Thẻ ATM bị khóa - Nguyên nhân, cách mở khóa và một số lưu ý để tránh bị khóa thẻ ATM
Bạn đang sử dụng thẻ ATM nhưng thẻ của bạn bị khóa và bạn không biết nguyên nhân do đâu cũng như cách xử lý cụ thể như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân thẻ ATM bị khóa, cách mở khóa và một số lưu ý để tránh bị khóa thẻ nhé!
Bạn đang sử dụng thẻ ATM nhưng thẻ của bạn bị khóa và bạn không biết nguyên nhân do đâu cũng như cách xử lý cụ thể như thế nào? Hãy cùng Điện máy XANH tìm hiểu nguyên nhân thẻ ATM bị khóa, cách mở khóa và một số lưu ý để tránh bị khóa thẻ nhé!
Xem nhanh
1Cách nhận biết thẻ ATM bị khóa
Để nhận biết thẻ ATM của bạn đang có bị khóa hay không, bạn có thể thực hiện như sau:
Cách 1: Bạn hãy mang thẻ đến phòng giao dịch hoặc chi nhánh ngân hàng để yêu cầu kiểm tra tình trạng thẻ của bạn có đang hoạt động hay không.
Cách 2: Bạn có thể vào mục “thẻ” trong Mobile Banking hoặc Internet Banking trên điện thoại, chọn số thẻ mà bạn muốn kiểm tra. Sau đó, hệ thống sẽ tự động báo thẻ có đang hoạt động hay không, hoặc đang bị khóa.
Cách 3: Đưa thẻ vào máy ATM hay máy POS, rồi thực hiện giao dịch. Trong trường hợp thẻ bạn không thể thực hiện các giao dịch như thanh toán, chuyển khoản hay rút tiền,... thì chứng tỏ thẻ ATM của bạn đã bị khóa.
2Những nguyên nhân khiến thẻ ATM bị khóa
Dưới đây là những nguyên phổ biến khiến cho thẻ bị khóa:
Thẻ bị khóa do hết hạn
Đối với các thẻ ATM trong nước, thì thẻ chỉ có hạn sử dụng kéo dài 5 - 7 năm. Thời hạn sử dụng sẽ được ngân hàng in lên mặt thẻ (nếu có). Khi đăng kí ở bất kỳ ngân hàng nào, bạn cũng lên lưu ý thời hạn sử dụng để tiến hành đổi thẻ khi gần hết hạn, nhằm tránh tình trạng thẻ bị khóa.
Thẻ bị hỏng, lỗi
Khi sử dụng thẻ ATM, bạn vô tình làm hư hỏng thẻ, khiến dài băng từ bị lỗi. Điều này dẫn đến máy ATM không thể nhận được thông tin từ thẻ, đây cũng là một trong những khiến thẻ bị khóa.
Thẻ bị khóa do nhập sai mã PIN nhiều lần
Thẻ bị khóa do nhập bạn đã nhập sai mã PIN là nguyên nhân phổ biến khiến thẻ của bạn bị khóa. Thông thường, số lần nhập sai mã PIN tối đa hai lần. Đến lần thứ ba, nếu bạn vẫn nhập sai thì máy ATM sẽ tự động nuốt thẻ vào khóa thẻ tạm thời nhằm bảo vệ thẻ của bạn bị kẻ xấu sử dụng.
Thẻ bị khóa do giao dịch ở ATM không liên kết với ngân hàng phát hành thẻ
Tuy phần lớn các ngân hàng đều có sự liên kết với nhau để mang lại sự tiện dụng cho người dùng. Nhưng khi bạn cố gắng sử dụng thẻ ATM khác hệ thống không có liên kết thì vẫn thẻ của bạn vẫn có thể bị khóa.
Thẻ bị khóa do lâu ngày không sử dụng
Đây cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thẻ ATM của bạn bị khóa. Đa số thẻ của các ngân hàng hiện nay nếu bạn không có thực hiện giao dịch nào trong vòng 1 năm thì thẻ của bạn sẽ bị khóa toàn bộ chức năng, nên bạn không thể rút tiền hay chuyển khoản được.
Thẻ bị khóa do phía ngân hàng hoặc ATM bị lỗi
Trong nhiều trường hợp, thẻ của bạn bị khóa do phía hệ thống ngân hàng hay máy ATM bị lỗi. Cũng có thể ngân hàng nghi ngờ thẻ của bị đánh cắp thông tin do có những giao dịch bất thường, họ sẽ tự động khóa thẻ của bạn.
3Cách xử lý khi thẻ ATM bị khóa
Dưới đây là những cách xử lý khi thẻ của bạn bị khóa:
- Trong trường hợp nhập mã PIN sai dẫn đến thẻ bị khóa, bạn hãy liên hệ với tổng đài để được hỗ trợ mở thẻ và tiến hành thay đổi mã PIN. Bạn chỉ cần cung cấp thông tin như CMND hoặc CCCD để xác thực danh tính của bạn, nhân viên sẽ thực hiện kích hoạt lại thẻ cho bạn.
Sau đây là danh sách hotline của một số ngân hàng phổ biến ở Việt Nam hiện nay:
- Ngân hàng VietinBank: 1900 558 868
- Ngân hàng Vietcombank: 1900 54 54 13
- Ngân hàng BIDV: 1900 9247
- Ngân hàng MSB (Maritime Bank): 1800 599 999
- Ngân hàng Sacombank: 1900 5555 88
- Ngân hàng ACB: 1900 54 54 86
- Ngân hàng Agribank: 1900 55 88 18
- Ngân hàng VPBank: 1900 54 54 15 hoặc 1800 54 54 15
- Ngân hàng MBBank: 1900 54 54 26
- Ngân hàng Techcombank: 1800 588 822
- Trong trường hợp thẻ của bạn bị nuốt vào máy ATM, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Bạn hãy kiểm tra có máy quay lén tại cây ATM đó không để tránh người khác xem trộm mã PIN của bạn.
- Bạn hãy báo tình trạng qua số điện thoại, địa chỉ ghi trên cây ATM mà bạn đã thực hiện giao dịch.
- Bạn có thể gọi điện hoặc đến trực tiếp ngân hàng để được giải quyết tình trạng kẹt thẻ. Lưu ý khi đến quầy giao dịch ngân hàng, khách hàng cần đem theo CMND hoặc CCCD để xuất trình với nhân viên và yêu cầu mở thẻ.
- Khi thẻ của bạn bị khóa do mất thẻ, bạn hãy đến trực tiếp ngân hàng và mang theo CMND hoặc CCCD còn hiệu lực để đăng ký mở lại thẻ. Tuy nhiên, với trường hợp này, bạn có thể sẽ mất phí để mở thẻ và tùy từng ngân hàng sẽ thu phí hay không.
- Nếu thẻ của bạn bị khóa trong trường hợp lâu không sử dụng, thì bạn chỉ cần mang theo CMND hoặc CCCD đến ngân hàng để được hỗ trợ, nhân viên sẽ hướng dẫn bạn cách mở thẻ nhanh chóng.
4Những lưu ý để tránh bị khóa thẻ ATM
Để không gặp phải các trường hợp khóa thẻ trên, khách hàng nên lưu ý những điều sau đây:
- Khách hàng hạn chế thay đổi chữ ký nhiều lần, vì các ngân hàng sẽ yêu cầu mẫu chữ ký của chủ tài khoản để so sánh với chữ ký dùng để mở tài khoản.
- Bảo mật mã PIN của bạn, không để người khác biết được mã thẻ ATM khi bạn thực hiện tại máy ATM.
- Nếu thẻ ATM của bị thất lạc hoặc bị mất cắp, bạn cần báo ngay cho ngân hàng để khóa thẻ và thu hồi giao dịch nếu xuất hiện để tránh rủi ro mất tiền trong tài khoản.
- Nếu bạn không nhận lại thẻ sau 30 giây sau khi máy ATM trả thẻ, cây ATM sẽ tự động thu lại thẻ của bạn. Vì thế, hãy lấy lại thẻ ngay khi kết thúc giao dịch nhé.
- Hãy sử dụng thẻ ATM với các máy ATM đúng với ngân hàng bạn đang sử dụng, hoặc với các máy ATM mà ngân hàng bạn đăng ký đã liên kết để tránh bị khóa thẻ.
5Một số câu hỏi thường gặp khi thẻ ATM bị khóa
Thẻ ATM bị khóa có chuyển và nhận tiền được không?
Thẻ ATM bị khóa bạn khách hàng không thể thực hiện giao dịch chuyển và nhận tiền. Nhưng khách hàng có thể thực hiện bằng dịch vụ Internet banking hoặc đến trực tiếp quầy ngân hàng để được hỗ trợ.
Tuy nhiên, khi đến quầy giao dịch, bạn sẽ mất thời gian di chuyển và cần đến đúng giờ ngân hàng làm việc.
Thẻ ATM bị khóa có phải trả phí dịch vụ phát sinh không?
Với một số trường hợp kích hoạt lại thẻ bị khóa, ngân hàng sẽ mở miễn phí cho khách hàng. Tuy nhiên, một số trường hợp ngân hàng cũng sẽ tiến hành thu phí như:
- Khách hàng bị mất thẻ hoặc cần cấp lại thẻ ATM mới có phí từ 50.000 VND
- Nếu thẻ hết hạn hoặc cấp lại thẻ ATM mới có phí từ 50.000 VND
Đối với khách hàng khi sử dụng dịch vụ hotline tổng đài để được hỗ trợ, sẽ bị các nhà mạng viễn thông tính phí cước gọi, nhưng tùy từng ngân hàng khác nhau sẽ tính khác nhau.
Có thể rút tiền khi thẻ ATM bị khóa không?
Khi thẻ ATM bị khóa, bạn sẽ không thể thực hiện giao dịch rút tiền được, vì toàn bộ chức năng của thẻ đều đã bị vô hiệu hóa. Nhưng hiện nay, một số ngân hàng đã cho phép rút tiền mà không cần đến thẻ, chỉ cần thông qua mã QR code trên Mobile banking.
Khách hàng chỉ cần có tài khoản Internet banking và ứng dụng trên điện thoại có kết nối Internet đã có thể rút tiền không cần đến thẻ, tiện lợi cho người sử dụng khi bị khóa thẻ.
Trên đây là những thông tin về thẻ ATM bị khóa, nguyên nhân, cách mở khóa và một số lưu ý để tránh bị khóa thẻ.
Bạn đang xem: Thẻ ATM bị khóa - Nguyên nhân, cách mở khóa và một số lưu ý để tránh bị khóa thẻ ATM
Chuyên mục: Tra cứu thông tin
Các bài liên quan
- Sinh viên nên làm thẻ ATM ngân hàng nào miễn phí, an toàn, nhiều ưu đãi nhất?
- Cách nạp tiền điện thoại qua thẻ ATM Agribank trong tích tắc
- Danh sách các ngân hàng liên kết với ViettelPay và cách liên kết ViettelPay với thẻ ATM
- Cách chuyển khoản Agribank online, phí chuyển tiền ngân hàng 2021
- Bị mất thẻ ATM Vietcombank phải làm gì? 2 việc cần làm ngay sau khi thẻ bị mất