử dụng
- Đơn vị đo mmHg
- Giá trị trung bình 3 lần đo cuối AVG
- Chỉ báo mức pin
- Bộ nhớ, giá trị bộ nhớ trung bình ngày, đêm (AM/PM)
Màn hình của máy đo theo chỉ dẫn
Thông số kỹ thuật của máy
Model | SBC21 | Chu vi vòng bít | 13,5 - 29,5cm |
Phương thức | Đo huyết áp cổ tay | Điều kiện hoạt động | Nhiệt độ : +10 to + 40 độ C |
Dải đo | Huyết áp: 0 - 300 mmHg | Độ ẩm : 15% - 85% | |
Huyết áp tâm thu: 50 - 250 mmHg | Điều kiện bảo quản | Nhiệt độ : -20 to + 60 độ C | |
Huyết áp tâm trương:30 - 200 mmHg | Độ ẩm : 10% - 95% | ||
Nhịp tim: 40 - 180 nhịp/phút |
Tuổi thọ pin Loại pin |
Khoảng 300 lần tùy theo mức huyết áp Loại pin 2 viên pin AAA, loại Alkaline |
|
Độ chính xác | Huyết áp tối đa: ± 3 mmHg | ||
Huyết áp tối thiểu: ± 3 mmHg | Bộ nhớ | 2 X 60 kết quả | |
Nhịp tim: ± 5% kết quả đo | Kích thước | ( Dài ) 70mm x ( Rộng ) 72mm x ( Cao) 27,5mm | |
Sai số cho phép | Tâm thu 8 mmHg / | Trọng lượng | 105 gram |
Tâm trương 8 mmHg |
Cách cài đặt máy đo huyết áp SANITAS SBC21
Cách cài đặt ngày và thời gian
Đây là cách duy nhất mà các phép đo có thể được lưu lại và hiển thị lại với đúng ngày và thời gian. Thực hiện theo các bước sau để thiết lập ngày và thời gian.
- Sau khi lắp pin, năm nhấp nháy, sử dụng nút +/M để chọn năm, xác nhận bằng nút đồng hồ.
- Sau đó đến cài đặt tháng, sử dụng nút sử dụng nút +/M và xác nhận bằng nút đồng hồ.
Làm tương tự cách này đối với ngày và giờ.
Để tắt bấm nút START/STOP
Cách cài đặt khác:
- Nhấn nút đồng hồ để hiện thị ngày tháng và bộ nhớ sử dụng hiện tại.
- Nhấn giữ nút đồng hồ trong vòng 3 giây để màn hình hiển thị năm nhấp nháy. Sau đó cài đặt như bước trên.
Sử dụng các nút để điều chỉnh máy
Cách sử dụng máy đo huyết áp SANITAS SBC21
Những lưu ý khi sử dụng
- Nhằm đảm bảo các giá trị so sánh giữa các lần đo, luôn luôn đo huyết áp của bạn tại cùng 1 thời điểm trong ngày.
- Luôn nghỉ ngơi, thư giãn 5 phút trước khi đo huyết áp.
- Nếu bạn muốn đo lại huyết áp trên cùng 1 người, chờ khoảng 5 phút trước khi tiến hành đo lại.
- Không đo huyết áp trong vòng 30 phút sau khi ăn uống, hút thuốc lá, vận động, tập thể dục...
- Lặp lại việc đo huyết áp sau 5 phút nếu bạn không chắc chắn về kết quả đo của lần trước.
- Các giá trị huyết áp bạn đo được chỉ là những thông tin theo dõi, nó không thay thế cho việc kiểm tra sức khỏe định kiểm tra sức khỏe định kì. Hãy thảo luận kết quả huyết áp của bạn với bác sĩ theo dõi để được đánh giá đúng nhất.
- Không sử dụng máy đo huyết áp cho trẻ sơ sinh, hay bệnh nhân bị tiền sản giật. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu sử dụng máy đo huyết áp trong khi đang mang thai.
- Những bệnh về tim mạch có thể dẫn đến các kết quả đo không chính xác, cũng tương tự những người bị huyết áp thấp, tiểu đường, rối loạn tuần hoàn, rối loạn nhịp tim, chứng run tay...
- Kết quả theo dõi huyết áp trên máy không sử dụng trong các cuộc phẫu thuật.
- Trường hợp người sử dụng mắc chứng hạn chế lưu thông mạch máu trên cánh tay, co thắt mạch máu thì kết quả đo huyết áp cổ tay sẽ bị ảnh hưởng. Trong trường hợp chúng tôi khuyên bạn sử dụng máy đo huyết áp bắp tay.
- Chỉ sử dụng thiết bị trên những người có số đo cổ tay chỉ định từ 13,5 - 19,5cm.
- Trong khi đo huyết áp, không được để ảnh hưởng tới việc lưu thông máu, nếu vòng bít trong khi đo không xả được, lập tức tắt máy, tháo nó ra khỏi cổ tay.
- Không sử dụng trên cổ tay đã từng được phẫu thuật.
- Hãy chắc chắn rằng vòng bít không được cuốn trên cánh tay mà tĩnh mạch hay động mạch đang bị thương.
- Máy đo huyết áp cổ tay được vận hành bằng pin, để tiết kiệm pin máy SBC21 có chế độ tự động, tắt màn hình nếu bạn không tắt máy sau khi đo.
Cách đo huyết áp
Cách đo huyết áp
1. Chuẩn bị đo
Mở nắp chứa pin, lắp 2 Pin AAA 1.5V vào khoang chứa pin (Lưu ý, dây màu đen trong khoang pin ở dưới viên pin để thuận tiện cho việc tháo pin sau này )
Cần thay pin nếu biểu tượng pin nhấp nháy.
2. Đo huyết áp
- Quấn vòng bít máy huyết áp quanh cổ tay trái, đảm bảo nó không bị cản trở bởi áo, đồng hồ.
- Vị trí của vòng bít bên trong cổ tay: Quấn vòng bít sao cho cạnh trên của màn hình là vị trí khoảng 1 cm dưới ngón tay cái của bạn. Vòng bít phải được lắp quanh cổ tay, nhưng không nên siết quá chặt.
Cách quấn máy để đo huyết áp
3. Ngồi đúng tư thế đo
Nghỉ ngơi thư giãn khoảng 5 phút trước mỗi lần đo.
Bạn có thể đo huyết áp ở tư thế ngồi hoặc nằm đều được.
Tuy nhiên cần lưu ý đặt tay sao cho vòng bít ở vị trí ngang tim. Không nói chuyện hoặc cử động trong khi đo.
Ngồi đúng theo hướng dẫn để đạt được kết quả đo tốt nhất
Chọn bố nhớ để lưu kết quả đo
- Nhấn nút đồng hồ hiển thị ngày giờ và bộ nhớ sử dụng hiện tại. Chọn bộ nhớ bằng cách xác nhận. Bạn có thể lựa chọn 2 bộ nhớ khác nhau. Mỗi bộ nhớ lưu được 60 kết quả đo cho 2 người với thời gian và ngày giờ riêng biệt.
- Để chọn bộ nhớ ấn ¹ hoặc ². bấm nút START/STOP 1 để bắt đầu đo. Vòng bít sẽ tự bơm phồng đến mức cần thiết. Nếu nhận thấu huyết áp quá cao, vòng bít sẽ bơm phồng lên để tăng áp lực khí. Sau đó vòng bít sẽ xả hơi dần khi nhịp tim được xác định, biểu tượng nhịp tim sẽ xuất hiện. Lúc đó huyết áp tâm thu, tâm trương, kết quả nhịp tim sẽ được xuất hiện.
- Bạn có thể hủy bỏ việc đo huyết áp bất cứ lúc nào khi nhấn nút START/STOP, kết quả đo sẽ được lưu trữ tựu động. Thiết bị sẽ tự ngắt sau khoảng 2 phút. Sau út nhất 5 phút bạn sẽ thực hiện các phép đo mới.
Phát hiện chứng rối loạn nhịp tim
Máy SBC21 có chức năng phát hiện bệnh rối loạn nhịp tim, khi tim có biểu hiện bất thường máy sẽ cảnh báo nhấp nháy hình trái tim và điện tâm đồ trên màn hình. Khi thấy biểu tượng loạn nhịp tim nhấp nháy bạn cần tắt máy, nghỉ ngơi 5 phút, sau đó tiến hành đo lại. Nếu biểu tượng xuất hiện thường xuyên cần thông báo cho bác sĩ để được tư vấn.
Khi có biểu tượng tim và điện tâm đồ xuất hiện thường xuyên cần thông báo ngay cho bác sĩ
Lưu và xem lại kết quả đo
Kết quả của mỗi phép đo thành công được lưu trữ cùng với ngày và thời gian. Nếu có hơn 60 phép đo, kết quả của phép đo cũ nhất sẽ bị mất. Sử dụng nút đồng hồ nhớ người và sau đó bấm nút để chọn bộ nhớ. Nhấn nút +/M để xem giá trị trung bình của 3 lần đo gần nhất. Tiếp tục bấm nút +/M sẽ hiển thị các kết quả đo gần nhất với ngày và giờ tương ứng.
Xóa kết quả đo
Để xóa kết quả đo cá nhân, bạn chọn kết quả đo cần xóa. Sau đó bấm giữ nút +/M đến khi màn hình hiển thị chữ CL. Tương tự làm vậy với cách xóa bộ nhớ.
Các lỗi thường gặp khi sử dụng máy
Trong trường hợp có sai sót, thông báo E sẽ hiện lên màn hình.
- E1: Không thể đo được giá trị xung
- E2: Bạn di chuyển hoặc nói trong khi đo.
- E3: Vòng bít được quấn quá chặt hoặc quá lỏng.
- E5: Áp suất hơi trong phòng bít cao hơn 300mmHg.
- E6: Pin yếu.
Trong trường hợp này, bạn nên lặp lại phép đo.
Hướng dẫn bảo quản và vệ sinh máy
- Chỉ được lau chùi máy đo huyết áp cẩn thận bằng khăn ẩm.
- Không được dùng các loại xà phòng và dung môi để lau.
- Trong bất cứ trường hợp nào, không được phép làm ướt máy (nước sẽ lọt vào và làm hỏng máy).
- Tháo pin ra khỏi máy nếu không sử dụng trong thời gian dài. Nếu bạn để pin trong máy quá lâu sẽ dẫn đến hiện tượng chảy pin, ảnh hưởng tới linh kiện điện tử trong máy.
Cách xử lý với Pin
- Nếu da hay mắt của bạn bị dính chất lỏng trong pin, hãy rửa sạch khu vực tiếp xúc và liên hệ với cơ sở y tế gần nhất.
- Để xa tầm tay trẻ em.
- Chú ý các cực của Pin để lắp cho đúng.
- Không ném pin vào lửa, không tháo rời, cắt nhỏ hay nghiền nát Pin.
- Không sử dụng Pin sạc.
- Nếu không sử dụng trong thời gian dài, lấy Pin ra khỏi máy.
- Chỉ sử dụng các loại pin cùng loại hoặc tương đương.
- Thay tất cả các viên Pin cùng 1 lúc.
Hiện nay META có bán rất nhiều máy đo huyết áp và các thiết bị y tế đảm bảo cho sức khỏe của bạn. Hãy truy cập ngay META.vn. Hoặc gọi điện theo Hotline tại Hà Nội: 024.3785.5833 - TP Hồ Chí Minh:028.3838.8569 để được tư vấn và sử dụng những sản phẩm chính hãng. Chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng quý khách.
Bạn đang xem: Hướng dẫn sử dụng máy đo huyết áp SANITAS SBC21
Chuyên mục: Máy y tế
Các bài liên quan
- Hướng dẫn sử dụng máy đo huyết áp bắp tay Beurer BM54
- [So sánh] Máy đo huyết áp Omron HEM-7120 và HEM-7121, nên mua loại nào?
- Máy đo huyết áp Omron JPN600 có tốt không? Đánh giá chi tiết về sản phẩm
- Cách sửa những lỗi thường gặp trên máy đo huyết áp Omron
- Điểm mặt 7 máy đo huyết áp điện tử giá rẻ, giá dưới 1 triệu đồng, dùng trong gia đình
- So sánh 3 mã máy đo huyết áp bắp tay Omron JPN600, Omron Hem 8712, Omron Hem 7120