SEO - Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm và những điều bạn nên biết về SEO
SEO là một thuật ngữ rất quan trọng trong marketing online và đặc biệt đối với những người đang sở hữu một trang web kinh doanh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về SEO - Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm và những điều bạn nên biết về SEO nhé!
SEO là một thuật ngữ rất quan trọng trong marketing online và đặc biệt đối với những người đang sở hữu một trang web kinh doanh. Hãy cùng Điện máy XANH tìm hiểu về SEO - Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm và những điều bạn nên biết về SEO nhé!
Xem nhanh
1SEO là gì?
SEO là cụm từ viết tắt của cụm từ Search Engine Optimization, mang ý nghĩa Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Đây là quá trình cải thiện kết quả tìm kiếm của một trang web qua việc tăng khả năng hiển thị và thứ hạng của một website trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm như Google, Bing,...
SEO rất quan trọng đối với những trang web kinh doanh vì nó giống như việc làm thế nào để gian hàng của bạn được nhiều người nhìn thấy và tham quan nhất. Nói cách khác, SEO sẽ giúp tăng chất lượng và lượng truy cập của trang web.
2Các loại hình SEO
SEO rất đa dạng với nhiều loại hình khác nhau. Trong đó, những loại hình được biết đến nhiều nhất hiện nay như:
- SEO Tổng thể: Đây là kỹ thuật tối ưu toàn bộ trang web thông qua cải thiện chất lượng và trải nghiệm người dùng theo những tiêu chuẩn phù hợp với công cụ tìm kiếm. SEO tổng thể đòi hỏi nhà quản trị cần cải thiện về kỹ thuật, on-page và off-page.
- SEO Từ khóa: Đây là loại hình thông dụng và phổ biến nhất. Mọi người luôn muốn tăng khả năng thứ hạng trang web của mình trên công cụ tìm kiếm thông qua các từ khóa có dấu hoặc không dấu mà nhà quản trị đặt ra.
- SEO Hình ảnh: Là kỹ thuật đẩy hình ảnh trên trang web lên top hiển thị đầu tiên khi người dùng tìm kiếm các từ khóa có liên quan trên công cụ tìm kiếm và chọn tab Hình ảnh.
- SEO Video: Là hình thức đẩy trang web của bạn lên top tìm kiếm ở tab Video bằng những Video đăng tải trực tiếp trên trang web hoặc các nền tảng khác như YouTube, Facebook,...
- Local SEO/SEO Map (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm theo khu vực): Là cách giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm trang web thông qua vị trí được hiển thị trên bản đồ. Thích hợp với các hình thức kinh doanh tại địa phương.
- SEO App mobile: là hình thức đưa những ứng dụng của doanh nghiệp lên vị trí đầu trên trang tìm kiếm ở google play hoặc appstore để người dùng có thể dễ dàng bắt gặp và tải về.
3Phân loại SEO
Tùy theo những mục đích và hình thức tiếp cận khác nhau mà SEO được phân ra làm 3 loại:
- SEO mũ trắng: Là những kỹ thuật SEO tuân theo những quy định của công cụ tìm kiếm. Mục đích hướng tới phát triển vững chắc qua tăng thứ hạng tìm kiếm bằng việc cải thiện chất lượng của trang web và không gian lận.
- SEO mũ đen: Những kỹ thuật của SEO mũ đen chỉ muốn nhắm tới thứ hạng của trang web bất chấp những rủi ro bị phạt giảm thứ hạng hoặc loại bỏ trang web ra khỏi danh sách của công cụ tìm kiếm. Những kỹ thuật này thường không thể phát triển bền vững do tỷ lệ thoát trang cao, tỷ lệ chuyển đổi thấp,... Ví dụ như chèn link hoặc từ khóa không liên quan, cloaking (thủ thuật che giấu nội dung),...
- SEO mũ xám: Đây là kỹ thuật kết hợp giữa mũ đen và mũ trắng. SEO mũ xám cũng với mục đích cải thiện thứ hạng trang web nhưng không hướng tới chất lượng và có những kỹ thuật để tránh bị phạt hoặc cấm. Nhưng ranh giới giữa mũ xám và mũ đen rất gần nhau. Ví dụ: Mua tên miền cũ, tạo bài viết mới trên bài viết cũ,...
4Vai trò của SEO trong Marketing
SEO rất quan trọng trong Marketing và mang lại nhiều lợi ích cần thiết cho doanh nghiệp:
Dễ dàng tiếp cận khách hàng
Bằng việc cải thiện thứ hạng của trang web, SEO giúp chủ động tiếp cận những khách hàng có nhu cầu với sản phẩm, dịch vụ và giảm thiểu thời gian, chi phí tiếp cận.
Tối ưu hóa tỷ lệ ROI (lợi tức đầu tư)
SEO sẽ giúp doanh nghiệp đo lường các chỉ số như lưu lượng truy cập Website, tỷ lệ chuyển đổi và nhận ra được những vấn đề đang ảnh hưởng đến doanh thu và đưa ra biện pháp khắc phục.
Cải thiện chất lượng website
Do yêu cầu cải thiện trải nghiệm người dùng để tăng thứ hạng của trang web, từ đó chất lượng trang web của bạn cũng được cải thiện theo để vừa đáp ứng yêu cầu của công cụ tìm kiếm và đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Nắm bắt nhu cầu khách hàng
Từ việc thực hiện SEO và phân tích lượng truy cập, doanh nghiệp có thể dễ dàng nắm bắt được nhu cầu của khách hàng và đưa ra các chiến dịch marketing phù hợp.
Tăng độ tin cậy của khách hàng
Với thứ hạng trên kết quả tìm kiếm càng cao, bạn càng có nhiều lòng tin từ khách hàng hơn. Rất nhiều người tin tưởng vào “bảng xếp hạng” của công cụ tìm kiếm, khi bạn thực hiện SEO càng tốt, thứ hạng càng cao thì đồng nghĩa với việc trang web của bạn càng có uy tín.
5Các công việc của một người làm SEO
- Phân tích và nghiên cứu từ khóa: Đây là việc rất quan trọng trong SEO để có thể tìm kiếm ra những từ khóa phù hợp với đối tượng tìm kiếm muốn nhắm tới và đưa trang web lên top của trang kết quả tìm kiếm.
- Xây dựng nội dung: Từ những từ khóa được chọn, người làm SEO tiến hành xây dựng nội dung phù hợp với trang web và theo những tiêu chuẩn của một bài viết SEO.
- On-page: Tối ưu hóa các khả năng hiển thị như tiêu đề, hình ảnh, mô tả, độ dễ đọc của trang web và các trang con, được lặp lại nhiều lần khi đăng các bài viết mới.
- Off-page: Tăng lượng truy cập thông qua các yếu tố bên ngoài như hệ thống backlink dẫn về các trang quan trọng của website được liên kết từ các trang web khác.
- Phân tích kết quả: Người làm SEO phải liên tục theo dõi và phân tích các kết quả để tiếp tục tối ưu SEO theo chuẩn của công cụ tìm kiếm và kết hợp với marketing để đưa ra các chiến lược quảng bá phù hợp.
Mong bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn!.
Bạn đang xem: SEO - Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm và những điều bạn nên biết về SEO
Chuyên mục: Tra cứu thông tin
Các bài liên quan
- “Mợ cả chanh xả” Kim Seo Hyung và 8 bộ phim nổi bật trong sự nghiệp diễn xuất
- Top 5 cuốn sách hay về SEO đáng đọc
- Định nghĩa của CRM và lý do cần phải dùng CRM trong doanh nghiệp
- Khái niệm GDP, vai trò, ý nghĩa của GDP đối với nền kinh tế
- Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp FDI
- “Ác nữ Penthouse” Kim So Yeon và những bộ phim làm nên tên tuổi