9+ nguyên nhân khiến bạn bị nhiệt miệng thường xuyên cần biết để phòng ngừa
Nhiệt miệng là một bệnh lý thường gặp, xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính, tuy không nguy hiểm nhưng gây nhiều bất tiện và khó chịu với bệnh nhân, đặc biệt là việc ăn uống. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những nguyên nhân bị nhiệt miệng để có biện pháp chủ động chữa trị và phòng ngừa bệnh tái phát.
Nhiệt miệng là một bệnh lý thường gặp, xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính, tuy không nguy hiểm nhưng gây nhiều bất tiện và khó chịu với bệnh nhân, đặc biệt là việc ăn uống. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những nguyên nhân bị nhiệt miệng để có biện pháp chủ động chữa trị và phòng ngừa bệnh tái phát.
9+ nguyên nhân khiến bạn bị nhiệt miệng
Nhiệt miệng là hiện tượng có những vết loét nhỏ, nông, xuất hiện ở những mô mềm trong miệng như môi, bên trong má, nướu. Thông thường vết nhiệt ở miệng có màu trắng, đôi khi có màu vàng, viền xung quanh là màu đỏ, chúng có dạng hình tròn hoặc oval. Vết nhiệt miệng thường không lây lan mà chỉ gây khó chịu khi ăn uống, nói chuyện là chủ yếu. Tuy bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị nhưng nếu bạn tái phát nhiều lần theo chu kỳ có thể bạn đã bị viêm loét miệng mạn tính. Trong trường hợp nặng nhiệt miệng có thể gây viêm cấp, sốt nổi hạch, rối loạn tiêu hóa, cảm giác đau hơn bình thường.
Mặc dù đây là một bệnh lý phổ biến nhưng lý do bị nhiệt miệng thì không phải là ai cũng biết. Theo Tây y, nguyên nhân bị nhiệt miệng thường là do cơ thể bạn thiếu một số loại vitamin và dưỡng chất, rối loạn nội tiết tố, rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn răng miệng... Còn Đông y thì cho rằng nguyên nhân bị nhiệt miệng thường xuyên là do nhiệt độc, nóng trong, ảnh hưởng từ tâm, can, tỳ, vị, thận, phần nhiều là do chế độ ăn uống tạo nên. Để cụ thể hơn, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu lần lượt từng nguyên nhân nhé!
Bị nhiệt miệng do các tổn thương vật lý
Một nguyên nhân thông thường nhất dẫn đến nhiệt miệng đó là do các tác động vật lý trong quá trình ăn uống, nói chuyện... lên các mô mềm trong khoang miệng. Nếu bạn không may cắn vào má gây nên vết thương hở thì nó có thể dần dần phát triển thành vết loét miệng. Sở dĩ các tổn thương vật lý thường hay dẫn đến nhiệt miệng bởi trong khoang miệng là nơi trú ngụ của nhiều loại vi khuẩn khác nhau, có tốt có xấu. Các mô mềm bị tổn thương sẽ dễ dàng bị các vi khuẩn này xâm nhập gây nên nhiễm trùng, lở loét và dẫn đến nhiệt miệng, khó chịu.
Ăn nhiều thực phẩm chua, cay nóng
Theo quan điểm của y học cổ truyền thì nhiệt miệng thuộc chứng “khẩu cam” , bệnh phát sinh do hoả độc, nhiệt độc, thấp nhiệt ở tỳ, vị, tâm, can, thận; hay gặp nhất là ở tỳ vị hay chúng ta vẫn thường gọi là nóng trong. Hoả độc, nhiệt độc bốc lên sinh lở loét, đau nóng rát, miệng hôi, khô miệng, lưỡi đỏ. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng nóng trong thường là do ăn quá nhiều đồ chua cay, đồ ăn có tính nóng, thực phẩm chứa nhiều tinh bột...
Do quá trình chăm sóc răng chưa đúng cách
Những sản phẩm chăm sóc răng miệng như kem đánh răng và nước súc miệng giúp bạn loại bỏ mảng bám cũng như khử tình trạng hơi thở có mùi hôi. Thế nhưng, bạn có nguy cơ sẽ mắc phải nhiệt miệng nếu bị mẫn cảm với chất sodium lauryl sulfate (SLS) có trong một số sản phẩm chăm sóc răng miệng.
Ngoài ra, bàn chải đánh răng quá cứng, động tác chải răng quá nhanh và thô bạo cũng là nguyên nhân bị nhiệt miệng mà bạn không ngờ tới. Những chiếc lông trên bàn chải quá cứng cùng với động tác chải răng mạnh có thể cọ vào các vùng mô mềm trong khoang miệng gây trầy xước khiến vi khuẩn có điều kiện xâm nhập, tạo thành lở loét trong miệng.
Thiếu vitamin
Đôi khi, tình trạng nhiệt miệng cũng có thể là do chế độ ăn uống thiếu vitamin và chất dinh dưỡng quan trọng như axit folic, kẽm, sắt… Theo nghiên cứu đăng trên Tạp chí Hội đồng Y học Gia đình Hoa Kỳ, người ta đã tiến hành thí nghiệm cho 58 người thường bị nhiệt miệng dùng 1000mcg vitamin B12 vào buổi tối trong sáu tháng. Kết quả cho thấy, 74% người tham gia không còn tình trạng bị nhiệt miệng sau khoảng thời gian thí nghiệm chứng tỏ giả thiết trên là đúng.
Rối loạn nội tiết tố
Theo Đông y, trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc trong khi đang mang thai, nội tiết tố trong cơ thể trở nên rối loạn hơn, nếu không được tăng cường và điều hòa kịp thời, nó có thể khiến khí âm tích tụ lại trong gan, thận... gây nên tình trạng nóng trong và có thể dẫn đến mụn nhot, lở loét ở các vùng mô mềm, đặc biệt là trong khoang miệng.
Chức năng gan suy giảm
Hệ miễn dịch yếu
Một trong những nguyên nhân bị nhiệt miệng thường xuyên đó chính là do hệ miễn dịch yếu. Các virus, vi khuẩn khi xâm nhập vào cơ thể chúng ta đốt cháy niêm mạc miệng tạo ra những vết loét. Stress, căng thẳng kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải cũng là nguyên nhân khiến hệ miễn dịch bị suy yếu, dễ xảy ra lở loét, nhiễm trùng ở vùng miệng.
Yếu tố di truyền
Tưởng như không liên quan nhưng trên thực tế, nhiệt miệng cũng là một bệnh lý có yếu tố di truyền. Cha hoặc mẹ bị nhiệt miệng thường xuyên thì con cái của họ có khả năng bị nhiệt miệng nhiều hơn. Hay người da trắng có xu hướng dễ bị nhiệt miệng hơn người da đen là những quan sát thấy được nhiệt miệng có ảnh hưởng của di truyền.
Những nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân trên, còn một vài bệnh lý khác cũng có thể là nguyên nhân bị nhiệt miệng, ví dụ như:
- Hội chứng suy giảm miễn dịch HIV/AIDS.
- Rối loạn tự miễn dịch Celiac, nguyên nhân do hấp thụ gluten khiến ruột non bị tổn thương, theo như ước tính tỷ lệ mắc bệnh là 1/100.
- Viêm ruột, viêm loét đại tràng.
- Bệnh tự miễn Behcet, đây là căn bệnh hiếm gặp tuy nhiên nếu mắc phải sẽ gây viêm toàn thân cả vùng miệng.
- Mắc các chứng bệnh về răng miệng như: Sâu răng, viêm răng, viêm lợi...
- Dị ứng với thực phẩm, hoặc các chất có trong thực phẩm như gluten.
Mặc dù những trường hợp này khá hiếm, đa số chỉ bị nhiệt ở miệng thông thường, tự khỏi sau vài ngày hoặc sử dụng những biện pháp tự nhiên để thúc đẩy quá trình khỏi bệnh. Tuy nhiên, nếu để tình trạng nhiệt miệng kéo dài sẽ gây ra ít nhiều tác động đến sức khỏe của bạn do vết loét miệng làm ảnh hưởng đến quá trình ăn uống. Chính vì vậy, bạn nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày của mình, uống nhiều nước và ăn nhiều loại thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể, bổ sung thêm các loại thực phẩm chức năng cung cấp vitamin cần thiết. Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng, đúng cách và nghỉ ngơi hợp lý, tránh để bản thân bị căng thẳng, mệt mỏi thì các vết nhiệt miệng sẽ nhanh biến mất. Nếu tự điều trị không hiệu quả hãy tìm đến những phòng khám chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn kịp thời nhé!
Bạn đang xem: 9+ nguyên nhân khiến bạn bị nhiệt miệng thường xuyên cần biết để phòng ngừa
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Rau dền có tác dụng gì? Bà bầu ăn rau dền được không?
- Tắm đêm có tốt không? Tắm khuya, tắm muộn có tác hại gì?
- Tế bào gốc là gì? Ứng dụng tế bào gốc trong y học và thẩm mỹ
- Quả đào tiên có tác dụng gì? Quả đào tiên có ăn được không?
- Cách trị nám bằng lá tía tô thế nào? Lá tía tô có trị nám được không?
- Hiện tượng hắt xì hơi (nhảy mũi) theo giờ, liên tục nói lên điều gì?