Cách sinh hoạt đúng cách trong mùa dịch COVID theo hướng dẫn của WHO
Đại dịch Covid-19 đang trở thành nỗi ám ảnh của toàn thế giới. Các ca nhiễm bệnh đang tăng ngày một nhiều. Cùng chúng tôi tìm hiểu cách sinh hoạt đúng để đẩy xa COVID-19, bảo vệ cả gia đình bạn theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới WHO nhé!
Đại dịch Covid-19 đang trở thành nỗi ám ảnh của toàn thế giới. Các ca nhiễm bệnh đang tăng ngày một nhiều. Cùng Điện máy XANH tìm hiểu cách sinh hoạt đúng để đẩy xa COVID-19, bảo vệ cả gia đình bạn theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới WHO nhé!
Xem nhanh
1Thông tin về tình hình dịch bệnh Covid
Virus Corona là gì? COVID-19 là gì?
COVID-19 (Coronavirus disease 2019) là tên gọi chính thức của bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chỉ định.
Ban đầu, bệnh này được gọi là "Virus corona mới 2019" (2019 novel coronavirus) hay "nCoV-2019". Virus COVID-19 là một loại virus mới có liên quan với cùng họ của các virus khác như Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) và một số loại cảm lạnh thông thường.
Bắt đầu vào cuối tháng 12/2019, tại một chợ hải sản ở Hồ Nam, Vũ Hán, miền Trung Trung Quốc bỗng bùng phát một loại virus lạ. Ban đầu, virus này được xác nhận là một loại bệnh viêm phổi lạ. Nhưng chỉ sau 100 ngày xuất hiện, bệnh viêm phổi này đã nhanh chóng lây nhiễm ở diện rộng khiến cho nền kinh tế toàn cầu chao đảo, rơi vào khủng hoảng dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói cao chưa từng có.
Corona lây bệnh thông qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của người nhiễm bệnh khi họ ho hay hắt hơi. Mặt khác, khi lỡ chạm tay vào các bề mặt có virus (virus Corona có thể sống trên bề mặt trong vài giờ đồng hồ) rồi sờ tay lên mặt (như sờ tay lên mắt, mũi, miệng), người khỏe mạnh cũng có thể bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, loại virus này có thể bị diệt bởi các chất khử trùng.
Người bệnh nhiễm COVID thường sẽ có những triệu chứng điển hình như sau:
- Các triệu chứng thường gặp nhất là sốt, ho, khó thở tương tự như bệnh cúm hoặc cảm lạnh thông thường.
- Các triệu chứng ít gặp hơn: đau nhức, đau họng, tiêu chảy, viêm kết mạc, đau đầu, mất vị giác hoặc khứu giác, da nổi mẩn hay ngón tay hoặc ngón chân bị tấy đỏ hoặc tím tái.
- Các triệu chứng nghiêm trọng: khó thở, đau hoặc tức ngực, mất khả năng nói hoặc cử động và nặng hơn là viêm phổi.
Đối với các chủng virus Corona như MERS và SARS có thời gian ủ bệnh sẽ kéo dài khoảng 2 - 11 ngày. Đối với các chủng virus Corona chủng mới có thời gian ủ bệnh sẽ kéo dài khoảng 2 - 14 ngày, trung bình là 5 ngày.
Đến nay, dịch COVID-19 đã lây lan rộng trên phạm vi toàn cầu ở hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hiện tình hình dịch trên thế giới vẫn chưa có dấu hiệu chững lại, đặc biệt tại một số nước sau khi thực hiện nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch đã bùng phát dịch trở lại, dự báo trong thời gian tới số ca bệnh còn tiếp tục gia tăng.
Theo số liệu thống kê được cập nhật từ trang worldometers.info, đến 16h ngày 29/7 (giờ Việt Nam), có 196.968.209 người nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn thế giới, trong đó có 4.208.722 người tử vong.
2Một số cách sinh hoạt đúng theo hướng dẫn của WHO
Tăng cường chia sẻ cập nhật thông tin chính xác
- Nắm rõ các thông tin cơ bản về virus corona (COVID-19) bao gồm triệu chứng và biến chứng của bệnh, cơ chế lây lan và cách phòng ngừa sự lây lan.
- Cập nhật thông tin về COVID-19 qua các nguồn thông tin tin cậy như Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các chuyên gia cố vấn của Bộ Y tế trong nước.
- Cảnh giác trước những thông tin/tin đồn giả mạo được truyền miệng hoặc phát tán qua mạng để tránh gây hoang mang cho bản thân và gia đình.
Vệ sinh môi trường xung quanh
- Khử khuẩn bằng các chất tẩy rửa thông thường như chai xịt tẩy rửa đa năng hoặc các dung dịch khử khuẩn có chứa 0.05% Clo hoạt tính hoặc có chứa ít nhất 60% cồn. Ưu tiên khử khuẩn bằng cách lau rửa.
- Đối với nền nhà, tường, bàn ghế, các đồ vật trong phòng, gian bán hàng, khu chơi của trẻ em, khu vệ sinh chung: khử khuẩn ít nhất 01 lần/ngày.
- Đối với vị trí có tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, nút bấm thang máy, tay vịn lan can: khử khuẩn ít nhất 04 lần/ngày.
- Tạo sự thông thoáng trong nhà, tại các phòng, gian bán hàng, khu vui chơi,…bằng cách mở cửa ra vào và cửa sổ hoặc các giải pháp phù hợp khác; hạn chế sử dụng điều hòa.
- Chất thải phải được thu gom và đưa đi xử lý hàng ngày.
Khi đến các khu vực đông người như chợ, siêu thị
- Không vào khu dịch vụ nếu có các biểu hiện sốt hoặc ho, khó thở, mệt mỏi hoặc nếu đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế.
- Sử dụng khẩu trang đúng cách khi đến chỗ đông người theo hướng dẫn của Bộ Y tế và bỏ ngay khẩu trang sau khi sử dụng vào thùng rác đúng nơi quy định.
- Thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch theo quy trình rửa tay của Bộ Y tế trong thời gian có mặt ở khu dịch vụ vào các thời điểm: trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi ho, hắt hơi, khi tay bẩn,…
- Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp. Vứt bỏ khăn giấy che mũi, miệng vào thùng rác và rửa sạch tay. Bỏ rác đúng nơi quy định tại khu dịch vụ.
- Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để tránh lây nhiễm bệnh.
- Duy trì khoảng cách giữa mình và những người xung quanh tối thiểu 1m để đảm bảo đủ an toàn khi giao tiếp vì không ai biết được rằng các giọt nước từ mũi và miệng khi họ nói chuyện hay hắt hơi sẽ phát tán vi khuẩn sang bạn
- Thông báo ngay cho người làm việc tại khu dịch vụ để được hướng dẫn và hỗ trợ khi bản thân thấy có biểu hiện sốt hoặc ho, khó thở.
Khi sơ chế rau củ, thực phẩm
- Trong thời kỳ dịch bệnh như hiện nay thì việc rửa tay (cả cổ tay và cánh tay) sạch sẽ bằng xà phòng và nước ấm trước và sau khi làm bếp, đặc biệt khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
- Đối với dụng cụ làm bếp cần phải được làm sạch và sát trùng bằng nước rửa bát, lau khô sau khi dùng xong, trước khi dùng.
Khi nấu ăn
- "Ăn chín, uống sôi" là nguyên tắc đầu tiên khi chế biến rau củ và thực phẩm để đảm bảo sức khỏe cho người dùng. Thức ăn cần phải được nấu chín 100% thực phẩm trước khi sử dụng để tiêu diệt các mầm bệnh ẩn chứa bên trong, đồng thời hạn chế tình trạng bị ngộ độc thức ăn vì phải vào bệnh viện (nếu cần). nhất là khi tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp hơn.
- Tuy nhiên, đối với rau củ, thực phẩm cần ăn sống, hãy rửa chúng thật nhiều lần, ngâm với muối hay các loại dung dịch rửa thực phẩm chuyên dụng để đảm bảo sạch khuẩn, sâu bệnh,...
- Rửa tay mỗi khi chạm vào thịt sống và thịt chín, để hạn chế các vi khuẩn còn tồn tại trong thịt sống lây lan sang thực phẩm đã được nấu chín, ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
- Sử dụng dụng cụ cắt, nấu riêng cho từng loại thịt và sát khuẩn kỹ trước lần sử dụng tiếp theo.
Khi giặt quần áo
- Theo WHO, việc giặt giũ quần áo, chăn mền,...ngoài sử dụng các loại bột giặt, nước giặt thông thường, bạn hãy ngâm thêm một lần nước nóng sau khi giặt bằng máy giặt để đảm bảo diệt được nhiều mầm bệnh hơn.
- Đặc biệt, tại các vùng tâm dịch, lưu ý đừng phơi quần áo ngoài trời nơi có người qua lại nhé. Nếu có thể bạn hãy phơi trong nhà, hoặc sân thượng, để đảm bảo an toàn vì virus có thể lây truyền trong không khí.
- Đối với những gia đình đang có người nghi nhiễm, nhiễm bệnh: hãy nhớ phân loại quần áo của họ ra giặt riêng, và cẩn thận đeo thêm găng tay vào khi giặt; nếu giặt máy hãy vệ sinh sát khuẩn lồng giặt sau khi giặt xong. Sau đó, khử trùng bằng cách giặt với xà phòng ở nhiệt độ từ 60 độ đến 90 độ. Ngoài ra, bạn có thể ngâm quần áo thêm với một chút clo ở nồng độ 0.05% trong khoảng 30 phút, sau đó mang phơi thật khô và thực hiện các bước sát khuẩn trước khi đưa vào tủ.
- Quan trọng là cần đảm bảo đồ thật khô trước khi xếp vào tủ, sát khuẩn tủ áo thật sạch sẽ và thường xuyên, đừng quên sát khuẩn tay mình trước khi xếp đồ vào tủ.
3Việt Nam hướng dẫn phòng ngừa dịch bệnh COVID-19
Năm 2020, Bộ Y tế đã triển khai thực hiện quy tắc 5K, trở thành một lá chắn thép để giữ an toàn cho người dân và gia đình trước đại dịch COVID-19.
Thông điệp 5K - Chung sống an toàn với dịch COVID-19:
- Khẩu trang: Đeo khẩu trang vải thường xuyên tại nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng. Đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly.
- Khử khuẩn: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay (ít nhất 60% cồn). Vệ sinh các bề mặt vật dụng thường xuyên tiếp xúc. Giữ vệ sinh và để nhà cửa thông thoáng.
- Không tụ tập: Không tụ tập nơi đông người.
- Khai báo y tế: Khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở hãy tự cách ly tại nhà, đeo khẩu trang và gọi đường dây nóng: 1900.9095 hoặc cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị. Tự cách ly, theo dõi sức khỏe, khai báo y tế đầy đủ nếu trở về từ vùng dịch. Thực hiện khai báo y tế trực tuyến tại https://tokhaiyte.vn hoặc tải app NCOVI. Cài đặt ứng dụng Bluezone tại địa chỉ https://www.bluezone.gov.vn/ để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19.
- Khoảng cách: Giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi tiếp xúc với người khác.
Bên cạnh đó trong tình hình mới, Bộ Y tế cũng đưa ra khuyến cáo mới nhất phòng chống dịch bệnh COVID-19 là tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, khăn vải, khuỷu tay áo. Đặc biệt, cần tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý xây dựng lối sống lành mạnh để có sức đề kháng tốt hơn, bảo vệ bản thân trước dịch bệnh.
Nguồn thông tin: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Bộ Y tế. Cập nhật ngày 29/07/2021.
Trên đây là thông tin về cách sinh hoạt đúng cách trong mùa dịch COVID theo hướng dẫn của WHO. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp các thông tin hữu ích giúp bạn phòng chống dịch bệnh tốt nhất.
Bạn đang xem: Cách sinh hoạt đúng cách trong mùa dịch COVID theo hướng dẫn của WHO
Chuyên mục: Tra cứu thông tin
Các bài liên quan
- "Cánh tay COVID" là gì? Những điều bạn cần biết về hội chứng "Cánh tay COVID" sau khi tiêm chủng
- Các đối tượng được phép đi lại trong thời gian giãn cách tại TP. Hồ Chí Minh
- Phân biệt Chỉ thị 15, 16 và 19 của Thủ tướng Chính phủ phòng chống Covid-19
- Các số điện thoại và kênh hỗ trợ về dịch bệnh COVID-19 tại TP. HCM trong thời gian giãn cách
- 12 việc làm tại nhà (WFH) mùa dịch COVID-19 giúp tăng thu nhập bạn nên biết
- 7 cách chăm sóc sức khỏe người bệnh tim mạch mùa dịch Covid