Những ngày Lễ, Tết quan trọng theo Dương và Âm lịch ở Việt Nam
Tại Việt Nam, ngoài những ngày Lễ, Tết quan trọng của Dương lịch theo văn hóa phương Tây thì nước ta còn có những ngày lễ Tết của Âm lịch. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về một số ngày Lễ, Tết phổ biến ở đất nước Việt Nam chúng ta nhé.
Tại Việt Nam, ngoài những ngày Lễ, Tết quan trọng của Dương lịch theo văn hóa phương Tây thì nước ta còn có những ngày lễ Tết của Âm lịch. Hãy cùng Điện máy XANH tìm hiểu về một số ngày Lễ, Tết phổ biến ở đất nước Việt Nam chúng ta nhé.
Xem nhanh
1Những ngày lễ, Tết quan trọng theo Dương lịch
Ngoài những ngày lễ quen thuộc theo lịch Dương và theo phương Tây, Việt Nam còn có các ngày lễ để tri ân khác mà có thể bạn đã nghe qua nhưng không nhớ chính xác.
Ngày tháng | Tên ngày Lễ, Tết |
---|---|
1 tháng 1 | Tết Dương Lịch |
14 tháng 2 | Lễ tình nhân (Valentine) |
3 tháng 2 | Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam |
27 tháng 2 | Ngày Thầy thuốc Việt Nam |
8 tháng 3 | Ngày Quốc tế Phụ nữ |
20 tháng 3 | Ngày Quốc tế Hạnh phúc |
26 tháng 3 | Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh |
22 tháng 4 | Ngày Trái đất |
30 tháng 4 | Ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước |
1 tháng 5 | Quốc tế lao động |
19 tháng 5 | Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh |
1 tháng 6 | Ngày Quốc tế Thiếu nhi |
28 tháng 6 | Ngày Gia đình Việt Nam |
27 tháng 7 | Ngày Thương binh Liệt sĩ |
19 tháng 8 | Ngày Cách mạng tháng Tám thành công |
2 tháng 9 | Ngày Quốc khánh nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam |
7 tháng 9 | Ngày thành lập Đài Truyền hình Việt Nam |
13 tháng 10 | Ngày Doanh nhân Việt Nam |
14 tháng 10 | Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam |
20 tháng 10 | Ngày thành lập Hội Phụ nữ Việt Nam |
20 tháng 11 | Ngày Nhà giáo Việt Nam |
22 tháng 12 | Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam |
25 tháng 12 | Lễ Giáng Sinh |
2Những ngày lễ, Tết quan trọng theo Âm lịch
Các ngày lễ, Tết theo lịch Âm gợi nhớ đến những truyền thống văn hóa, phong tục tập quán đầy ý nghĩa của người Việt Nam.
Ngày tháng | Tên ngày Lễ, Tết |
---|---|
15 tháng 1 | Tết Nguyên Tiêu |
3 tháng 3 | Tết Hàn Thực |
15 tháng 4 | Lễ Phật Đản |
5 tháng 5 | Tết Đoan Ngọ |
15 tháng 7 | Lễ Vu Lan |
15 tháng 8 | Tết Trung Thu |
23 tháng 12 | Lễ cúng Ông Táo |
3Các ngày lễ, Tết được nghỉ theo quy định của pháp luật
Vào các ngày lễ dưới đây, học sinh, sinh viên và người lao động sẽ được nghỉ theo quy định của pháp luật tại Điều 112 Bộ luật Lao động (BLLĐ) 2019 (có hiệu lực từ 01/01/2021) gồm:
Tết Dương lịch
Tết Dương lịch, hay Tết Tây là một ngày lễ diễn ra vào ngày 1 tháng 1, ngày đầu tiên trong năm theo lịch Dương, là dịp lễ quan trọng trong năm của nhiều dân tộc và nền văn hóa trên thế giới.
Tết Nguyên đán (Tết Âm)
Thường vào ngày cuối tháng Chạp đến mồng 4 tháng Giêng (Âm lịch), là Tết cổ truyền của dân tộc. Trong những ngày Tết Nguyên đán, các gia đình sum họp bên nhau, cùng thăm hỏi, mừng tuổi và thờ cúng tổ tiên, đi chúc Tết họ hàng, người quen, hàng xóm,...
Bên cạnh đó, đây là ngày mọi người đặt để hy vọng vào một năm mới an lành, sung túc, thuận lợi trong cả năm và gác lại mọi điều không may mắn trong năm cũ.
Giỗ Tổ Hùng Vương
Ngày giỗ Tổ Hùng Vương hoặc Lễ hội Đền Hùng hoặc Quốc giỗ là một ngày lễ của Việt Nam. Đây là ngày hội truyền thống của Người Việt tưởng nhớ công lao dựng nước của Hùng Vương.
