Những dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh con so mẹ bầu cần biết

Vào giai đoạn cuối của thai kỳ, việc nhận biết các dấu hiệu chuyển dạ là vô cùng cần thiết mà các mẹ cần nắm rõ. Vậy những dấu hiệu này là gì? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi để nắm rõ hơn nhé!

Vào giai đoạn cuối của thai kỳ, việc nhận biết các dấu hiệu chuyển dạ là vô cùng cần thiết mà các mẹ lần đầu "lâm bồn" cần nắm rõ. Vậy những dấu hiệu này là gì? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi để nắm rõ hơn nhé!

Các dấu hiệu nhận biết sắp sinh con so mẹ bầu cần biết

Dấu hiệu nhận biết sắp sinh con so mẹ bầu cần biết

Bụng bầu tụt xuống, sa bụng

Đối với các mẹ sinh con đầu lòng thì bé sẽ dịch chuyển xuống phía dưới trong khung xương chậu trước vài tuần. Cụ thể, lúc này thai nhi đã di chuyển đầu xuống phía dưới, ở vị trí thấp, gây chèn ép bàng quang của mẹ khiến mẹ đi tiểu thường xuyên hơn, giống như 3 tháng đầu thai kỳ. Vào thời kỳ này, các mẹ sẽ có cảm giác ở phần khung xương chậu nặng nề và đi lại khó khăn hơn.

Cổ tử cung bắt đầu mở

Trước khi sinh thì phần tử cung của thai phụ sẽ mở rộng và mỏng hơn so với vài ngày hay vài tuần trước đó. Do mỗi người có cơ địa riêng, không ai giống ai nên tốc độ mở ở mỗi thai kỳ cũng sẽ nhanh chậm khác nhau. Vì vậy, các mẹ nên thăm khám bác sĩ để kiểm tra độ mở cổ tử cung của mình.

Bị chuột rút và đau lưng nhiều hơn

Khi sắp chuyển dạ, mẹ sẽ thấy mình bị chuột rút, đau hai bên háng và lưng nhiều hơn, đặc biệt là với những người lần đầu sinh. Lúc này, các cơ khớp ở vùng xương chậu và tử cung sẽ bị kéo căng ra để chuẩn bị cho bé chào đời.

Cảm nhận các khớp được dãn ra

Trong suốt các tháng của thai kỳ thì hormone relaxin sẽ khiến cho các dây chằng của mẹ trở nên mềm và dãn hơn. Tuy nhiên, bạn đừng vội hốt hoảng khi nhận thấy điều này bởi đây chỉ là một trong những phản ứng tự nhiên để giúp khung xương chậu mở rộng, chuẩn bị sẵn sàng cho bé yêu ra đời.

Mẹ bầu sẽ cảm nhận được các khớp dãn ra

Tiêu chảy

Hiện tượng tiêu chảy thường xảy ra ở các ngày cuối của thai kỳ do các cơ trong tử cung của mẹ dần dần dãn ra, chuẩn bị cho việc sinh nở. Lúc này, toàn bộ cơ và phần trực tràng của mẹ cũng được nghỉ ngơi, do đó, thai phụ sẽ đi ngoài lỏng và tiểu nhiều hơn, gây khó chịu. Đây là điều hoàn toàn bình thường và là một trong những dấu hiệu sắp sinh, giúp bạn chuẩn bị tâm lý cho cuộc vượt cạn sắp bắt đầu. Việc bạn cần làm lúc này đó chính là bổ sung thật nhiều nước, tránh đồ ăn khó tiêu và không nên ăn quá no.

Cảm thấy mệt mỏi, uể oải và chỉ muốn nằm nghỉ

Ở giai đoạn này, một số thai phụ thường có cảm giác mệt mỏi, uể oải như 3 tháng đầu của thai kỳ. Trong vài tuần cuối trước sinh thì bụng của mẹ ngày càng phát triển to, nặng nề khiến mẹ cảm thấy khó ngủ vào ban đêm và không thể nhấc nổi mình lên. Do đó, để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và bé, cứ khi nào bạn cảm thấy buồn ngủ thì nên tranh thủ chợp mắt nhé!

Dịch nhầy âm đạo thay đổi màu sắc và độ kết dính

Thông thường chỉ sau vài ngày trước khi sinh, các mẹ sẽ cảm thấy âm đạo của mình tiết ra nhiều dịch và đậm đặc hơn. Trong thời điểm này, nút nhầy sẽ có tác dụng bịt kín cổ tử cung để ngăn ngừa viêm nhiễm. Nút nhầy này sẽ mất đi trước khi đau đẻ một vài tuần, vài ngày hay có thể là vài giờ. Dấu hiệu để nhận biết nút nhầy biến mất đó chính là xuất hiện một miếng lớn hoặc nhỏ trông sền sệt, màu vàng nhạt như lòng trắng trứng, hoặc có một vài trường hợp nút nhầy sẽ bong ra cùng một chút máu. Đây là dấu hiệu chuyển dạ được gọi là “máu báo” và cũng là tín hiệu tốt cho cuộc vượt cạn của mẹ bắt đầu.

Tuy nhiên, nếu các cơn co thắt vẫn chưa diễn ra hay tử cung vẫn chưa mở với độ rộng là 3 - 4cm thì mẹ cần phải chờ thêm một vài ngày nữa mới có thể gặp bé yêu. Việc âm đạo ra máu là một trong những dấu hiệu rất quan trọng nên các mẹ cần tới các trung tâm y tế hoặc thông báo với bác sĩ để theo dõi kịp thời nhé!

Vỡ nước ối

Chắc hẳn, có rất nhiều bà mẹ nhầm tưởng rằng việc vỡ nước ối là bé sẽ chào đời ngay sau đó. Tuy nhiên, bạn chỉ dễ dàng thấy viễn cảnh này trên phim thôi. Thực tế, chỉ có số ít các mẹ sinh con ngay sau khi vỡ ối, còn lại phần đông thai phụ thường mất tới vài giờ mới thực sự vượt cạn.

Vỡ nước ối ở phụ nữ đang mang thai

Các cơn co thắt ngày càng mạnh và liên tục

Khi “lâm bồn” các cơn co thắt xuất hiện chính là dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất mà các mẹ cảm nhận được. Bạn sẽ cảm thấy đau quặn thắt lại giống như các cơ trong tử cung đang siết chặt để chuẩn bị “đẩy” bé ra ngoài. Một số cơn đau dễ nhận biết như:

  • Cơn co thắt sẽ mạnh, đau và khó chịu hơn.
  • Các cơn co thắt này sẽ không biến mất khi bạn chuyển động hay thay đổi tư thế.
  • Các cơn đau sẽ bắt đầu từ phần lưng dưới rồi di chuyển đến phần bụng dưới và cuối cùng là xuống 2 chân.
  • Tần suất co thắt ngày càng liên tục và dữ dội, các mẹ sẽ thấy đau đớn và khoảng cách cơn đau sẽ cách nhau khoảng 5 - 7 phút.

Các mẹ nên làm gì khi chuyển dạ?

Trong giai đoạn chuyển dạ, các cơn đau co thắt tử cung sẽ tăng dần theo cường độ và tần suất. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải và lo lắng. Vậy bạn phải làm gì trong tình huống này? Hãy tham khảo ngay một số thông tin dưới đây:

  • Thư giãn và vận động nhẹ nhàng khi các cơn đau xuất hiện. Bạn cần hít thở đều và sâu bởi sự lưu thông khí sẽ giúp trẻ được cung cấp đầy đủ oxy.
  • Massage nhẹ nhàng vùng thắt lưng và nghe nhạc thư giãn sẽ giúp bạn cảm thấy đỡ đau cũng như tinh thần được thoải mái hơn.
  • Nếu cơn đau trở nên dữ dội và liên tục thì bạn cần nhờ đến sự giúp đỡ của các bác sĩ.
  • Ngoài ra, bạn hãy đi dạo, xem các bộ phim yêu thích hoặc trò chuyện cùng người thân để quên đi cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, nếu tử cung của bạn đã mở rộng thì không nên đi dạo.

Lưu ý: Chuyển dạ là 1 quá trình có thể diễn ra trong nhiều giờ (tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người).

Các việc mẹ bầu nên làm khi chuyển dạ

Khi nào cần tới bệnh viện

Khi bạn nghĩ mình chuẩn bị vượt cạn thì hãy bắt đầu tính thời gian những lần mình bị co thắt bụng, ví dụ như: Thời gian giữa các cơn co thắt và mỗi cơn co thắt là bao nhiêu phút.

Các cơn co thắt nhẹ thường cách nhau khoảng 15 - 20 phút và kéo dài khoảng 60 - 90 giây mỗi cơn. Ngay sau đó các cơn đau này sẽ trở nên thường xuyên hơn cho đến khi chúng cách nhau khoảng 5 phút. Khi bạn thấy các cơn đau cơ thắt mạnh và kéo dài 45 - 60 giây, cách nhau khoảng 3 phút thì đây chính là lúc bạn chuẩn bị lâm bồn và cần tới bệnh viện ngay. Lúc này, bạn cần cung cấp đủ cho bác sĩ thông tin của các cơn co thắt và thời gian cách quãng hoặc các triệu chứng mà bạn gặp phải.

Ngoài ra, nếu bạn thấy có các dấu hiệu dưới đây thì cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt, cụ thể:

  • Vỡ ối, rò rỉ nước ối. Bạn hãy theo dõi nước ối của mình khi chảy ra, nếu thấy có màu vàng nâu hoặc màu xanh lục thì nên đến bệnh viện ngay lập tức.
  • Các dấu hiệu sinh non như: Cơn co thắt xuất hiện trước tuần thứ 37, chảy máu âm đạo, tiết dịch âm đạo bất thường, đau bụng, đau vùng xương chậu, đau lưng.
  • Các mẹ cảm thấy em bé trong bụng hoạt động ít hơn thường ngày.
  • Chảy máu âm đạo, bụng đau liên tục và bị sốt.
  • Tình trạng đau đầu nặng, kéo dài, thị lực thay đổi, đau vùng bụng trên hoặc gặp các triệu chứng của tiền sản giật.

Khi nào mẹ bầu cần tới bệnh viện?

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về các dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh con so mà mẹ bầu cần biết. META.vn mong rằng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp mẹ bầu các thông tin hữu ích giúp mẹ có sự chuẩn bị tốt nhất để chào đón bé yêu ra đời. Chúc các mẹ luôn mạnh khỏe để “mẹ tròn con vuông” nhé! Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết!

Bạn đang xem: Những dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh con so mẹ bầu cần biết

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết