Công nghệ ô tô là ngành gì, thi khối nào? Học Công nghệ ô tô ra trường làm gì?

Tại thị trường Việt Nam, công nghệ ô tô đang trở thành ngành "mũi nhọn", cần nguồn lao động dồi dào và do đó được các bạn trẻ lựa chọn để theo đuổi. Cùng bài viết sau tìm hiểu các thông tin về ngành Công nghệ ô tô - Những trường đào tạo tốt, khối tuyển sinh và cơ hội việc làm sau này nhé!

1Ngành Công nghệ ô tô là gì? 

Công nghệ ô tô là ngành học tích hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực khác nhau, từ cơ khí, tự động hóa, điện - điện tử, công nghệ chế tạo máy đến khai thác, sử dụng và quản lý dịch vụ kỹ thuật ô tô, điều hành sản xuất phụ tùng, lắp ráp, cải tiến và nâng cao hiệu quả sử dụng.

Ngành Công nghệ ô tô là gì?

Khi xã hội phát triển, ô tô được xem là nguồn lực trực tiếp phục vụ cho quá trình lưu thông hàng hóa, thúc đẩy sự phát triển thương mại của con người.

Không chỉ vậy, ngành công nghệ ô tô còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các ngành nghề khác như kim loại, cơ khí, điện tử, hóa chất,... Vì vậy, thúc đẩy ngành công nghệ ô tô phát triển mạnh mẽ là tích cực thúc đẩy phát triển nền công nghiệp hóa, điện đại hóa đất nước.

Cơ hội:

Tính tới hiện nay, thị trường Việt Nam đã hội tụ hầu hấu các hãng sản xuất ô tô lớn trên thế giới như Toyota, Honda, Ford,... Không chỉ vậy, Việt Nam còn thu hút một số nhà sản xuất vệ tinh và cung cấp linh kiện, phụ tùng nước ngoài đầu tư vào thị trường trong nước. Chính vì vậy, ngành công nghệ ô tô có nhu cầu tuyển dụng lao động ngày càng cao.

Tầm quan trọng của ngành công nghệ ô tô

Thách thức:

Tổng thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam chưa cao. Vì vậy, đa số người dân không có khả năng sở hữu ô tô nên việc thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô trong nước phát triển còn nhiều khó khăn.

Việt Nam có hệ thống giao thông chưa được tốt (tổ chức giao thông kém) gây ảnh hưởng không nhỏ tới nhu cầu của thị trường, làm giảm nhu cầu sử dụng ô tô. Đồng thời, thị trường ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam còn nhỏ nên không tận dụng được lợi thế kinh tế của ngành, khiến cho mức chi phí sản xuất cao hơn so với các nước ASEAN khác.

Hơn thế nữa, đa phần các linh kiện, phụ tùng dùng để sản xuất, lắp ráp phải nhập khẩu từ nước ngoài về nên phải chịu thêm các chi phí đóng gói, vận chuyển, bảo hiểm, lưu kho,... góp phần làm tăng giá thành sản xuất, lắp ráp xe trong nước.

Thách thức của ngành công nghệ ô tô

2Công nghệ ô tô tuyển sinh khối nào?

Ngành Công nghệ ô tô được các trường đạo tạo xét tuyển đa dạng các khối có thể kể đến như:

  • Khối D01 (Toán, Văn, Anh).
  • Khối A01 (Toán, Lý, Anh).
  • Khối A00 (Toán, Lý, Hóa).
  • Khối B00 (Toán, Hóa, Sinh).
  • C01 (Văn, Toán, Lý).
  • D07 (Toán, Hóa, Tiếng Anh).
  • D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh).

Công nghệ ô tô tuyển sinh khối nào?

3Các trường đào tạo Công nghệ ô tô 

Dưới đây là tổng hợp một số trường đào tạo Công nghệ ô tô trên cả nước, mời bạn cùng tham khảo nhé!

Miền Bắc:

  • Đại học Công nghệ Giao thông vận tải
  • Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Đại học Công nghiệp Hà Nội
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định
  • Đại học Sao Đỏ
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
  • Đại học Công nghiệp - Việt Hung
  • Đại học Lâm nghiệp
  • Đại học Thành Đô
  • Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu nghị
  • Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học thái Nguyên

Đại học Công nghiệp - Việt Hung đào tạo Công nghệ ô tô

Miền Trung: 

  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
  • Đại Học Vinh
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Nha Trang
  • Đại học Đông Á

Đại Học Vinh đào tạo Công nghệ ô tô

Miền Nam:

  • Đại học Công nghệ TP. HCM - HUTECH
  • Đại học Công nghiệp TP. HCM
  • Đại học Nông lâm TP. HCM
  • Đại học Dân lập Lạc Hồng
  • Đại học Nguyễn Tất Thành
  • Đại học Công nghệ Đồng Nai
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
  • Đại học Công nghệ Đồng Nai
  • Đại học Lạc Hồng
  • Đại học Nam Cần Thơ

Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM

4Công nghệ ô tô học những gì?

Khi đăng ký theo học ngành công nghệ ô tô, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về động cơ đốt trong, tính toán ô tô, hệ thống điện - điện tử ô tô, hệ thống điều khiển tự động trên ô tô, công nghê chẩn đoán, sửa chữa và kiểm định ô tô, hệ thống an toàn và tiện nghi trên ô tô, quản lý dịch vụ ô tô,…

Từ những kiến thức được học, sinh viên có khả năng áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản, kỹ năng thực hành cao và các kỹ năng liên quan đến ô tô để trở thành kỹ sư ô tô chuyên nghiệp.

Ngoài ra, các trường đại học có truyền thống giảng dạy, đào tạo lâu năm các nhóm ngành kỹ thuật, công nghệ còn chú trọng việc cung cấp cho sinh viên các kỹ năng khai thác, sử dụng dịch vụ kỹ thuật ô tô cũng như cách điều khiển lắp ráp chúng, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng của phương tiện.

Công nghệ ô tô học những gì?

5Học Công nghệ ô tô sau này làm nghề gì?

Đối với sinh viên học ngành công nghệ ô tô, khi ra trường bạn có thể đảm nhận công việc ở các vị trí sau:

  • Thợ lắp đặt điện và điện tử.
  • Kỹ thuật viên cơ khí và dịch vụ diesel.
  • Kỹ thuật viên bảo dưỡng.
  • Nhân viên sửa chữa ô tô và kính.
  • Kỹ thuật viên dịch vụ xe hạng nặng và thiết bị tự động.
  • Công nhân bảo trì và sửa chữa chung.
  • Thợ lắp đặt và sửa chữa thiết bị viễn thông trên ô tô.
  • Nhân viên bảo trì, lắp đặt hệ thống sưởi, điều hòa không khí và điện lạnh.
  • Công nhân lắp ráp ô tô.
  • Kiểm định viên.
  • Kỹ sư thiết kế.
  • Trưởng nhóm tra mã phụ tùng ô tô.
  • Kỹ sư tư vấn.
  • Kỹ sư vận hành hệ thống.
  • Kỹ sư kiểm soát chất lượng.
  • Nhân viên kỹ thuật ô tô.
  • Giám sát sản xuất phụ tùng, phụ kiện, lắp ráp ô tô.
  • Kỹ thuật viên sơn ô tô.

Học Công nghệ ô tô sau này làm nghề gì?

6Một số lưu ý khi theo học Công nghệ ô tô 

Khi học bất cứ ngành nghề gì bạn cũng cần phải có đam mê, công nghệ ô tô cũng vậy. Nó đòi hỏi bạn phải đam mê với kỹ thuật, yêu thích các công việc sửa chữa, lắp ráp hay bảo trì ô tô, phụ tùng để bạn có thể vững bước trên con đường sự nghiệp sau này.

Ngoài ra, nếu bạn có khả năng ghi nhớ, phân tích tốt cũng là một lợi thế bởi vì khi học ngành này bạn phải tiếp xúc rất nhiều với các môn học về số liệu, tư duy toán học, vật lý, hóa học,... Chính vì vậy, một khả năng ghi nhớ tốt, phân tích tốt sẽ giúp bạn có thể nắm bắt kịp những gì được học, đồng thời bạn cũng hiểu rõ hơn về chuyên ngành mình đang học với những ứng dụng thực tiễn vào công việc sau này.

Một yếu tố cực kỳ quan trọng nữa đó chính là đạo đức nghề nghiệp của bạn bởi lẽ khi bạn có đạo đức trong nghề nghiệp bạn chọn, bạn mới có thể có tinh thần hăng hái làm việc, hòa đồng với những người xung quanh, trung thực, có trách nhiệm, từ đó có mối quan hệ xã hội tốt, khả năng giao tiếp tốt, giúp bạn thăng tiến trong công việc dễ dàng.

Nguồn tham khảo và tổng hợp: tuyensinhso.vn, cập nhật ngày 15/09/2021.

Bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản nhất về ngành Công nghệ ô tô, chúc bạn sớm chọn được ngành học phù hợp nhé!

Bạn đang xem: Công nghệ ô tô là ngành gì, thi khối nào? Học Công nghệ ô tô ra trường làm gì?

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết