Bí kíp đề phòng cảm cúm, cảm lạnh mùa đông

Đề phòng cảm cúm, cảm lạnh không dùng kháng sinh, an toàn với sức khỏe mọi thành viên trong gia đình. Những biện pháp siêu đơn giản, tiết kiệm chi phí và bảo vệ sức khỏe. Hãy cùng META tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Cảm cúm là căn bệnh do vi khuẩn gây ra có thể gặp ở bất kỳ ai. Phương pháp phòng cảm cúm, cảm lạnh trong mùa đông bảo vệ sức khỏe bạn đã biết chưa? Sau đây META sẽ cung cấp một vài thông tin, hi vọng sẽ hữu ích giúp bảo vệ sức khỏe cho bạn và người thân.

Nguyên nhân và triệu chứng của các bệnh cảm cúm, cảm lạnh:

Nguyên nhân:

Không khí lúc ẩm, lúc hanh khô có thể khiến cho các loại virus gây bệnh sinh sôi mạnh. Lúc này, cơ thể không thích ứng kịp thời khiến cho sự xâm nhập của virus cúm sẽ rất thuận lợi nên dễ mắc cảm cúm. 

Vi khuẩn, virus có trong nước mũi và nước bọt có khả năng lây lan qua đường hô hấp. Những đối tượng dễ mắc cảm cúm nhất là người cao tuổi, trẻ em và phụ nữ mang thai, những người có sức miễn dịch kém cũng rất dễ bị cảm cúm. Cảm cúm gây đến những triệu chứng gây mệt mỏi, uể oải, giảm hiệu quả công việc, học tập...

Triệu chứng:

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cúm mùa là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính với các triệu chứng đặc trưng là sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho.

>>> Thông tin hữu ích: Những bệnh thường gặp trong mùa mưa và cách phòng tránh

Biện pháp đề phòng cảm cúm bảo vệ cơ thể:

Phương pháp đầu tiên: Giữ ấm cơ thể

Giữ ấm cơ thể, không chủ quan với gió lạnh vào sáng sớm và về đêm. Bạn cần lưu ý mặc đủ ấm cho bản thân và các thành viên trong gia đình, đặc biệt cần làm ấm cổ và tai. Đây là hai bộ phận quan trọng bạn cần giữ ấm để đề phòng cảm cúm. Bạn có thể ngâm chân vào nước nóng hoặc bồn massage chân để lưu thông huyệt đạo nâng cao sức đề kháng.

Phòng cảm cúm

Giữ ấm cơ thể 

Phương pháp thứ hai: Cung cấp nhiều chất chống oxy hóa

Bạn bị cảm cúm, cảnh lạnh là do hệ miễn dịch suy giảm. Bạn cần nâng cao hệ miễn dịch bằng cách bổ sung các dưỡng chất, có khả năng bảo vệ sức khỏe. Bạn nên ăn các loại trái cây, rau quả, ngũ cốc và đậu đỗ sẽ đảm bảo một hệ miễn dịch tối ưu. Những thực phẩm này cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng chống oxy hóa cần thiết cho hệ thống miễn dịch làm việc hiệu quả.

Phòng cảm lạnh

Ngoài ra, bạn nên bổ sung các vitamin như A, B6 và E, các khoáng chất như đồng, sắt, kẽm có thể làm giảm nguy cơ bị cảm lạnh khi cơ thể bạn đang bị căng thẳng. Bạn có thể chọn các loại rau sẫm màu như: cà rốt, bí đỏ, bông cải hoặc trứng, cá, gan, sò, gia cầm, rau xanh, kẽm có trong các loại đậu, hàu, bơ...

Phương pháp thứ ba: Nên trang bị một chiếc bình giữ nhiệt

Nếu bạn phải lao động ở bên ngoài trời, nhiều bụi bẩn và gió lạnh thì META khuyên bạn nên trang bị một chiếc bình giữ nhiệt. Nước nóng có thể làm ấm cơ thể, bạn có thể pha sẵn trà gừng để mang theo để đề phòng cảm cúm, cảm lạnh hiệu quả.

Phòng cảm cúm

Trang bị bình giữ nhiệt để mang theo trà khi lao động ngoài trời

Phương pháp thứ tư: Sử dụng thảo dược

  • Cây đậu ván: Giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa và chữa trị cảm lạnh cũng như nhiễm trùng đường hô hấp. Có thể dùng rễ cây này như món canh, trà, nước ép đều được.
  • Cây cúc dại: Theo một nghiên cứu năm 2006 của các chuyên gia Thụy Sĩ cho thấy cúc dại làm giảm nguy cơ cảm lạnh 55%. Còn một phân tích khác năm 2007 của các nhà nghiên cứu Đại học Connecticut (Mỹ) thì cúc dại làm giảm nguy cơ cảm lạnh đến 58% trong vòng 1,4 ngày.
  • Tỏi: Trong tỏi có allycin có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn, nấm gây bệnh. Bạn có thể ăn tỏi, hoặc giã dập tỏi lấy nước nhỏ vào mũi khi hắt hơi, chảy nước mũi do cảm cúm.

Sử dụng thảo dược   

Phương pháp thứ năm: Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ vô cùng quan trọng, là thời gian để cơ thể nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng sau ngày làm việc, học tập. Bạn cần phải ngủ đủ giấc ít nhất 7 - 8 tiếng/ngày để các cơ quan được nghỉ ngơi, khỏe mạnh nhất. Một nghiên cứu của Đại học Carnegie Mellon (Pittsburgh, Mỹ) cho biết những người ngủ 8 tiếng hoặc hơn trong vòng 2 tuần liên tục có khả năng giảm nguy cơ mắc cảm cúm đến 3 lần so với người ngủ ít hơn 7 tiếng đấy.

Phòng cảm cúm

Ngủ đủ giấc để đề phòng cảm cúm, cảm lạnh

Phương pháp thứ sáu: Vệ sinh không gian sống sạch sẽ, khử nấm mốc vi trùng bằng các loại tinh dầu

Mùa đông nhiệt độ thay đổi liên tục và có sự chênh lệch giữa ngày, đêm. Đây là cơ hội để các nấm mốc, vi khuẩn, vi trùng lây lan ra không khí gây đến các bênh về hô hấp. Điều quan trọng bạn phải làm sạch không gian sống và bầu không khí đề phòng các bệnh về hô hấp.

Phương pháp

Sử dụng tinh dầu để diệt khuẩn

Cách diệt vi khuẩn khá hiệu quả đó là mở của sổ, cửa chính để lưu thông không khí và thông thoáng nhà cửa. Có thể sử dụng đèn xông tinh dầu để đẩy lùi nấm, mốc, bạn nên sử dụng các loại tinh dầu chàm, chanh sả, tinh dầu bạc hà, tinh dầu quế...

Đây là mẹo khá hữu hiệu được nhiều mẹ truyền tai nhau sử dụng. Phương pháp hay bạn nên áp dụng để bảo vệ bản thân khỏi dịch cúm theo mùa này.

Phương pháp thứ bảy: Tập thể dục để giảm stress

Một cơ thể khỏe mạnh, giảm stress là điều kiện để tránh những nguy cơ nhiễm lạnh, cảm cúm. Bạn có thể trang bị thảm tập yoga tại nhà để thiền hoặc tập một vài động tác nhẹ nhàng để cơ thể khỏe mạnh.

Trên đây là những kiến thức cơ bản và mẹo nhỏ bạn có thể tham khảo. Hi vọng đã mang lại những kiến thức bổ ích cho bạn và gia đình nâng cao sức để kháng, bảo vệ cơ thể trong mùa đông.

Phương pháp

Tập yoga để nâng cao sức khỏe

META hi vọng đã cung cấp cho bạn được những kiến thức bổ ích, bảo vệ sức khỏe của tất cả các thành viên trong gia đình. Chỉ bằng vài mẹo vặt nhỏ, bạn có thể đề phòng cảm cúm mà không dùng kháng sinh rất hiệu quả nhé! Hãy cùng thực hiện để có một mùa đông không bị cảm cúm.

Bạn đang xem: Bí kíp đề phòng cảm cúm, cảm lạnh mùa đông

Chuyên mục: Mẹo vặt cuộc sống

Chia sẻ bài viết