Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp FDI

FDI là từ ngữ khá quen thuộc trong lĩnh vực đầu tư các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Vậy FDI là gì? đặc điểm của doanh nghiệp FDI như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

FDI là từ ngữ khá quen thuộc trong lĩnh vực đầu tư các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Vậy FDI là gì? đặc điểm của doanh nghiệp FDI như thế nào? Hãy cùng Điện máy XANH tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1FDI là gì?

FDI hay còn gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã đưa ra định nghĩa như sau về FDI:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác.

Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty".

FDI là gì?

2Nguồn gốc và bản chất của FDI

Về nguồn gốc, so với các hoạt động kinh tế đối ngoại khác thì FDI xuất hiện muộn hơn nhiều nhưng FDI đã đóng vai trò rất quan trọng trong quan hệ quốc tế và sau đó nó đã dần trở thành một nhu cầu không thể thiếu của tất cả quốc gia trên thế giới.

Về bản chất, FDI là sự gặp gỡ của nhà đầu tư và nhà thu hút đầu tư vì nhu cầu của 2 bên. Trong đó:

  • Có sự thiết lập quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư tới nơi được đầu tư.
  • Thiết lập quyền sở hữu và quyền quản lý đối với các nguồn vốn đã được đầu tư,
  • Kèm theo quyền chuyển giao công nghệ, kỹ thuật của nhà nước đầu tư với nước bản địa.
  • Có liên quan đến sự mở rộng thị trường của các doanh nghiệp, tổ chức đa quốc gia.
  • Luôn luôn gắn liền với sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế và thương mại quốc tế.

Nguồn gốc và bản chất của FDI

3Các đặc điểm chính của FDI

FDI là hình thức mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. Thu nhập mà chủ đầu tư thu được không phải lợi tức mà nó sẽ mang tính chất là thu nhập kinh doanh. Và thu nhập này sẽ phải phụ thuộc vào kết quả kinh doanh có được.

Cùng với đó, để thu hút đầu tư và thúc đẩy kinh tế phát triển, các nước thu hút đầu tư cần phải có hành lang pháp lý rõ ràng.

Cơ sở quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên là tỷ lệ đóng góp trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định. Cùng với đó, lợi nhuận và rủi ro cũng sẽ tương ứng với tỷ lệ này.

Bên cạnh đó, chủ đầu tư có thể đưa ra những quyết định đầu tư, kinh doanh phù hợp để mang lại lợi nhuận và sẽ tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Ngoài ra, họ còn được tự do lựa chọn lĩnh vực và hình thức đầu tư. 

Tùy theo quy định của mỗi quốc gia mà các nhà đầu tư phải bỏ đủ số vốn tối thiểu để có thể kiểm soát doanh nghiệp đầu tư,...

Theo như thường lệ, FDI được thực hiện thông qua việc xây dựng mới, mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đang hoạt động bằng việc mua cổ phiếu để thông tin xác nhận.

Các đặc điểm chính của FDI

4Vai trò của FDI

Tác động tích cực của FDI

  • Có thể khai thác được nguồn tài nguyên khoáng sản và nguồn lao động. Từ đó có thể tạo việc làm và đào tạo được nhân công có chất lượng cao.
  • Thị trường tiêu thụ được mở rộng, cùng với đó là quy mô sản xuất rộng lớn từ đó giá thành sản phẩm sẽ được giảm xuống phù hợp với thu nhập của người tiêu dùng.
  • Tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch và phí mậu dịch của nước tiếp nhận đầu tư.
  • Thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển
  • Cả hai bên đều có được nguồn thu ngân sách.

Vai trò của FDI

Tác động tiêu cực của FDI

Bên cạnh những tích cực mà FDI mang lại thì cũng không tránh được những tác động tiêu cực như sau:

  • Những tranh chấp, mâu thuẫn nội bộ từ những sự khác biệt. Cùng với đó là những gánh nặng trong môi trường mới về chính trị, xung đột vũ trang.
  • Có thể dẫn tới nguy cơ suy thoái kinh tế bởi nếu các doanh nghiệp, công ty thực hiện đầu tư ra nước ngoài thì trong nước sẽ mất đi nguồn vốn để đầu tư. Từ đó việc tìm vốn phát triển, áp lực giải quyết việc làm trong nước sẽ gây nên nhiều khó khăn.
  • Các nhà đầu tư thường vận động Nhà nước theo hướng có lợi cho họ và các chính sách có thể bị thay đổi.
  • Trong quá trình cạnh tranh sẽ có sự thay đổi luồng vốn dẫn đến cán cân kinh tế bị di chuyển theo.

Nhìn chung những tác động tích cực và tiêu cực này đều làm ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người dân. Chính vì vậy, nhà nước ta cần có những chính sách phù hợp để đàm phán và hợp tác. Cùng với đó, cần quản lý và theo dõi nghiêm ngặt các hoạt đoạt động kinh doanh để có thể đảm quyền và lợi ích cho mọi người.

Trên đây là bài viết chia sẻ cho bạn khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp FDI. Hi vọng những thông tin này sẽ mang lại nhiều hữu ích cho bạn nhé!

Bạn đang xem: Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp FDI

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết