Cách ghi học bạ theo Thông tư 27 chuẩn nhất 2022
Mẫu nhận xét học bạ theo Thông tư 27 như thế nào cho chuẩn và đầy đủ nhất? Trong bài viết dưới đây,sẽ chia sẻ đến bạn cách ghi học bạ theo Thông tư 27 chuẩn nhất. Hãy tham khảo nhé!
Mẫu nhận xét học bạ theo Thông tư 27 như thế nào cho chuẩn và đầy đủ nhất? Trong bài viết dưới đây,sẽ chia sẻ đến bạn cách ghi học bạ theo Thông tư 27 chuẩn nhất. Hãy tham khảo nhé!
Nội dung
Cách ghi học bạ theo Thông tư 27
Học bạ được dùng để ghi kết quả tổng hợp đánh giá cuối năm của học sinh. Vì thế khi ghi học bạ, giáo viên cần nghiên cứu thật kỹ Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 09 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc bạn hành quy định đánh giá học lực của học sinh. Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn ghi học bạ theo Thông tư 27 đầy đủ nhất, mời bạn tham khảo.
1. Trang 3, thông tin ghi theo giấy khai sinh của học sinh.
2. Mục “1. Các môn học và hoạt động giáo dục”.
Trong cột Mức đạt được: Ghi ký hiệu T nếu học sinh đạt mức “Hoàn thành tốt”. Ghi H nếu học sinh đạt mức “Hoàn thành”. Ghi C nếu học sinh ở mức “Chưa hoàn thành”.
Trong cột Điểm KTĐK: Với các môn học có bài kiểm tra định kỳ, giáo viên ghi điểm số của bài kiểm tra cuối năm học. Với học sinh được kiểm tra lại, giáo viên ghi điểm số của bài kiểm tra lần cuối.
Trong cột Nhận xét: Ghi những điểm nổi bật về sự tiến bộ, năng khiếu, hứng thú học tập với các môn học, hoạt động giáo dục của học sinh, nội dung, kỹ năng chưa hoàn thành trong từng môn học, hoạt động giáo dục cần được khắc phục, giúp đỡ (nếu có).
3. Mục “2. Những phẩm chất chủ yếu” và mục “3. Những năng lực cốt lõi”
Trong cột “Mức đạt được” tương ứng với từng nội dung đánh giá về phẩm chất, năng lực: Giáo viên ghi ký hiệu T nếu học sinh đạt mức Tốt, ghi Đ nếu học sinh đạt mức Đạt, ghi C nếu học sinh ở mức Cần cố gắng.
Trong cột “Nhận xét” tương ứng với nội dung đánh giá về phẩm chất: Giáo viên ghi các biểu hiện, sự tiến bộ, ưu điểm, hạn chế hoặc khuyến nghị (nếu có) về sự hình thành và phát triển một số phẩm chất chủ yếu của học sinh. Ví dụ: Học sinh đi học đầy đủ, đúng giờ, trong giờ mạnh dạn trình bày ý kiến, biết tôn trọng, giúp đỡ mọi người…
Trong cột “Nhận xét” tương ứng với nội dung đánh giá về năng lực: Giáo viên ghi các biểu hiện, sự tiến bộ, ưu điểm, hạn chế hoặc khuyến nghị (nếu có) về sự hình thành và phát triển một số năng lực chung, năng lực đặc thù của học sinh. Ví dụ: Học sinh biết vệ sinh thân thể, chủ động, phối hợp trong học tập, ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, có khả năng tự học…
4. Mục “4. Đánh giá kết quả giáo dục”
Ghi 1 trong 4 mức: Hoàn thành xuất sắc, Hoàn thành tốt, Hoàn thành, Chưa hoàn thành.
5. Mục “5. Khen thưởng”
Ghi những thành tích mà học sinh được khen thưởng trong năm học. Ví dụ: Học sinh đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc hay Đạt danh hiệu học sinh tiêu biểu hoàn thành tốt trong học tập và rèn luyện…
6. Mục “6. Hoàn thành chương trình lớp học/chương trình tiểu học”
Ghi Hoàn thành chương trình lớp…/chương trình tiểu học hoặc Chưa hoàn thành chương trình lớp…/chương trình tiểu học hay Được lên lớp/Chưa được lên lớp.
Ví dụ: Hoàn thành chương trình lớp 3, được lên lớp 4.
Hoàn thành chương trình tiểu học.
Lời nhận xét học bạ theo Thông tư 27
Loại nhận xét | Nội dung |
Môn học/Hoạt động giáo dục | Em biết tham gia sắm vai thực hiện một số việc đã làm cho người thân như: viết câu đối, làm thiệp thể hiện những câu chúc đầu xuân với mọi người trong gia đình. Biết tham gia các hoạt động thăm hỏi, quyên góp... để chia sẻ với mọi người. |
Môn học/Hoạt động giáo dục | Em tuân thủ tốt các nội quy của trường, lớp. Tự chăm sóc bản thân đáng khen. Nắm được các thao tác trong phòng chống đuối nước. |
Môn học/Hoạt động giáo dục | Em nắm được các thao tác phòng chống đuối nước. Biết tự chăm sóc bản thân và tuân thủ tốt nội qui của trường lớp. |
Môn học/Hoạt động giáo dục | Em biết tự chăm sóc bản thân, giúp đỡ bạn trong học tập. Tuân thủ tốt nội qui nhà trường và nắm được các thao tác phòng chống đuối nước. |
Môn học/Hoạt động giáo dục | Em biết tham gia các hoạt động thăm hỏi, quyên góp... để chia sẻ với mọi người. Biết tham gia sắm vai thực hiện một số việc đã làm cho người thân như: viết câu đối, làm thiệp thể hiện những câu chúc đầu xuân với mọi người trong gia đình. |
Môn học/Hoạt động giáo dục | Em tính toán cộng, trừ trong phạm vi 100 khá tốt. Nhìn mô hình viết được sơ đồ tách gộp. Đặt tính dọc đúng yêu cầu, hoàn thành môn học. Đáng khen. |
Môn học/Hoạt động giáo dục | Em có ý thức kỷ luật, đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau trong tập luyện. Thực hiện được các tư thế tay cơ bản kết hợp kiễng gót và đẩy hông. |
Môn học/Hoạt động giáo dục | Em biết được trên cơ thể mình gồm những bộ phận nào. Biết thể hiện tình cảm yêu thương động vật, thực vật. Phân biệt được con trai, con gái. |
Môn học/Hoạt động giáo dục | Em viết bài đúng yêu cầu, cần rèn thêm chữ viết cho đều nét. Tuy nhiên em đọc trơn còn chậm, cần rèn đọc nhiều hơn em nhé. |
Môn học/Hoạt động giáo dục | Em đọc to, rõ các chữ, viết bài đúng yêu cầu. Biết nhìn tranh nối từ và trả lời tốt câu hỏi. Đáng khen! |
Phương pháp đánh giá học sinh theo Thông tư 27
Một số phương pháp đánh giá thường được sử dụng trong quá trình đánh giá học sinh gồm:
- Phương pháp quan sát: Giáo viên theo dõi, lắng nghe học sinh trong quá trình giảng dạy trên lớp, sử dụng phiếu quan sát, nhật ký ghi chép, bảng kiểm tra các biểu hiện của học sinh để sử dụng làm công cụ minh chứng đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của các em.
- Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, hoạt động, các sản phẩm của học sinh: Giáo viên đưa ra các nhận xét, đánh giá về các sản phẩm cũng như kết quả hoạt động của học sinh để từ đó đánh giá học sinh theo từng nội dung đánh giá có liên quan.
- Phương pháp vấn đáp: Giáo viên trao đổi với học sinh thông qua việc hỏi - đáp để thu thập thông tin nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ sao cho kịp thời.
- Phương pháp kiểm tra viết: Giáo viên sử dụng các bài kiểm tra gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo mức độ, yêu cầu cần đạt của chương trình, dưới hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm, tự luận để đánh giá mức đạt được về các nội dung giáo dục cần đánh giá.
Lưu ý khi đánh giá học sinh tiểu học
Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh cần phải đáp ứng được yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
Giáo viên đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua những phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi như:
Phẩm chất chủ yếu: Yêu nước, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái.
Năng lực cốt lõi:
- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết các vấn đề, sáng tạo.
- Năng lực đặc thù: Ngôn ngữ, khoa học, tính toán, công nghệ, tin học, thể chất, thẩm mỹ.
>> Tham khảo thêm:
- Mẫu nhận xét học bạ theo Thông tư 22 (hướng dẫn cách ghi từ A-Z)
-
Các trường đại học xét tuyển bằng học bạ ở Hà Nội, TPHCM năm
2022
- Tiên học lễ hậu học văn là gì? Thế nào là tiên học lễ hậu học văn?
- Những câu nói truyền cảm hứng học tập, câu nói hay về cố gắng học tập
- Hướng dẫn cách dạy học trực tuyến với Microsoft Teams cho giáo viên, học sinh
- Cách tính điểm trung bình học kỳ 1, học kỳ 2, cả năm cho học sinh cấp 2, cấp 3
Trên đây là cách ghi học bạ theo Thông tư 27 mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!
Bạn đang xem: Cách ghi học bạ theo Thông tư 27 chuẩn nhất 2022
Chuyên mục: Tra cứu thông tin