Lễ giỗ tổ Hùng Vương được diễn ra vào ngày 10 tháng 3 Âm lịch hằng năm và được Nhà nước tổ chức lớn vào những năm chẵn.
Ngày Giải phóng miền Nam
Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 là ngày quan trọng - ngày mà nhân dân ta đã làm thất bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị thực dân mới của đế quốc Mỹ ở miền Nam, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Đây là sự kiện kết thúc vẻ vang cuộc chiến tranh cứu nước lâu dài nhất, khó khăn nhất và vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta, đánh dấu sự kết thúc của Chiến tranh Việt Nam và bắt đầu thời kỳ chuyển tiếp chính thức thống nhất Việt Nam thành nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ngày Quốc tế lao động
Ngày Quốc tế Lao động hay ngày 1 tháng 5 là ngày lễ kỷ niệm của phong trào công nhân quốc tế và của người lao động, đồng thời biểu dương cho lực lượng lao động, đấu tranh cho hòa bình, dân chủ, tiến bộ xã hội.
Ngày Quốc khánh
2 tháng 9 hàng năm là ngày Lễ Quốc khánh nước Việt Nam. Vào ngày này năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội và khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
4Một số ngày Lễ, Tết khác
Ngày Thất Tịch
Một trong số những ngày lễ không chính thức nhưng lại được khá nhiều người biết đến, đặc biệt là giới trẻ là ngày Lễ Thất Tịch (7 tháng 7 Âm lịch).
Trong ngày Thất tịch, trai gái sẽ đến chùa cầu tình duyên hoặc ăn chè đậu đỏ để mọi sự được suôn sẻ - đôi lứa được hạnh phúc còn người đang lẻ bóng sẽ được "thoát ế". Người xưa cũng quan niệm rằng nếu các cặp đôi cùng ngắm sao Ngưu Lang - Chức Nữ trong ngày này, họ sẽ được mãi mãi bên nhau.
Tết Thanh minh
Tết thanh minh (còn gọi là Tiết thanh minh) là một ngày lễ có nguồn gốc từ Trung Hoa cổ đại và thường được tính bằng lịch Dương, bắt đầu từ ngày 4 – 5/4 cho đến 20 – 21/4.
Tết thanh minh được xem là ngày tảo mộ, là ngày con cháu thể hiện lòng biết ơn và bổn phận của mình đối với người thân đã khuất. Tiết thanh minh đến sau ngày Lập Xuân khoảng 45 ngày.
Theo phong tục, trong các ngày diễn ra Tết thanh minh, ngoài việc tổ chức tảo mộ, cúng kiếng thì nhiều gia đình còn làm bánh trôi (dạng bánh chay) để thưởng thức, quây quần bên nhau.
Lễ Phục sinh
Lễ Phục Sinh (Easter) là một trong những ngày lễ quan trọng đối với những người theo đạo Kito và Tin Lành. Thông thường lễ Phục Sinh sẽ diễn ra vào tháng 3 hoặc tháng 4 hàng năm (được tính là ngày chủ nhật giữa 22 tháng 3 và 25 tháng 4) để tưởng niệm sự chết và Phục sinh của Chúa Giê-su sau khi bị đóng đinh trên thập tự giá.
Vào lễ Phục Sinh, người theo đạo Kito thường sẽ ăn chay kiêng thịt, hãm mình, tổ chức Lễ Tro, Lễ Lá,... Một số nhà thờ sẽ tổ chức đi đàng thánh giá, Lễ rửa chân (vào thứ 5 Tuần Thánh), diễn hoạt cảnh Chúa bị đóng đinh,...
Bên cạnh đó, ngày lễ Phục Sinh còn diễn ra nhiều hoạt động phi tôn giáo khác như trang trí trứng Phục sinh, "săn" trứng phục sinh,...
5Ngày diễn ra một số lễ hội văn hóa ở Việt Nam
Việt Nam là một nước nhiều dân tộc và nền văn hóa nên còn có một số lễ hội văn hóa riêng của các dân tộc như:
- Hội Chùa Hương ngày 6 tháng 1 đến hết tháng 3 Âm lịch tại Mỹ Đức, Hà Nội.
- Hội Lim ngày 13 tháng 1 tại Tiên Du, Bắc Ninh
- Hội Đâm Trâu (của người Ba Na) diễn ra vào tháng 3 tại Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk.
- Hội Gióng ngày 9 tháng 4 tại Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội.
- Hội Bà Chúa Xứ ngày 23 tháng 4 tại Châu Đốc, An Giang.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn biết và hiểu thêm về các ngày Lễ Tết ở Việt Nam nhé!
Bạn đang xem: Những ngày Lễ, Tết quan trọng theo Dương và Âm lịch ở Việt Nam
Chuyên mục: Tra cứu thông tin