Xe ôtô bị “trượt nước” (Hydroplaning) - nguyên nhân và cách phòng tránh
Có 2 điều bạn có thể làm để hạn chế nguy cơ xe bị trượt nước, đó là bơm lốp xe đúng áp suất theo khuyến nghị của hãng và giữ tốc độ phù hợp với điều kiện mặt đường ướt.
Lái xe ôtô trời mưa có thể là nỗi ám
ảnh của không ít tài xế. Không những làm giảm tầm nhìn, trời mưa
còn khiến đường trơn trượt, dẫn đến nguy cơ mất an toàn. Nếu không
cẩn thận, xe của bạn có thể bị hiện tượng "trượt nước" khi trời
mưa, gây nguy hiểm cho bản thân và người khác.
Trượt nước là hiện tượng khá nguy hiểm, có thể gây mất an
toàn giao thông.
|
Vậy xe ôtô bị trượt nước là như thế nào? Nguyên nhân
dẫn đến hiện tượng này là gì và cách phòng tránh ra sao? Hãy cùng
tìm hiểu tất cả những điều này qua bài viết dưới đây của chúng
tôi.
Hiện tượng xe bị trượt nước là gì?
"Trượt nước" (Hydroplaning hay Aquaplaning) là hiện tượng xảy
ra khi nước ngăn lốp xe ôtô tiếp xúc với mặt đường. Nói cách khác,
bánh xe sẽ không còn ma sát với mặt đường khiến xe bị đẩy về phía
trước theo lực quán tính. Dù chỉ diễn ra trong vài giây ngắn ngủi
nhưng hiện tượng này có thể khiến người lái mất kiểm soát, dẫn đến
tai nạn.
Hãy tưởng tượng rãnh trên lốp xe giống như cống thoát nước thu
nhỏ. Rãnh này có tác dụng bơm nước ra khỏi bề mặt tiếp xúc của lốp
với tốc độ nhanh bất ngờ. Theo ước tính của hãng lốp Continental,
khi xe chạy ở vận tốc 50 dặm/h (khoảng 80 km/h), lốp mới có thể
phân tán trung bình gần 30 lít nước mỗi giây. Con số này quả thực
là rất lớn với phần rãnh nhỏ bé trên lốp ô tô.
Khi lốp không thể phân tán nước đủ nhanh, bề mặt tiếp xúc của
lốp sẽ bắt đầu lướt trên mặt nước chứ không phải mặt đường, tương
tự ván trượt lướt trên mặt hồ. Đây là lúc hiện tượng trượt nước xảy
ra.
Bạn đã bao giờ lái ô tô vào một vũng nước lớn và sâu hơn ước
tính chưa? Vào thời điểm đó, bạn sẽ có cảm giác vô lăng bỗng nhẹ
bẫng trong tay. Cảm giác mất phản hồi vô lăng bất ngờ đó cũng giống
với lúc xe bị trượt nước.
Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chống trượt nước của lốp
xe
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chống lại hiện tượng
trượt nước của lốp xe. Trong đó, độ sâu của rãnh lốp là yếu tố quan
trọng nhất. Rãnh càng sâu thì lốp càng có khả năng phân tán nhiều
nước hơn khỏi bề mặt tiếp xúc với mặt đường.
Theo công ty chuyên phân phối lốp Tire Rack, phần lớn lốp mới
đều có độ sâu rãnh lốp khoảng 8,7 mm. Khi lốp mòn thì độ sâu rãnh
lốp cũng giảm theo và nguy cơ xe bị trượt nước tăng lên. Độ sâu của
rãnh lốp phải trên 1,6 mm mới có thể đảm bảo an toàn cho người
dùng. Khi độ sâu của rãnh lốp thấp hơn con số 1,6 mm thì đã đến lúc
bạn cần thay lốp mới cho xe.
Độ sâu của rãnh lốp ô tô không được thấp hơn 1,6
mm
|
Không khó để nhận ra một chiếc lốp mòn và cần phải thay mới.
Đó là lúc lốp gần như không còn rãnh lốp hoặc hiện rõ thanh đo độ
mòn gai lốp (thường nằm vuông góc với rãnh lốp). Ngoài ra, lốp ô tô
thường mòn không đều nhau nên người lái nên kiểm tra tất cả 4 lốp.
Đừng quên thường xuyên đảo lốp để đảm bảo lốp mòn đều nhau.
Thanh đo độ mòn gai lốp
|
Cách giảm thiểu nguy cơ xe bị trượt
nước
Có 2 điều bạn có thể làm để hạn chế nguy cơ xe bị trượt nước,
đó là bơm lốp xe theo đúng áp suất khuyến nghị của hãng và giữ tốc
độ phù hợp với điều kiện mặt đường ướt.
Bơm lốp đúng áp suất tiêu chuẩn
Lốp non hơi sẽ khiến xe của bạn dễ bị trượt nước hơn. Khi áp
suất lốp ở dưới mức tiêu chuẩn, lực ép lốp xuống mặt đường cũng
thấp hơn. Điều này khiến lốp tiếp xúc với mặt đường ít hơn so với
lúc được bơm đúng áp suất và tăng nguy cơ xe bị trượt nước.
Có thể lấy ví dụ cụ thể để thấy được điều này. Ví dụ, áp suất
tiêu chuẩn của xe là 40 psi. Nếu áp suất lốp là 25 psi, xe có thể
bị trượt nước ngay từ vận tốc 45 dặm/h (khoảng 72 km/h). Nếu áp
suất lốp là 30 psi, xe có nguy cơ bị trượt nước ở vận tốc từ 49
dặm/h (79 km/h). Nếu áp suất lốp đạt 35 psi, xe có thể bị trượt
nước ở vận tốc 53 dặm/h (85 km/h). Nếu được bơm đúng áp suất 40
psi, xe phải đạt đến vận tốc 57 dặm/h (91 km/h) thì mới có nguy cơ
bị trượt nước.
Trong khi đó, lốp bơm quá căng lại giảm khả năng bám đường
trong mọi trường hợp. Khi bạn bơm lốp với áp suất cao hơn mức tiêu
chuẩn, bề mặt tiếp xúc với mặt đường của lốp sẽ bị thu nhỏ lại, kéo
theo độ bám đường giảm xuống. Ngoài ra, lốp bơm quá căng cũng trở
nên cứng hơn, ảnh hưởng đến cảm giác êm ái và khả năng kiểm soát xe
của người lái.
Do đó, để giảm nguy cơ xe bị trượt nước, hãy bơm lốp theo đúng
áp suất khuyến nghị của hãng.
Giảm tốc độ
Như đã nhắc ở trên, khi xe chạy ở tốc độ cao, bạn sẽ khiến lốp
phải tăng tốc độ phân tán nước. Nếu vượt quá khả năng phân tán nước
của lốp, xe sẽ bị trượt nước. Tất nhiên, điều này không áp dụng cho
xe đua Công thức 1 vốn dùng lốp có thể phân tán 64 lít nước/giây
ngay cả khi chạy ở tốc độ 3 con số.
Vì vậy, khi trời mưa, hãy giảm tốc độ của xe. Nếu được thì hãy
tránh xa những vũng nước đọng trên mặt đường. Việc làm này sẽ giảm
bớt nguy cơ xe bị trượt nước hoặc giảm thiểu thương vong nếu có tai
nạn xảy ra.
Quan sát kỹ đường phía trước
Điều kiện mặt đường cũng sẽ tác động đến việc xe bị trượt nước
hay không. Những con đường trải nhựa hiện đại thường được thiết kế
dốc dần về phía lề đường để thoát nước. Tuy nhiên, không phải con
đường nào cũng được như thế. Nói cách khác, để hạn chế xe bị trượt
nước, hãy chú ý quan sát đường phía trước.
Cũng cần lưu ý là lái xe ra đường ngay sau trận mưa rào có thể
tiềm ẩn nguy hiểm. Lúc này, dầu trong nhựa đường có thể đọng trên
mặt đường và gây mất an toàn.
Không dùng hệ thống kiểm soát hành trình Cruise
Control
Khi lái xe trong trời mưa, bạn nên tắt hệ thống kiểm soát hành
trình Cruise Control của xe. Nguyên nhân là bởi khi trời mưa, bạn
cần liên tục điều chỉnh tốc độ của xe.
Nên làm gì khi xe bị trượt nước?
Nếu không tránh được hiện tượng trượt nước thì bạn phải làm
thế nào? Điều quan trọng nhất lúc này là phải thật bình tĩnh để
kiểm soát lại tay lái và tránh hoặc giảm thiểu hậu quả càng nhiều
càng tốt. Dù xe bị trượt nước trên đường thẳng hay tại khúc cua,
bạn vẫn có thể đảm bảo an toàn cho bản thân nếu làm đúng các bước
sau đây.
Đầu tiên, ngay khi thấy xe có dấu hiệu bị trượt
nước, ví dụ như vô lăng bỗng dưng nhẹ bẫng, hãy nhả chân ga
và cố gắng đánh lái từ từ theo hướng mà bạn muốn. Đánh lái nhanh
hoặc đạp phanh gấp sẽ khiến xe của bạn bị trượt. Thay vào đó, hãy
rà phanh từ từ trong lúc đánh lái nếu xe của bạn có trang bị hệ
thống chống bó cứng phanh ABS. Nếu đánh lái từ từ mà chẳng có hiệu
quả thì không làm như thế nữa mà chờ lốp trước bám đường trở lại.
Tất cả những điều này sẽ xảy ra trong thời gian tính bằng giây nên
đừng đánh lái một cách hoảng loạn vì chỉ khiến mọi chuyện thêm tồi
tệ.
Khi tốc độ giảm xuống, lốp xe sẽ nhanh chóng bám đường trở
lại. Lúc này, việc bạn cần làm là tiếp tục giảm tốc và đưa xe đến
chỗ an toàn.
Thảo Nguyễn
Bạn đang xem: Xe ôtô bị “trượt nước” (Hydroplaning) - nguyên nhân và cách phòng tránh
Chuyên mục: Xe
Các bài liên quan
Chia sẻ bài viết