Các lỗi thường gặp của máy đo đường huyết và cách khắc phục
Trong quá trình sử dụng máy đo huyết áp bạn sẽ thấy xuất hiện các biểu tượng lỗi. Vậy bạn nắm được bao nhiêu lỗi ký hiệu? Cách khắc phục lỗi như thế nào? Hãy đón đọc bài viết dưới đây cùng chúng tôi nhé!
Máy đo đường huyết là thiết bị y tế quan trọng và được sử dụng phổ biến trong cuộc sống ngày nay. Thiết bị giúp đo nồng độ đường tồn tại trong máu giúp người bệnh chủ động theo dõi tình hình sức khỏe bản thân tốt hơn.
>>> Tham khảo Máy đo đường huyết thương hiệu nào tốt?
Máy giúp người dùng theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên
Trong quá trình đó, máy có thể xuất hiện một số lỗi được biểu thị bằng các ký hiệu riêng. Để hiểu rõ và nắm được thông tin lỗi nhằm có cách khắc phục kịp thời, META.vn xin được gửi với Quý khách bài viết dưới đây về các mã lỗi thường gặp. Mời quý vị đón đọc.
>>> Tham khảo Top những máy đo đường huyết dưới 1 triệu đồng có chất lượng tốt
Các mã lỗi thường gặp khi sử dụng máy đo đường huyết
Lỗi E0 nghĩa là gì?
Khi sử dụng nếu thấy máy báo lỗi E0 bạn chỉ cần tháo rời pin ra khỏi máy khoảng 30 giây rồi lắp trở lại. Tiến hành bật mở máy như bình thường là có thể sử dụng ngay.
Nếu máy vẫn báo lỗi E0 cần liên hệ trung bảo hành để được tư vấn.
Lỗi E1 nghĩa là gì?
Lỗi E1 là lỗi tự kiểm nội chuẩn của máy. Theo đó, lỗi E1 cho biết sản phẩm đang bị nhiễm điện từ và đang kiểm tra nội chuẩn.
Lúc này bạn chỉ cần tìm vị trí khác tốt hơn, tránh xa các nguồn điện, điện thoại,... và tắt bật máy trở lại.
Lỗi E2 nghĩa là gì?
Lỗi E2 báo hiệu que thử đã bị tháo ra khỏi khe cắm khi máy đang đo. Để khắc phục, bạn chỉ cần gắn lại que thử vào máy đúng cách và tiến hành đo lại.
Nếu không được, hãy lấy que thử mới và làm tại tất cả các bước.
Lỗi E3 nghĩa là gì?
Máy đo đường huyết bị lỗi E3 cho thấy bạn đã để que thử nhận máu trước khi máy sẵn sàng. Khi đo đường huyết, bạn nên đợi biểu tượng giọt máu hiển thị trên màn hình sau đó mới tiến hành lấy mẫu thử.
Lỗi E4 nghĩa là gì?
Lỗi E4 là do que thử bị bẩn, không đảm bảo vệ sinh hoặc đã qua sử dụng, hết hạn sử dụng,... Để tránh sai sót về kết quả thử máu của người dùng, bạn nên tiến hành đo bằng que thử mới hoặc kiểm tra lại hạn sử dụng trên hộp que thử đường huyết.
Lỗi E5 nghĩa là gì?
Mỗi máy đo đường huyết sẽ yêu cầu một lượng mẫu thử khác nhau, nếu không lấy đủ lượng máu thì máy sẽ không thể tiến hành kiểm tra.
Chính vì thế, khi lấy mẫu thử bạn cần lấy đủ và đúng cách. Nếu máy báo lỗi E5, hãy đổi que thử mới và tiến hành đo đường huyết lại từ đầu và lấy lượng mẫu máu nhiều lớn.
Lỗi E6 nghĩa là gì?
Lỗi E6 cho thấy máy đo đường huyết đã hết pin, bạn chỉ cần thay pin mới hoặc cắm sạc cho đầy là sẽ sử dụng được như bình thường.
Một số lỗi khác
Lỗi E7 là lỗi chíp mã số bị hỏng hoặc bị rút đột ngột khi máy đang hoạt động. Để sửa lỗi, bạn nên thay chíp mới khớp mã số, sau đó có thể sử dụng như bình thường.
Lỗi E8 là lỗi hỏng phần điện tử bên trong. Trường hợp này, không nên cố gắng tắt bật máy hay thực hiện thêm các thao tác khác. Hãy liên hệ với cửa hàng cung cấp sản phẩm để được hỗ trợ.
Lỗi E9 báo hiệu dùng sai chíp do mỗi máy đều có mã chíp khác nhau. Vì vậy, bạn cần thay đúng mã chip trùng khớp thì mới có thể sử dụng được. Nếu đã thay mà vẫn lỗi này, hãy liên hệ với cửa hàng để được hỗ trợ.
Lỗi E10 hiển thị khi gặp lỗi truyền dữ liệu. Hãy đọc lại hướng dẫn sử dụng đi kèm với bộ Quản lý dữ liệu máy.
Lỗi HI cho biết nhiệt độ quá cao. Thông thường máy sẽ hoạt động tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ trung bình dao động từ 5 - 45 độ C và độ ẩm từ 10 - 90%. Hãy di chuyển sang vị trí có điều kiện môi trường tốt hơn để tiến hành đo.
Lỗi không xác định, hãy thử tắt máy, tháo pin ra lắp lại và khởi động máy. Nếu vẫn báo lỗi, hãy liên hệ cửa hàng để được hỗ trợ.
Một số trường hợp máy sẽ không báo lỗi E4 và không hiển thị kết quả. Lúc này có thể que thử không đạt chất lượng, thay que thử đường huyết mới và tiến hành đo lại từ đầu.
Máy đơ - lỗi hệ thống khiến thân máy đơ, chậm chờn. Bạn hãy thử tháo pin và lắp lại, cách này có thể tạm thời khắc phục hệ thống.
Lỗi Code - Không có chíp mã, hãy cắm chíp mã số đi kèm trong hộp que thử vào khe cắm của máy.
Nếu gặp các tình huống trên, sau khi thử các cách khắc phục mà máy vẫn báo lỗi, hãy liên hệ với nhà cung cấp để được tư vấn và hỗ trợ. Đối với một số dòng máy sẽ có biểu tượng báo lỗi khác, tuy nhiên đa số các lỗi đều xuất phát bởi những nguyên nhân này.
>>> Xem thêm Mua máy đo đường huyết ở đâu tốt nhất tại TPHCM & Hà Nội?
Top máy đo đường huyết chính hãng, cho kết quả đúng nhất hiện nay
Máy đo đường huyết hoạt động ổn định với độ chính xác cao.
Bạn đang xem: Các lỗi thường gặp của máy đo đường huyết và cách khắc phục
Chuyên mục: Máy y tế