Các nhóm đối tượng được cấp thẻ BHYT miễn phí từ năm 2022
Bảo hiểm y tế (BHYT) có thể được cấp miễn phí cho nhiều đối tượng theo quy định giúp hỗ trợ được phần nào chi phí thăm khám chữa bệnh cho cá nhân đó. Mời bạn cùng Kiến Thức Mới tìm hiểu các đối tượng được cấp thẻ BHYT miễn phí từ năm 2022 trong bài viết sau đây nhé!
Xem nhanh
1Các nhóm đối tượng được cấp BHYT miễn phí
Theo Điều 2 Nghị định 70/2015/NĐ-CP, Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP, Điều 7 Nghị định 79/2020/NĐ-CP cùng với Điều 2, Điều 3 và Điều 6 của Nghị định 146/2018/NĐ-CP, các đối tượng trong 2 nhóm sau đây sẽ được cấp BHYT miễn phí từ ngày 01/07/2021:
Nhóm đối tượng do cơ quan BHXH đóng
- Người đang được hưởng lương hưu hoặc trợ cấp mất sức lao động mỗi tháng.
- Người đang được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Người đang hưởng trợ cấp BHXH mỗi tháng do bị bệnh nghề nghiệp hoặc bị tai nạn lao động. Công nhân làm việc ở trại cao su đang được hưởng phụ cấp hằng tháng theo quy định của Chính phủ.
- Người lao động đang được hưởng chế độ thai sản khi sinh con, hoặc đang nhận nuôi con nuôi.
- Người lao động nghỉ việc và đang hưởng trợ cấp ốm đau thuộc trong Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y Tế ban hành.
- Cán bộ xã, phường và thị trấn đã nghỉ việc và đang được hưởng trợ cấp BHXH mỗi tháng.
Nhóm đối tượng do ngân sách nhà nước đóng
- Cán bộ xã, phường và thị trấn đã nghỉ việc và đang được hưởng trợ cấp mỗi tháng từ Ngân sách nhà nước.
- Công an nhân dân, quân nhân và người làm công tác cơ yếu theo Điều 2 của Nghị định 70/2015/NĐ-CP.
- Người đã dừng hưởng trợ cấp mất sức lao động, thay vào đó đang được hưởng trợ cấp từ Ngân sách nhà nước mỗi tháng.
- Người có công bảo vệ Tổ quốc, tham gia kháng chiến theo Khoản 5 Điều 3 Nghị định 146.
- Cựu chiến binh theo Khoản 4 Điều 3 Nghị định 146.
- Người có công với cách mạng được quy định theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
- Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm.
- Trẻ em dưới 6 tuổi.
- Người đang hưởng trợ cấp bảo trợ XH mỗi tháng theo quy định Pháp luật về người cao tuổi, người khuyết tật - đối tượng bảo trợ xã hội.
- Người thuộc nhóm hộ gia đình nghèo, dân tộc thiểu số đang sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn/vùng đặc biệt khó khăn, người đang sống ở xã đảo, huyện đảo và một số đối tượng khác theo Khoản 9 Điều 3 Nghị định 146.
- Thân nhân của người có công với cách mạng (là mẹ đẻ, cha đẻ, chồng hoặc vợ, con của liệt sỹ) và người có công nuôi dưỡng liệt sỹ.
- Thân nhân của người có công với cách mạng theo Khoản 12 Điều 3 Nghị định 146.
- Người nhận được danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú thuộc hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người mỗi tháng thấp hơn mức lương cơ sở.
- Thân nhân của sỹ quan, hạ sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, binh sỹ quân đội đang tại ngũ, sỹ quan - hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật cùng với sỹ quan - hạ sỹ quan nghiệp vụ đang trong thời gian công tác tại lực lượng công an nhân dân,… và các đối tượng khác được đề cập tại Khoản 13 Điều 3 Nghị định 146.
- Người nước ngoài nhận được học bổng từ Ngân sách của Nhà nước Việt Nam và đang học tại Việt Nam.
- Người đã thực hiện việc hiến bộ phận cơ thể của mình theo quy định Pháp luật về hiến ghép mô tạng.
- Người đủ 80 tuổi trở lên và đang được hưởng cấp tuất mỗi tháng theo quy định pháp luật về BHXH.
- Người phục vụ những người có công với cách mạng (như Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, người tham gia hoạt động kháng chiến đang bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên) và đang sống tại gia đình.
Nhóm đối tượng do người sử dụng lao động đóng
- Thân nhân của công nhân, viên chức quốc phòng đang phục vụ trong Quân đội, bao gồm đối tượng theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 13 Điều 3 Nghị định 146.
- Thân nhân của công nhân công an đang phục vụ trong Công an nhân dân, bao gồm đối tượng theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 13 Điều 3 Nghị định 146.
- Thân nhân của người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu, bao gồm đối tượng theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 13 Điều 3 Nghị định 146.
Các nhóm đối tượng khác
Học viên đào tạo sĩ quan dự bị từ 3 tháng trở lên chưa tham gia BHXH, BHYT trong thời gian đào tạo được cơ sở đào tạo đóng BHYT.
Nhóm đối tượng được bổ sung thêm theo Nghị định 20
- Người cao tuổi từ đủ 75 - 80 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo:
- Không thuộc trường hợp không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
- Đang sống tại địa bàn các xã, thôn ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn.
- Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo đang sống tại các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đặc biệt khó khăn và không thuộc các trường hợp:
- Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng do bị bỏ rơi mà chưa có người nhận làm con nuôi, mồ côi cả cha và mẹ hoặc cả cha, mẹ đều bị tuyên bố mất tích,…
- Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo.
- Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng.
- Người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng (tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp xã hội hàng tháng).
2Những điểm mới về tiêu chí hộ nghèo từ năm 2022
Tiêu chuẩn hộ nghèo từ năm 2022 đã được điều chỉnh để phù hợp hơn với mức giá sinh hoạt ngày càng đắt đỏ hiện nay. Cụ thể, theo quy định tại Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP nêu rõ:
- Ở khu vực nông thôn: Hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người mỗi tháng từ 1.5 triệu đồng trở xuống, đồng thời bị thiếu hụt từ 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên (được quy định trong phần Phụ lục kèm Nghị định 07).
- Ở khu vực thành thị: Hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người mỗi tháng từ 2 triệu đồng trở xuống và bị thiếu hụt từ 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Như vậy, những người thuộc hộ nghèo năm ngoái chưa chắc có thể được miễn phí BHYT khi tiêu chuẩn hộ nghèo có chút thay đổi từ năm 2022.
3Một số lưu ý về BHYT miễn phí
Với những đối tượng được cấp BHYT miễn phí cần lưu ý thêm một số vấn đề như sau:
- Thẻ BHYT miễn phí có giá trị sử dụng kể từ ngày được cấp cho đến ngày không còn thuộc nhóm đối tượng được cấp BHYT miễn phí nữa. Ví dụ, trẻ dưới 6 tuổi thì thẻ BHYT có giá trị đến ngày trẻ đủ 72 tháng tuổi.
- Thẻ BHYT miễn phí có giá trị từ ngày được cấp cho đến ngày dừng đóng hoặc dừng tham gia BHYT.
- Thẻ BHYT sẽ không còn ghi thời điểm hết hạn sử dụng kể từ ngày 01/08/2017 theo Công văn 3340/BHXH-ST, mà chỉ ghi thời điểm bắt đầu có giá trị sử dụng thẻ BHYT.
- Thẻ BHYT không có giá trị sử dụng khi đã hết thời hạn sử dụng, thẻ đã bị tẩy xóa/sửa chữa hoặc người có tên trong thẻ không còn tiếp tục tham gia BHYT nữa, theo Khoản 4 Điều 16 Luật BHYT năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định.
- Nghiêm cấm hành vi sửa chữa và tẩy xóa thẻ BHYT, vì người bệnh sẽ không còn nhận được các chế độ BHYT theo Nghị định 117/2020/NĐ-CP.
- Trường hợp thẻ hết hạn sử dụng thì người tham gia BHYT cần phải gia hạn thẻ.
1. Luật Việt Nam
2. Nghị định 20/2021/NĐ-CP
Như vậy, bạn đã biết thêm về các đối tượng được cấp thẻ BHYT miễn phí từ năm 2022 rồi nhé! Mong rằng bài viết hữu ích cho bạn.
Bạn đang xem: Các nhóm đối tượng được cấp thẻ BHYT miễn phí từ năm 2022
Chuyên mục: Tra cứu thông tin
Các bài liên quan
- Cách tra cứu mã số định danh cá nhân mới, chính xác nhất
- Cách tra cứu phân loại trang thiết bị y tế đơn giản, nhanh chóng
- Không đóng tiền điện, nước bao lâu thì bị cắt? Những lưu ý cần nắm để tránh bị cắt dịch vụ
- Cách tra mã số Bảo hiểm y tế khi mất thẻ nhanh và chính xác nhất
- Cách xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân online, trực tiếp cực đơn giản và thuận tiện
- Thuế thu nhập cá nhân là gì? Những quy định về thuế thu nhập cá nhân mới nhất 2021