Các đối tượng được phép đi lại trong thời gian giãn cách tại TP. Hồ Chí Minh

Trong giai đoạn dịch COVID-19 hết sức căng thẳng, TP. HCM đã siết chặt thực hiện Chỉ thị 16 và tăng cường một loạt biện pháp mạnh để kiểm soát dịch bệnh. Xem ngay dưới đây các đối tượng được phép đi lại trong thời gian giãn cách để tuân thủ theo quy định của thành phố và cùng nhau chống dịch bạn nhé!

1Những điều cần biết trong việc siết chặt chỉ thị 16 của TP. HCM 

Giữ chặt, mở rộng vùng xanh và nâng cao kiểm soát vùng có nguy cơ cao

Với việc tăng cường biện pháp thực hiện Chỉ thị 16, Ban Thường vụ Thành ủy TP. HCM đã tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện giãn cách cùng thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

Thành phố quyết tâm thực hiện mục tiêu phong tỏa, kiềm chế tốc độ lây lan của dịch; tăng cường giữ vững vùng xanh và tiếp tục mở rộng vùng xanh an toàn, đồng thời kiểm soát sự lây lan vùng nguy cơ cao.

Giữ chặt, mở rộng vùng xanh

Giám sát, đôn đốc thực hiện nghiêm giãn cách xã hội

Thành phố tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về giãn cách, quy định cách ly, phong tỏa. Trong đó phải đảm bảo giãn cách giữa người với người và gia đình với gia đình. Trong khu phong tỏa phải tuyệt đối không tiếp xúc với người xung quanh.

Chỉ khi đi mua thực phẩm thiết yếu và có yêu cầu cấp cứu y tế thì người dân mới được ra khỏi nhà. Đối với một số khu vực có nguy cơ rất cao thì chính quyền sẽ tổ chức mang nhu yếu phẩm thiết yếu đến từng nhà. Người đang cách ly trong khu cách ly tuyệt đối không được ra khỏi phòng và tiếp xúc trực tiếp với người khác trừ trường hợp cấp cứu y tế.

Giám sát, đôn đốc thực hiện nghiêm giãn cách xã hội

Siết chặt kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp 

Thành phố sẽ xử phạt nghiêm đối với các doanh nghiệp hoạt động không bảo đảm các yêu cầu công tác phòng, chống dịch. Các doanh nghiệp sản xuất chỉ được phép hoạt động khi bảo đảm an toàn, tuân thủ nghiêm nguyên tắc “3 tại chỗ” và “một cung đường, hai điếm đến”.

Riêng những doanh nghiệp dịch vụ thiết yếu như về y tế, dược phẩm, lương thực, thực phẩm, dịch vụ tang lễ, vận chuyển hàng hóa thiết yếu,... sẽ được hoạt động theo yêu cầu phục vụ và phải bảo đảm an toàn.

Siết chặt kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp

Tạm ngưng hoàn toàn sản xuất, xây dựng không cấp thiết

Thành phố chủ trương chỉ đạo tạm dừng hoàn toàn các hoạt động sản xuất, hoạt động thi công công trình xây dựng không cấp bách.

Một số ngành như ngân hàng, chứng khoán có thể hoạt động mức độ duy trì công suất để cung ứng kịp thời dịch vụ cần thiết. Đối với phòng giao dịch, chi nhánh thì có thể hoạt động luân phiên, đồng thời đảm bảo thực hiện nghiêm giãn cách.

Tạm ngưng hoàn toàn sản xuất, xây dựng không cấp thiết

Mở cửa chợ truyền thống theo phương thức buôn bán mới

Chợ truyền thống được hoạt động với mô hình mới, quy mô giảm còn 30%, đồng thời phải đảm bảo giảm tối đa lượng người tương tác. Quy định chỉ cho phép kinh doanh lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu và bán luân phiên theo ngày chẵn - lẻ. Trong đó phải có màng ngăn giữa người mua và bán, bảo đảm không gian mở, thoáng, niêm yết giá và khuyến khích bán hàng vào túi sẵn, thực hiện nghiêm giãn cách.

Mở cửa chợ truyền thống theo phương thức buôn bán mới

2Các nhóm đối tượng được đi lại tại TP. HCM trong thời gian siết chặt chỉ thị 16 

Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động

Trong quá trình di chuyển, nhóm này phải đeo thẻ cán bộ, công chức, mặc đồng phục ngành và có văn bản xác nhận của đơn vị để phục vụ kiểm tra của lực lượng chức năng. Riêng người đi làm bằng xe ô tô cá nhân thì phải có thêm giấy xác nhận công tác do đơn vị cấp được dán trên mặt kính trước của xe.

Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động

Lực lượng phòng, chống dịch, lực lượng hỗ trợ, phục vụ

Yêu cầu sử dụng thẻ công tác/giấy xác nhận công tác phòng, chống dịch (màu đỏ) do cơ quan, đơn vị cấp để phục vụ việc kiểm tra của lực lượng chức năng.

Lực lượng phòng, chống dịch, lực lượng hỗ trợ, phục vụ

Đối tượng được gọi đi tiêm ngừa vacxin

Những người đi tiêm vắc xin cần mang theo giấy mời tiêm hoặc tin nhắn điện thoại, Ủy ban nhân dân TP. Thủ Đức và các quận, huyện cấp; thẻ/phiếu nhận diện (màu sắc thay đổi hằng ngày) để người đi tiêm vắc xin đeo trên ngực nhằm phục vụ kiểm tra của lực lượng chức năng.

Ngoài ra, một số địa phương sẽ triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người dân sau 18 giờ mỗi ngày nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Đối tượng được gọi đi tiêm ngừa vacxin

Đội ngũ giao hàng thực phẩm thiết yếu (Shipper)

Đối với shipper, ngoài các giải pháp nhận diện như đồng phục, thùng hàng, ứng dụng quản lý đơn hàng, giấy thông hành,... còn phải có bảng tên và ứng dụng công nghệ nhận diện shipper thông qua mã QR code.

Shipper chỉ hoạt động từ 06h đến 18h mỗi ngày. Đối với shipper vận chuyển hàng hóa thiết yếu trong các khu phong tỏa, khu cách ly, cơ sở y tế, cơ sở thu dung, cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 thì được phép di chuyển liên quận, huyện, thành phố Thủ Đức.

Đội ngũ giao hàng thực phẩm thiết yếu (Shipper)

Những người đi chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi

Ủy ban thực hiện tổ chức phát phiếu đi chợ, siêu thị cho người dân theo quy định, trong đó có ghi rõ thời gian đi và các địa điểm chợ, siêu thị, cửa hàng gần nhất. Tại các địa điểm như chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi,... phải có phiếu đi chợ thì người dân mới được cho vào. Sau khi người dân mua sắm xong tại đây, các phiếu đi chợ sẽ được nhân viên thu lại nhằm tránh trường hợp người dân lạm dụng phiếu đi chợ đi khắp nơi.

Những người đi chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi

Các phương tiện vận tải

Các phương tiện vận tải sẽ được nhận diện theo quy định hoặc đã đăng ký với Sở Công Thương, Sở Giao thông vận tải, Sở Y tế và cung cấp cho Công an Thành phố và các quận, huyện, thành phố Thủ Đức để phục vụ việc kiểm tra của lực lượng chức năng.

Các phương tiện vận tải chỉ được lưu thông khi giao hàng hóa thiết yếu, đưa đón lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch; cung cấp suất ăn cho các khu phong tỏa, khu cách ly, cơ sở y tế,...

Các phương tiện vận tải

Nguồn tham khảo: Thư viện pháp luật và Công văn 2522/UBND-VX – Ngày cập nhật: 12/08/2021

Trên đây là thông tin về các đối tượng được phép đi lại trong thời gian giãn cách tại TP. Hồ Chí Minh, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong mùa dịch này. Nếu có ý kiến đóng góp, hãy bình luận bên dưới để mọi người cùng thảo luận nhé!

Bạn đang xem: Các đối tượng được phép đi lại trong thời gian giãn cách tại TP. Hồ Chí Minh

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết