Có 5 món ăn sáng làm tăng đường huyết cực mạnh, ăn nhiều trong thời gian dài càng gây biến chứng và 'đoản mệnh' nhanh chóng
Thực tế có nhiều món ăn sẽ làm tăng đường huyết khi dùng trong bữa sáng.
Bữa sáng được coi là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, điều này lại càng đặc biệt hơn với người mắc bệnh tiểu đường. Không chỉ cung cấp năng lượng bắt đầu ngày mới, bữa điểm tâm sáng còn ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị tiểu đường. Theo các chuyên gia, bỏ bữa sáng sẽ dễ bị kháng insulin và gây tăng cân, khiến khả năng kiểm soát đường huyết bị giảm đi.
Dù biết là không được bỏ bữa sáng nhưng câu hỏi "sáng nay ăn gì?" luôn là vấn đề khó giải đáp với bệnh nhân tiểu đường. Bởi chúng ta cần lựa chọn, xem xét những món ăn sáng vừa bổ dưỡng, ngon miệng mà lại không làm tăng đường huyết. Tiếc là nhiều người vẫn đang 5 món làm lượng đường trong máu tăng cực mạnh như sau, cần bỏ gấp kẻo bệnh nặng thêm.
Bữa sáng với bệnh nhân tiểu đường là vô cùng quan trọng, tốt
nhất đừng bỏ bữa.
5 món ăn sáng làm tăng
đường huyết nhanh, làm nặng bệnh tiểu đường
1. Ngũ cốc có đường
Ngũ cốc nhìn chung là tốt với sức khỏe vì chứa nhiều dưỡng chất
thiết yếu, tuy nhiên nó lại không phù hợp với bệnh nhân tiểu đường.
Cụ thể, loại thực phẩm này chứa khá nhiều tinh bột làm tăng đường
huyết, nếu lỡ ăn phải các loại ngũ cốc nhiều đường lại càng gây hại
hơn.
Tốt nhất bệnh nhân tiểu đường cần tránh ăn ngũ cốc vào bữa sáng. Nếu vẫn muốn dùng, hãy lựa chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt không đường, đọc kỹ thành phần trên bao bì trước khi mua. Tuy nhiên, hãy thay thế ngũ cốc bằng yến mạch ngâm sữa chua qua đêm, càng ăn ít ngũ cốc lại càng tốt cho người tiểu đường.
Ngũ cốc nguyên hạt thì rất tốt, nhưng ngũ cốc nhiều đường ngọt
thì không.
2. Các loại thịt chế
biến sẵn
Nhiều người vẫn thích ăn sáng bằng xúc xích, lạp xưởng… vì nghĩ
chúng không có tinh bột nên không lo tăng đường huyết. Tuy nhiên
đây lại là quan điểm sai lầm, bởi vì loại thực phẩm này đã bị biến
đổi thông qua quá trình ướp muối, lên men, xông khói… để bảo quản
lâu hơn. Chúng chứa quá nhiều phụ gia như đường, muối và các hóa
chất gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Theo Toby Smithson – chuyên gia về tiểu đường tại Mỹ chia sẻ, vào bữa điểm tâm thì bạn chỉ nên ăn trứng thay vì các loại thịt chế biến sẵn. Ăn trứng sẽ giúp bổ sung protein mà không lo nạp thêm chất béo như xúc xích. Kết hợp thêm với một ít rau xanh, bạn sẽ vừa ngừa tiểu đường mà còn giảm cân, phòng bệnh tim.
Các loại thịt chế biến sẵn chưa bao giờ tốt với sức khỏe, tốt
nhất nên hạn chế.
3. Bánh mì, bún,
phở…
Do dễ dàng và thuận tiện trong việc ăn uống, nhiều người đã quen
với việc ăn bánh mì vào bữa sáng. Tuy nhiên theo chuyên gia Toby
nhận định, bánh mì được làm từ tinh bột nên khi vào cơ thể sẽ
chuyển hóa thành đường glucose, khiến đường huyết tăng mạnh mất
kiểm soát.
Cũng như bánh mì, các sợi bún hay phở đều làm từ tinh bột, khi ăn thường xuyên sẽ làm tăng đường huyết và làm bệnh tình nặng thêm. Nếu muốn ăn, hãy cắt giảm lượng bún và phở trong bát còn 1/4 so với bình thường và tăng gấp đôi thịt. Đồng thời đừng quên ăn kèm thêm rau xanh và tráng miệng bằng hoa quả.
Bún hay phở đều làm từ tinh bột, nếu ăn thì nên giảm bớt và
tăng cường thịt, rau.
4. Sữa chua có hương
vị
Sau bữa ăn sáng, rất nhiều người có thói quen ăn 1 hũ sữa chua để
cải thiện tiêu hóa. Vốn dĩ việc này rất tốt nhưng nếu ăn nhầm sữa
chua có hương vị, đường huyết sẽ tăng cao và làm bệnh nặng thêm.
Nguyên do là vì loại thực phẩm này chứa rất nhiều hương liệu và
chất tạo ngọt, không tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
Người tiểu đường nên mua các loại sữa chua không đường, không vị sẽ tốt cho sức khỏe hơn. Khi ăn nên thêm vào một chút trái cây tươi vào, vừa giúp no lâu lại còn dưỡng da, nâng cao hệ tiêu hóa.
Sữa chua có hương vị chứa rất nhiều đường và chất tạo ngọt, cần
tránh sớm.
5. Nước ép trái
cây
Một số loại trái cây rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường, nhưng nước
ép trái cây lại không như vậy. Khi ép trái cây thành nước, chất xơ
và vitamin đã trôi theo phần bã bị lọc đi, chỉ còn lại phần nước
chứa nhiều đường. Chưa kể nếu uống nước trái cây đóng hộp thì lượng
đường này còn gấp mấy lần bình thường.
Với người tiểu đường, cần phải đảm bảo ăn trái cây tươi nguyên chất chứ đừng uống nước ép. Sau bữa sáng hãy dùng trái cây tươi tráng miệng, vừa giúp cải thiện hơi thở mà còn hỗ trợ điều trị tiểu đường. Một vài loại trái cây phù hợp với bệnh nhân tiểu đường thường là bưởi, cam, dâu tây, táo, lê, quả anh đào…
Nước ép trái cây hầu như không còn chất xơ nữa, người tiểu
đường không nên dùng.
Vậy buổi sáng bệnh nhân
tiểu đường nên ăn gì?
Nhìn chung, bữa điểm tâm của bệnh nhân tiểu đường nên bao gồm các
thực phẩm giàu chất xơ, protein nạc và chất béo lành mạnh với sức
khỏe. Ngoài ra, nên hạn chế các thực phẩm mà không được khuyến cáo
sử dụng khi bị tiểu đường, đặc biệt là 5 loại thực phẩm trên.
Bệnh nhân tiểu đường nên thử các món sau cho bữa sáng an toàn:
- Ngâm bột yến mạch với sữa chua (hoặc sữa không đường) qua đêm, sáng dậy chỉ cần mang ra ăn là xong.
- Dùng bơ đậu phộng không đường kèm trái cây, cả hai món này sẽ kết hợp với nhau và kiểm soát lượng đường trong máu cực tốt.
- Ăn trứng kèm với các loại rau như bông cải xanh, rau bina, cải xoăn, cà chua… Món này vừa ít carbs, nhiều chất xơ và vitamin C giúp kiểm soát đường huyết tuyệt vời.
Buổi sáng bệnh nhân tiểu đường chỉ cần ăn yến mạch với sữa chua
không đường là tốt.
Bạn đang xem: Có 5 món ăn sáng làm tăng đường huyết cực mạnh, ăn nhiều trong thời gian dài càng gây biến chứng và 'đoản mệnh' nhanh chóng
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- 4 sai lầm tai hại trong bữa sáng khiến đường huyết tăng vọt mất kiểm soát, có thể đe dọa sức khỏe của người tiểu đường
- Bệnh nhân tiểu đường ăn trứng gà tốt cho đường huyết: Tuy nhiên khi ăn cần ghi nhớ 4 nguyên tắc quan trọng sau đây
- Loại trà có tuổi thọ từ 5000 năm trước: Tốt cho người tiểu đường, đàn ông dùng sẽ sung mãn chuyện phòng the, phụ nữ sẽ giảm cân, da dẻ sáng mịn
- Tắm mãi mà không thấy sạch: Những vùng 'ghét bẩn' thực ra đang ngầm cảnh báo có thể bạn đang mắc bệnh nặng, ung thư, tiểu đường không nằm ngoại lệ