10+ cách chữa khô môi vào mùa đông tại nhà đơn giản, dễ thực hiện
Thời tiết mùa đông hanh khô thường khiến môi bạn bị nứt nẻ, bong tróc thậm chí chảy máu làm bạn thiếu tự tin trong giao tiếp. Liệu vấn đề này có thể khắc phục được không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Với những cách chữa khô môi đơn giản và an toàn mà META giới thiệu trong bài viết này, bạn chắc chắn sẽ có được sự tự tin với đôi môi mềm mịn, quyến rũ trong mùa đông này.
Thời tiết mùa đông hanh khô thường khiến môi bạn bị nứt nẻ, bong tróc thậm chí chảy máu làm bạn thiếu tự tin trong giao tiếp. Liệu vấn đề này có thể khắc phục được không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Với những cách chữa khô môi đơn giản và an toàn mà META giới thiệu trong bài viết này, bạn chắc chắn sẽ có được sự tự tin với đôi môi mềm mịn, quyến rũ trong mùa đông này.
Môi khô, nứt nẻ là do đâu?
Môi khô, nứt nẻ, bong tróc là một hiện tượng khá phổ biến, có thể gặp ở mọi độ tuổi, giới tính. Nguyên nhân gây khô môi có thể đến từ nhiều yếu tố, bao gồm cả yếu tố chủ quan lẫn khách quan.
Nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng môi khô, nứt nẻ thường đến từ thói quen liếm môi của chúng ta. Thông thường, khi môi bị khô, theo phản xạ tự nhiên não bạn sẽ chỉ đạo các bộ phận khác thực hiện những thói quen bạn thường làm, lúc này bạn sẽ tự động liếm môi với nhận thức rằng liếm môi sẽ làm cho môi mềm hơn.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia da liễu, hành động này không những không làm môi bớt khô mà nó còn khiến tình trạn nứt nẻ thêm nghiêm trọng hơn. Bởi vì lúc này, bạn đã vô tình phủ một lớp hồ mỏng chất amylase lên bờ môi. Ban đầu, lớp hồ này mang đến cảm giác mát lạnh, căng mọng và ẩm mịn nhưng sau đó, cùng với gió các lớp mỏng dưỡng này sẽ biến mất và trả lại cho bạn làn da môi vô cùng thô ráp.
Hơn nữa, trong nước bọt có nhiều thứ bao gồm cả vi khuẩn, thói quen liếm môi vô tình khiến các vi khuẩn trong khoang miệng bám lên môi, làm tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng hơn và khiến môi càng khô hơn.
Nguyên nhân khách quan
Ngoài nguyên nhân chủ quan, một số nguyên nhân khách quan khác cũng là yếu tố trực tiếp dẫn đến tình trạng môi khô nứt nẻ vào mùa đông.
- Thiếu nước: Một trong những nguyên nhân gây khô môi phổ biến đó là do cơ thể bị thiếu nước. Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể, có vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất, giúp các cơ quan hoạt động tốt, giúp cơ thể thải độc tố qua hệ bài tiết, qua da ra môi trường bên ngoài. Đồng thời nước giúp cân bằng cơ thể, giữ ẩm cho làn da, giúp bờ môi luôn căng mọng. Thiếu nước không chỉ làm cho môi bị khô, bong tróc, chảy máu mà còn khiến cơ thể nhanh bị lão hóa, da khô, sần sùi, tóc xơ và hay gãy rụng hơn.
- Thiếu vitamin: Thiếu vitamin cũng là một nguyên nhân dẫn đến khô môi. Một số loại vitamin và khoáng chất như vitamin A, các vitamin nhóm B như B2, B3, B6, vitamin C, sắt… là một số chất cần thiết để duy trì sức khỏe, độ ẩm, sự mịn màng hồng hào cho làn da cũng như đôi môi. Khi cơ thể bạn ăn uống không điều độ dẫn đến việc cơ thể không nạp đủ các loại vitamin và dưỡng chất cần thiết cho để chăm sóc vẻ đẹp bên ngoài sẽ khiến đôi môi nứt nẻ, khô ráp, các lớp da bong tróc. Nếu tình trạng thiếu vitamin, dưỡng chất tồi tệ hơn có thể dẫn đến tình trạng chảy máu môi thậm chí là viêm da môi.
- Do yếu tố di truyền: Di truyền cũng là một yếu tố dẫn đến tình trạng khô môi. Theo nhiều chuyên gia da liễu, nếu trong gia đình có người thân thường xuyên bị khô môi kéo dài, không thể trị dứt điểm thì tỷ lệ cao là bạn cũng có thể gặp phải tình trạng tương tự.
- Do sử dụng thuốc: Nếu bạn đang phải điều trị bằng kháng sinh liều cao thì cũng rất dễ gặp phải tình trạng môi khô ráp, bong tróc, nứt nẻ.
- Yếu tố môi trường: Những yếu tố môi trường như ánh sáng mặt trời, bụi bẩn, thời tiết khô hanh cũng là một trong những nguyên nhân quen thuộc khiến môi bạn bị bong tróc, nứt nẻ.
- Do hóa chất: Sử dụng son môi không đảm bảo chất lượng, nhiều chì khiến môi bị thâm, khô hay xăm môi mực không rõ nguồn gốc, có chứa hóa chất gây hại cho môi là nguyên nhân gây ra tình trạng môi khô, nứt nẻ thường gặp.
>>> Tham khảo: Vitamin C có vai trò ra sao đối với sức khỏe?
Tuy nhiên, để khắc phục tình trạng khô môi, nứt nẻ môi không hề khó như bạn tưởng. Với những cách chữa khô môi tại nhà đơn giản và hiệu quả dưới đây, bạn sẽ không cần phải lo lắng môi bị khô, nẻ vào mùa đông như trước nữa.
11 cách chữa khô môi vào mùa đông đơn giản, dễ thực hiện tại nhà
Uống nhiều nước
Một trong những cách chữa khô môi đơn giản, dễ thực hiện nhất đó là uống nhiều nước. Mỗi ngày, cơ thể cần nạp trung bình 2 lit nước để đảm bảo lượng nước đủ lượng nước cung cấp cho các cơ quan, giúp duy trì làn da căng bóng và đôi môi mềm mại, không khô ráp, nứt nẻ.
Tẩy da chết thường xuyên cho môi
Da môi cũng như những phần da khác trên cơ thể, nếu không được tẩy tế bào chết thường xuyên sẽ trở nên thâm sạm, nứt nẻ, khô ráp. Nếu như bạn muốn có một đôi môi mềm mịn, bóng mượt đầy quyến rũ thì đừng quên tẩy da chết cho môi đều đặn mỗi tuần từ 1 - 2 lần nhé. Bạn có thể sử dụng các loại tẩy da chết môi chuyên dụng hoặc tự chế hỗn hợp đường pha với mật ong và thoa lên môi để tẩy tế bào chết cho vùng da này nhé!
>>> Xem thêm: Cách tẩy tế bào chết cho đôi môi căng mọng trong tích tắc
Chữa khô môi bằng thực phẩm chức năng
Nếu như nguyên nhân dẫn đến việc môi bạn bị nứt nẻ, bong tróc là do thiếu các loại vitamin và khoáng chất thì bạn hoàn toàn có thể khắc phục bằng việc thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung vitamin cần thiết và sử dụng thêm các loại thực phẩm chức năng. Cách chữa khô môi thông thường nhất là bổ sung nhiều thực phẩm chứa vitamin A, vitamin C, sắt... như các loại hoa quả có vị chua, ngọt, mọng nước, ăn nhiều rau xanh...
Lựa chọn mỹ phẩm an toàn cho môi
Các loại mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng hoặc có chứa quá nhiều chì khiến môi nhanh chóng bị khô, nứt nẻ sau khi sử dụng. Vì vậy, để giữ được làn môi luôn mềm mại, mịn màng, bạn nên lựa chọn những loại mỹ phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn và càng chứa ít chì càng tốt. Khi đánh son, bạn không nên thoa son trực tiếp lên môi mà thay vào đó, bạn nên thoa một lớp dưỡng môi trước khi tô son khoảng 5 phút để lớp dưỡng có thời gian ngấm vào da và bảo vệ.
Thay đổi thói quen xấu
Những thói quen xấu như thường xuyên liếm môi hay không sử dụng khẩu trang khi ra ngoài cũng khiến môi trở nên khô, nứt nhiều hơn. Vì vậy, để đôi môi luôn căng mọng cả trong mùa đông thì bạn nhớ hạn chế liếm môi và thường xuyên sử dụng khẩu trang khi ra ngoài nhé!
Cách chữa khô môi vào mùa đông bằng mật ong
Mật ong là một chất kháng khuẩn tự nhiên, bổ sung độ ẩm tốt và đặc biệt là rất an toàn cho da. Vì vậy, một trong những cách chữa khô môi tại nhà hữu hiệu và rẻ tiền nhất mà bạn nên sử dụng đó là dùng mật ong. Bạn hãy thoa mật ong lên môi, chờ 30 giây sau khi môi khô và tiếp tục thoa lớp mỡ dưỡng hoặc son dưỡng lên. Sau 15 phút, bạn sử dụng khăn ấm lau sạch mật ong và mỡ trên môi, chà nhẹ để lớp da chết trên môi bong ra. Thực hiện phương pháp này khoảng 2 - 3 lần/ngày, bạn sẽ cảm thấy đôi môi không còn khô ráp nữa, thay vào đó, nó trở nên mềm mịn và căng mọng hơn rất nhiều.
Cách chữa khô môi bằng dầu dừa, dầu oliu
Các loại dầu như dầu dừa, dầu oliu là những nguyên liệu giúp chữa môi khô, nứt nẻ rất hiệu quả. Dầu oliu giúp môi mềm và hồng hào hơn, dầu dừa giúp giữ ẩm tốt, dưỡng mềm môi, cải thiện tình trạng khô môi, nứt nẻ rất tốt trong mùa đông, hanh khô. Đặc biệt cách chữa khô môi này rất an toàn, có thể sử dụng được cho cả bà bầu lẫn trẻ nhỏ.
Cách thực hiện: Bạn dùng dầu dừa hoặc dầu oliu bôi trực tiếp lên môi và rửa sạch sau 30 phút hoặc có thể để qua đêm (nếu để qua đêm bạn nên thoa 1 lớp mỏng vừa đủ để không gây bí da). Cách này là cách giúp môi bớt thâm, tạo độ mềm mại và dưỡng ẩm khá hiệu quả.
>>> Xem thêm: 50 Tác dụng của dầu dừa đối với sức khỏe và làm đẹp khiến bạn bất ngờ
Cách chữa môi khô, bong da bằng dưa leo
Dưa leo chứa nhiều nước và thành phần hỗ trợ làm mềm da mặt và giảm khô môi rất hiệu quả. Cách chữa khô môi bằng dưa leo cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần rửa sạch dưa chuột, thái lát mỏng rồi chà lên môi (một ngày vài lần), sau đó rửa lại bằng nước hơi ấm, môi sẽ mềm mại, sáng mịn tự nhiên hơn, không bị nứt nẻ nữa.
Cách chữa môi khô nứt nẻ bằng nha đam
Phần gel của nha đam từ lâu đã được biết đến với khả năng kháng khuẩn, sát trùng, làm dịu, cấp ẩm và mềm da hiệu quả. Vậy nên, sử dụng gel nha đam cũng là 1 cách chữa khô môi, bong da môi tại nhà hiệu quả và dễ thực hiện nhất. Cách chữa khô môi bằng nha đam như sau: Bạn cắt lấy phần thịt trong nha đam tươi, đắp lên môi trong khoảng 20 phút và sau đó rửa lại bằng nước ấm. Hoặc bạn có thể ép nha đam thành nước rồi để vào tủ lạnh, lấy ra bôi mỗi khi môi bị khô. Lưu ý, nha đam sau khi ép lấy nước chỉ nên sử dụng tối đa là 3 ngày, tránh để lâu sẽ bị biến đổi thành phần.
>>> Tham khảo: Đắp nha đam lên mặt có tác dụng gì? 7 tác dụng của nha đam với da mặt
Cách chữa khô môi tại nhà bằng hoa hồng
Trong cánh hoa hồng có chứa rất nhiều những hạt tinh dầu siêu nhỏ và vitamin E giúp thẩm thấu sâu vào trong tế bào da, giúp làn da môi luôn căng mọng, mịn màng. Chính vì vậy, khi bị khô, bong tróc, nứt nẻ môi, người ta thường dùng hoa hồng làm nước dưỡng ẩm để môi mềm mịn trở lại. Bạn chỉ cần ngâm cánh hoa hồng vào một lượng sữa không đường vừa đủ trong vòng vài giờ sau đó dằm nát cánh hoa hồng ra, trộn đều với sữa để tạo thành dung dịch nước hoa hồng. Dùng dung dịch này thoa lên môi trước khi đi ngủ, sáng hôm sau rửa lại bằng nước ấm là bạn sẽ thấy dần dần, môi bớt khô và trở nên mềm mại hơn rất nhiều.
>>> Xem thêm: Cách làm nước hoa hồng se khít lỗ chân lông đơn giản tại nhà
Hạn chế khô môi vào mùa đông bằng máy tạo ẩm
Không khí khô từ điều hòa, máy sưởi dầu ở nhà và văn phòng đều là những nguyên nhân khách quan dễ làm đôi môi của bạn bị nứt nẻ, bong tróc vào mùa lạnh. Do đó, bạn nên làm ẩm không khí bằng nhiều cách như: Mở cửa khi tắm, mua một ít loại cây trồng trong nhà và đặt các bát nước ở góc phòng hoặc sử dụng máy tạo ẩm không khí để cân bằng độ ẩm trong phòng hiệu quả.
Hy vọng rằng với những phương pháp này, bạn sẽ không còn phải lo lắng đôi môi khô ráp, bong tróc sẽ làm mình mất tự tin trong mùa đông này nữa.
Bạn đang xem: 10+ cách chữa khô môi vào mùa đông tại nhà đơn giản, dễ thực hiện
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Rau dền có tác dụng gì? Bà bầu ăn rau dền được không?
- Tắm đêm có tốt không? Tắm khuya, tắm muộn có tác hại gì?
- Tế bào gốc là gì? Ứng dụng tế bào gốc trong y học và thẩm mỹ
- Quả đào tiên có tác dụng gì? Quả đào tiên có ăn được không?
- Cách trị nám bằng lá tía tô thế nào? Lá tía tô có trị nám được không?
- Hiện tượng hắt xì hơi (nhảy mũi) theo giờ, liên tục nói lên điều gì?