Say nóng, say nắng là gì? Triệu chứng, cách chữa và cách chống
Mùa hè là thời điểm mà hiện tượng say nắng, say nóng diễn ra khá phổ biến. Chính vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu được say nóng, say nắng là gì, triệu chứng, cách chữa và cách chống hiện tượng này thế nào. Mời bạn cùng theo dõi nhé.
Xem nhanh nội dung
Hiện tượng say nóng, say nắng là gì?
Khi phải chịu tác động của gánh nặng nhiệt, cơ thể con người sẽ có những phản ứng đáp ứng và huy động các cơ chế điều nhiệt. Nếu quá tải nhiệt gia tăng quá mức có thể gây nên những tổn thương cho cơ thể. Tổn thương điển hình do nắng nóng gây ra đó chính là hội chứng say nắng, say nóng.
- Say nắng (hay còn gọi là cảm nắng, sốc nhiệt) chính là tình trạng tăng thân nhiệt nghiệm trọng (trên 40 độ C) kèm theo những rối loạn hoạt động của các cơ quan như tuần hoàn, hô hấp, thần kinh do tác động của nắng nóng hoặc do các hoạt động thể lực dưới nắng nóng quá mức.
- Say nóng là tình trạng tăng thân nhiệt do nhiệt độ môi trường tăng cao hoặc tăng hoạt động thể lực quá mức, dẫn đến vượt quá khả năng điều hòa của trung khu điều nhiệt làm cho trung khu điều nhiệt bị rối loạn mất kiểm soát. Say nóng thường gặp vào buổi chiều khi có nhiều tia hồng ngoại hoặc khi làm việc ở những nơi nhiệt độ, độ ẩm cao. Say nóng có thể sẽ phát triển thành say nắng.
Hiện tượng say nóng thường sẽ diễn ra từ từ khiến nhiệt độ cơ thể tăng dần và chúng ta có thể quan sát để nhận ra được các biểu hiện. Còn say nắng thường diễn ra đột ngột, không có dấu hiệu báo trước, đồng thời thường kèm theo tổn thương thần kinh nặng nề, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Nguyên nhân, triệu chứng say nắng, say nóng là gì?
Cả say nắng và say nóng đều dẫn tới một tình trạng chung đó chính là làm thân nhiệt tăng lên. Khi thân nhiệt tăng lên sẽ làm tăng quá trình đào thải mồ hôi khiến cho cơ thể mất đi một lượng nước lớn cùng với đó là triệu chứng kinh điển là tăng thân nhiệt trên 40 độ C.
- Các dấu hiệu nhẹ ban đầu của hiện tượng say nắng, say nóng là nhịp tim nhanh, thở nhanh, da đỏ (do cơ chế thải nhiệt, giãn mạch dưới da). Ngoài ra, bạn có thể vã mồ hôi, chóng mặt, kèm theo hoa mắt, đau đầu, buồn nôn. Đặc biệt, ở người già các dấu hiệu này thường kín đáo và không đặc hiệu ở giai đoạn sớm.
- Các dấu hiệu nặng hơn nếu không được xử trí kịp thời đó chính là tụt huyết áp, rối loạn chức năng thần kinh bao gồm thay đổi tri giác, kích động, mê sảng, lú lẫn, co giật và hôn mê. Ngoài ra, khi thân nhiệt tăng quá cao còn có thể gây mất điện giải nặng, rối loạn thăng bằng nội môi, có thể xuất huyết (xuất huyết kết mạc, tiểu tiện, đại tiện ra máu) do rối loạn đông máu nặng, nặng hơn nữa là suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng say nóng, say nắng thường do lao động nặng nhọc trong môi trường nóng, trời quá nắng vào buổi chiều, nóng hầm lò, nơi không khí ẩm thấp...
Cách xử lý khi bị say nắng, say nóng
Cách xử lý, cách chữa say nắng tại nhà
Trong trường hợp gặp người bị say nóng, say nắng nếu chưa có sự hỗ trợ của nhân viên hay các phương tiện y tế, bạn cần:
- Nhanh chóng tiến hành các biện pháp làm giảm thân nhiệt cho bệnh nhân. Chuyển ngay bệnh nhân vào chỗ thoáng mát, cởi bớt quần áo rồi cho họ uống nước mát có pha thêm chút muối, đồng thời chườm lạnh bằng khăn mát hoặc nước đá ở những vị trí có động mạch lớn như vùng bẹn, cổ, nách...
- Nếu bệnh nhân hôn mê không uống được nước hoặc nôn và sốt liên tục, kèm các triệu chứng đau bụng, đau ngực, khó thở thì phải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Trong quá trình vận chuyển vẫn thường xuyên chườm mát cho bệnh nhân.
Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng thêm một số nguyên liệu tự nhiên sẵn có để xử lý hiện tượng say nắng như:
- Xoài xanh: Xoài được coi là thuốc phòng chống say nắng. Lý do là trong xoài giàu vitamin C nên giúp làm tăng hệ miễn dịch và ngăn chặn cảm lạnh mùa hè.
- Sữa: Các thành phần dinh dưỡng trong sữa sẽ làm cơ thể nhanh chóng "hạ hỏa" và đẩy lùi say nắng.
- Nước dừa: Nước dừa được mệnh danh là siêu thực phẩm với nhiều dinh dưỡng như magie, kali, muối, đường tự nhiên. Những thành phần này giúp cơ thể vừa bớt háo nước vừa giải nhiệt nên chống nắng rất tốt. Xem thêm: Uống nước dừa có tác dụng gì? Uống nước dừa nhiều có tốt không?
- Mướp đắng: Mướp đắng là trái cây có tính mát, vị đắng, có thể giúp giải nhiệt tốt, giảm bớt mệt nhọc. Các chuyên gia khuyên, vào mùa hè bạn nên tăng cường ăn mướp đắng để cải thiện sức khỏe.
- Củ hành: Nhờ giàu hàm lượng lưu huỳnh nên khi ăn hành củ bạn sẽ ngăn được cơn sốt có thể dẫn đến say nắng.
- Nước chanh: Chanh giàu hàm lượng vitamin C. Uống nước chanh sẽ loại bỏ được chóng mặt, buồn nôn, thường diễn ra vào ngày hè oi ả. Ngoài ra còn giúp ngăn chặn sốt, bệnh sởi và mụn đậu mùa.
- Nước ép ngó sen hòa mật: Ngó sen tươi 100g, nước mía 50g (50ml). Ngó sen ép lấy nước, trộn với nước mía, chia uống 2 lần trong ngày. Dùng khi bị cảm cúm, trúng nóng, trúng nắng hoặc khô hanh gây kích ứng, vật vã, sốt, khát nước. Tìm hiểu: Ngó sen có tác dụng gì? Các món ăn từ ngó sen tươi.
- Nước ép dưa hấu, cà chua: Cà chua, dưa hấu, liều lượng tùy ý. Dùng máy ép riêng từng thứ lấy nước trộn đều, cho uống. Dùng làm nước giải khát mùa hè, cải thiện tình trạng biến ăn. Bạn có thể dùng loại máy ép chậm để thức uống giữ được nhiều dinh dưỡng hơn, hiệu quả ép cũng hiệu quả hơn nhé.
- Cà chua ướp đường: Cà chua 250g, bóc vỏ, thái lát, rắc đường trắng để khoảng 30 phút hoặc để tủ lạnh càng tốt. Dùng làm món ăn giải khát, giải nhiệt mùa hè.
- Nước mía: Mía tươi róc vỏ, đẵn khúc ăn tùy ý hoặc làm nước ép mía để mát uống. Dùng cho các trường hợp sốt khô họng, tiểu giắt.
- Đào chín: Rửa sạch, gọt vỏ, ngày ăn 2 - 3 lần, mỗi lần 1 - 3 quả. Dùng cho các trường hợp cảm nóng, cảm nắng, mất nước, khát nước.
- Canh đậu xanh: Đậu xanh 100g. Đậu đã xay, nhưng để nguyên cả vỏ, thêm nước nấu nhừ. Dùng ăn để giải thử (chữa say nắng).
- Dưa chuột: Y học cổ truyền Trung Hoa có viết rằng dưa chuột là trái cây có tính mát và đắng nên có thể giúp hạ nhiệt, thúc đẩy tiểu tiện và hạ thấp nồng độ cholesterol trong cơ thể...
Cách xử lý, cách chữa say nắng tại cơ sở y tế
Tại các cơ sở y tế, bệnh nhân sẽ được truyền bù nước và điện giải cũng như các biện pháp hỗ trợ khác. Trong trường hợp bệnh nhân sốt cao có thể dùng paracetamol để hỗ trợ hạ sốt. Nếu có co giật phải dùng các thuốc chống co giật cho bệnh nhân. Trường hợp nạn nhân hôn mê có thể phải đặt ống nội khí quản thở máy.
Với mục tiêu "Luôn dành khó khăn phiền phức về mình để thỏa mãn khách hàng", META.vn luôn nỗ lực để cung cấp cho khách hàng sự phục vụ tốt nhất.
Bạn đang xem: Say nóng, say nắng là gì? Triệu chứng, cách chữa và cách chống
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Da bị cháy nắng phải làm sao? Cách chữa da bị cháy nắng tại nhà
- Mưa axit là gì? Mưa axit gây ra hậu quả gì?
- Bị say cà phê có triệu chứng gì? Cách chữa say cafe nhanh, hiệu quả
- Tắm đêm có tốt không? Tắm khuya, tắm muộn có tác hại gì?
- Hiệu ứng phơn là gì? Gió phơn là gì? Thời tiết do gió phơn mang lại là gì?
- Tế bào gốc là gì? Ứng dụng tế bào gốc trong y học và thẩm mỹ