"Cánh tay COVID" là gì? Những điều bạn cần biết về hội chứng "Cánh tay COVID" sau khi tiêm chủng

Bạn thường bắt gặp hiện tượng cánh tay bị sưng đỏ sau khi tiêm vaccine COVID-19, khiến bạn cảm thấy khó chịu và lo lắng. Trường hợp đau và sưng tấy chỗ tiêm hay được gọi là "Cánh tay COVID". Vậy hiện tượng "Cánh tay COVID" là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Bạn thường bắt gặp hiện tượng cánh tay bị sưng đỏ sau khi tiêm vaccine COVID-19, khiến bạn cảm thấy khó chịu và lo lắng. Trường hợp đau và sưng tấy chỗ tiêm hay được gọi là "Cánh tay COVID". Vậy hiện tượng "Cánh tay COVID" là gì? Cùng Điện máy XANH tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

1Hiện tượng “Cánh tay COVID” là gì? 

Bạn sẽ bắt gặp hiện tượng "Cánh tay COVID" - đau và sưng tấy tại chỗ tiêm sau khi tiêm vaccine Moderna hoặc Pfizer-BioNTech phòng COVID-19. Bởi lẽ đây là phản ứng của hệ thống miễn dịch, là phản ứng phụ bình thường sau khi tiêm 2 loại vaccine này chứ không phải là hiện tượng kỳ lạ, vì thế bạn đừng lo lắng quá nhé!

Thực ra, hiện tượng này không phải là hiếm gặp sau khi bất kỳ loại vaccine nào cả. Dù là ở độ tuổi nào thì hiện tượng đau và sưng tấy tại chỗ tiêm là những phản ứng thường gặp, được gọi là phản ứng phụ nhẹ hay là phản ứng không mong muốn.

Hiện tượng “Cánh tay COVID” là gì?

2Tại sao hiện tượng “Cánh tay COVID” lại xảy ra? Thường kéo dài bao lâu?

Đây là hiện tượng xuất hiện da quá mẫn cảm tốc độ chậm và xảy ra trên hoặc xung quanh vùng da tiêm vaccine. Những vết tấy xuất hiện thể hiện rằng các tế bào miễn dịch của cơ thể đang trong quá trình phản ứng với các tế bào cơ.

Công dụng của vaccine COVID-19 là giúp cơ thể tạo ra protein loại S, tuy nhiên, trong một số trường hợp, hệ miễn dịch của một số người lại xác định đó là tình trạng bị nhiễm trùng và cần được loại bỏ. Vì thế mà hệ miễn dịch đã phản ứng quá mức, làm cho xuất hiện vết sưng tấy ngay trên da - gây nên các dấu hiệu của triệu chứng "cánh tay COVID".

Tại sao hiện tượng “Cánh tay COVID” lại xảy ra? Thường kéo dài bao lâu?

Những sưng đỏ này sẽ bắt đầu xuất hiện sau 3 - 4 ngày hay có thể 1 tuần hoặc lâu hơn sau khi tiêm mũi thứ nhất hoặc mũi thứ hai. Tuy nhiên, thời gian phổ biến nhất là thường xuất hiện khoảng 7 ngày sau mũi tiêm đầu tiên, 2 ngày sau mũi tiêm thứ hai.

Các triệu chứng này thường kéo dài từ 3 - 5 ngày. Mặc dù hiện tượng này gây khó chịu, tuy nhiên nó được đánh giá  chỉ là phản ứng phụ sau tiêm, không có ảnh hưởng đến tính mạng và có thể biến mất sau vài ngày.

3Những triệu chứng thường gặp ở “Cánh tay COVID”

Các triệu chứng thường gặp khi mắc phải "Cánh tay COVID" gồm có:

  • Ngứa, phát ban đỏ hoặc đổi màu vùng da quanh chỗ tiêm với các kích thước khác nhau. Các trường hợp khác nặng hơn thì vết sưng có thể lan đến bàn tay hoặc đến ngón tay,
  • Tại vùng da tiêm vaccine sẽ bị sưng tấy, đồng thời bạn sẽ cảm thấy nóng ấm khi chạm vào và xuất hiện các cục u cứng dưới da tại vị trí tiêm.

Những triệu chứng thường gặp ở “Cánh tay COVID”

4Khi xảy ra hiện tượng "Cánh tay COVID" nên xử trí như thế nào?

Mặc dù đây chỉ là một phản ứng sau tiêm không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng mang lại cảm giác khó chịu với người bị "Cánh tay COVID". Vậy làm sao để có thể giảm thiểu tối đa những cảm giác khó chịu?

  • Điều đầu tiên bạn cần làm là hãy giữ bình tĩnh bởi vì không ảnh hưởng đến tính mạng. 
  • Tiếp đó, bạn hãy áp dụng những phương pháp sau để có thể giảm tình trạng đau, sưng và ngứa. Bạn có thể chườm mát, dùng steroid, dùng các thuốc giảm đau, dùng thuốc kháng histamine dạng uống.
  • Nếu trong trường hợp tình trạng ngày càng chuyển biến xấu bạn hãy đến bệnh viện hay gọi bác sĩ hay nhân viên tiêm chủng để được trợ giúp nhé!

Khi xảy ra hiện tượng

Nguồn: Báo Lao động, Báo Thanh niên, Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Lạng Sơn - Ngày cập nhật: 27/09/2021

Trên đây là thông tin về hiện tượng "Cánh tay COVID" và những điều bạn cần biết về hội chứng này sau khi tiêm chủng. Nếu có thắc mắc gì, hãy để lại bình luận phía bên dưới để được giải đáp nhé!

Bạn đang xem: "Cánh tay COVID" là gì? Những điều bạn cần biết về hội chứng "Cánh tay COVID" sau khi tiêm chủng

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết