Những bệnh phổ biến do ô nhiễm nguồn nước và 10 cách làm sạch nước an toàn và hiệu quả nhất
Ô nhiễm nguồn nước mang đến nhiều mầm bệnh ảnh hưởng sức khỏe con người. Cùng tìm hiểu những bệnh phổ biến do ô nhiễm nguồn nước gây ra và 10 mẹo làm sạch nước an toàn và hiệu quả nhất!
Xem nhanh
1Những bệnh phổ biến do ô nhiễm nguồn nước
Bệnh kiết lỵ
Kiết lỵ là sự kết hợp của buồn nôn, đau quặn bụng cùng với tiêu chảy nặng. Trong trường hợp kiết lỵ cấp tính, người bệnh cũng có thể bị sốt cao và có lẫn máu trong phân. Có hai loại bệnh lỵ trực khuẩn kiết lỵ Bacillary do vi khuẩn và bệnh lỵ amip do amip gây ra.
Khi một trong hai loại vi khuẩn này xâm nhập vào nước hoặc sử dụng thực phẩm bị ô nhiễm, sẽ có nguy cơ bị kiết lỵ sau thời gian ủ bệnh 1 - 4 ngày.
Asen
Asen là một chất độc hại thường được thải ra dưới dạng nước thải của các công ty sản xuất công nghiệp nằm bên bờ sông, bệnh gây ra do tiếp xúc lâu dài với một lượng nhỏ asen thông qua nước uống. Bệnh Asen đặc trưng bởi các tổn thương da nặng, có thể tiến triển thành ung thư và gây ảnh hưởng đến phổi, thận và bàng quang.
Nhiễm độc chì
Nhiễm độc chì được gây ra do uống nước bị nhiễm chì, thường đến từ các đường ống cũ hay ô nhiễm nước. Bệnh đặc biệt có hại cho trẻ em và có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe, bao gồm tổn thương nội tạng, rối loạn hệ thần kinh, thiếu máu, huyết áp cao, bệnh thận và các vấn đề với hệ thống sinh sản.
Bệnh bại liệt (liệt trẻ sơ sinh)
Viêm đa cơ thường được gọi là bệnh bại liệt. Đây là một bệnh nhiễm siêu vi cấp tính do virus gây ra, truyền qua nước từ phân của một người nhiễm bệnh. Bệnh ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương. Khi một người bị nhiễm virus này sẽ bị sốt, đau đầu và co giật, sau đó bị tê liệt.
Bệnh đau mắt hột (Nhiễm trùng mắt)
Nhiễm trùng này là do vi khuẩn Chlamydia trachomatis được tìm thấy trong nước bị ô nhiễm. Bệnh đau mắt hột dẫn đến sự thô cứng của bề mặt bên trong của mí mắt. Gây ra tình trạng đau mắt, tổn thương ở bề mặt ngoài hoặc giác mạc và có thể gây mù mắt. Bệnh đau mắt hột lan rộng vì điều kiện vệ sinh kém.
Thương hàn
Bệnh thương hàn do vi khuẩn Salmonella Typhi gây ra, có thể bị nhiễm bằng cách ăn các loại thực phẩm hoặc uống nước bị ô nhiễm. Các vi khuẩn đi qua đường ruột và có thể được xác định trong các mẫu phân. Các triệu chứng của nó bao gồm buồn nôn, chán ăn và đau đầu.
Bệnh sán máng
Bệnh này do giun lây lan từ ốc nước ngọt sống trong nước ô nhiễm. Nó rất phổ biến ở các vùng nông thôn nơi mọi người sử dụng nguồn nước địa phương cho mục đích tắm biển và giải trí. Giun trong nước xâm nhập vào một lớp da trong khi tiếp xúc với nước bị ô nhiễm, gây nhiễm trùng ở gan, phổi, ruột và bàng quang.
Dịch tả
Dịch tả là một bệnh nhiễm trùng ruột non do vi khuẩn Vibrio Cholerae, có thể gây tử vong trong vài giờ nếu không được điều trị kịp thời. Các triệu chứng của bệnh tả bao gồm tiêu chảy và nôn mửa, cũng như chuột rút và đau đầu. Theo WHO, mỗi năm, có 21.000 - 143.000 ca tử vong trên toàn thế giới do nhiễm bệnh này.
Tiêu chảy
Tiêu chảy là một trong những bệnh phổ biến nhất do ô nhiễm nước. Nó thường được gây ra bởi virus truyền qua nguồn nước. Những vi khuẩn và ký sinh trùng từ nước bị nhiễm phân cũng là nguyên nhân phổ biến. Căn bệnh này có thể gây mất nước và tử vong cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.
Sốt rét
Ô nhiễm nước đã dẫn đến sự gia tăng sinh sản của muỗi. Sốt rét là một căn bệnh gây ra bởi ký sinh trùng, lây lan bởi muỗi cái Anophele. Khi muỗi đốt một người bị nhiễm sốt rét, chúng có thể truyền bệnh cho người khác. Bệnh gây sốt cao, đau đầu. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó thậm chí có thể dẫn đến các biến chứng như thiếu máu nặng, hôn mê và tử vong.
210 giải pháp làm sạch nước an toàn và hiệu quả nhất
Khử trùng nước bằng nhiệt
Đây là phương pháp phổ biến, dễ thực hiện và hiệu quả để tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh có thể có trong nước. Đun sôi đạt đến 100 độ C để nước tiếp tục sôi trong vòng 15 phút sẽ có khả năng khử khuẩn các nha bào, trứng giun.
Bể lắng lọc nước đơn giản kết hợp với giàn mưa
Bể lắng lọc đơn giản kết hợp với giàn mưa thường được áp dụng lọc đối với nước ngầm (nước giếng khoan, giếng đào) tự khai thác ở nông thôn. Hoặc khu vực chưa có nguồn nước cấp của nhà máy nước để tăng hiệu quả lọc đối với sắt, mangan và asen. Nước sau lọc có thể dùng trong sinh hoạt của hộ gia đình.
Có thể sử dụng giàn mưa và bể lọc nước đơn giản (thùng, chum hoặc vại sành để làm thành 1 bể lọc nước đơn giản), sử dụng cát, sỏi để làm vật liệu lọc.
Bộ lọc nước nano
Một bộ lọc nano có kích thước lỗ khoảng 0.001 micron, trọng lượng phân tử 200 - 2000 Daltons. Bộ lọc nano loại bỏ các hạt dựa trên kích thước, trọng lượng, và tính chất.
Hiệu quả của bộ lọc nước Nano:
- Loại bỏ sinh vật đơn bào. Ví dụ: Cryptosporidium, Giardia,...
- Loại bỏ vi khuẩn. Ví dụ: Campylobacter, Salmonella, Shigella, E. coli,...
- Loại bỏ virut. Ví dụ: virut đường ruột, virut viêm gan A, Norovirus, Rotavirus,...
Khử trùng nước bằng hóa chất
Thông thường hóa chất khử trùng nước được sử dụng là các hóa chất chứa Clo như Cloramin B (dạng bột) hoặc T (dạng viên 0,25g/viên), Hypo-clorit canxi. Về nguyên tắc, nước sau khi khử trùng phải có nồng độ Clo dư là 0,3 - 0,5mg/L.
Viên Cloramin B hoặc viên T rất tiện lợi cho việc khử trùng các thể tích nước nhỏ như chum, vại, bể chứa nhỏ trong các trưởng hợp khẩn cấp. Một viên Cloramin B hoặc T (0,25g/viên) có thể dùng để khử khuẩn 25 lít nước. Nước sau khi đã khử trùng cần được đựng trong bình chứa sạch và được đậy nắp kín, đun sôi với mục đích phục vụ ăn uống.
Hấp thụ Carbon
Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong xử lý lọc nước tinh khiết nhờ vào khả năng loại bỏ mùi khó chịu, Clo... Than hoạt tính được tạo ra từ nhiều loại vật liệu carbon giúp loại bỏ các vi sinh vật, hóa chất hữu cơ và chất độc hại có trong nước. Carbon thường được sử dụng kết hợp với các quá trình xử lý nước khác nữa để đạt được kết quả lọc cao.
Khử trùng nhanh bằng bút chiếu tia cực tím
Xử lý bằng tia cực tím trước khi lọc là một quá trình sử dụng ánh sáng cực tím để khử trùng nước hoặc giảm số lượng vi khuẩn có mặt.
Hiệu quả:
- Loại bỏ sinh vật đơn bào. Ví dụ: Cryptosporidium, Giardia,...
- Loại bỏ vi khuẩn. Ví dụ: Campylobacter, Salmonella, Shigella, E. coli,...
- Loại bỏ virut. Ví dụ: virut đường ruột, virut viêm gan A, Norovirus, Rotavirus,...
Hạn chế: không có hiệu quả trong việc loại bỏ hóa chất.
Khử độc tố bằng vi khuẩn
Một trong những phương pháp mới được phát triển bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Robert Gordon Scotland, đã xác định được hơn 10 chủng vi khuẩn khác nhau có khả năng vô hiệu hóa các độc tố microcystins. Nếu vi khuẩn này được cho vào nguồn nước, chúng có thể khử độc tố microcystin và làm cho nước an toàn để uống mà không cần sử dụng bất kỳ hóa chất gây hại nào.
Làm mềm nước
Làm mềm nước sử dụng công nghệ trao đổi ion để loại bỏ hóa chất hoặc ion để làm giảm lượng độ cứng (canxi, magiê) trong nước. Phương pháp này cũng có thể được sử dụng để loại bỏ sắt và mangan, kim loại nặng, một số phóng xạ, nitrat, asen, crom, selen và sulfat.
Tuy nhiên, phương pháp này không có tác dụng chống lại động vật nguyên sinh, vi khuẩn và virut nên nếu sử dụng phải kết hợp với các phương pháp xử lý khác.
Chưng cất
Đây có lẽ là phương pháp lâu đời nhất của nước lọc, hệ thống chưng cất sử dụng một quá trình đun nóng nước đến điểm sôi và sau đó thu hơi nước khi nó ngưng tụ, loại bỏ lại rất nhiều các chất gây ô nhiễm. Nước được cất trữ này còn được gọi là nước cất.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này đòi hỏi một lượng lớn năng lượng và nước, thời gian diễn ra rất chậm, có thể chứa một số chất gây hại được ngưng tụ lại, hệ thống dùng để chưng cất thường mất một không gian, diện tích lớn.
Hiệu quả:
- Loại bỏ sinh vật đơn bào. Ví dụ: Cryptosporidium, Giardia,...
- Loại bỏ vi khuẩn. Ví dụ: Campylobacter, Salmonella, Shigella, E. coli,...
- Loại bỏ virut. Ví dụ: virut đường ruột, virut viêm gan A, Norovirus, Rotavirus,...
- Loại bỏ các chất ô nhiễm hóa học thông thường, bao gồm asen (thạch tín), bari, cadmi, crom, chì, nitrat, natri, sulfat, và nhiều hóa chất hữu cơ.
Hệ thống lọc thẩm thấu ngược
Công nghệ thẩm thấu ngược RO hiện dẫn đầu trong lọc nước, xử lý nước. Tất cả đều bị chặn và được đẩy ra ngoài theo đường nước thải.
Từ các chất hữu cơ, các vi khuẩn hay các loại virus nhỏ với kích thước vài chục nanomet, đều to gấp hàng chục lần kích thước của các lỗ trên màng RO. Các ion kim loại tuy nhỏ nhưng cũng bị các phân tử nước bao quanh trở nên cồng kềnh hơn và cũng không thể chui lọt qua màng RO.
Giải pháp xử lý nước bằng màng thẩm thấu ngược RO được đánh giá là tiên tiến hơn cả nhờ khả năng lọc được 99,9% vi rút, vi khuẩn gây hại trong nước, các tạp chất hữu cơ, kim loại nặng,… cho ra nước hoàn toàn tinh khiết. Công nghệ này hiện được ứng dụng trong sản xuất máy lọc nước gia đình, phục vụ nhu cầu sinh hoạt một cách rộng rãi.
Với những thông tin trên, hãy chủ động áp dụng phương pháp làm sạch nước an toàn và hiệu quả để phòng ngừa các bệnh do ô nhiễm nguồn nước gây ra bạn nhé!
Bạn đang xem: Những bệnh phổ biến do ô nhiễm nguồn nước và 10 cách làm sạch nước an toàn và hiệu quả nhất
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- 10 lý do nên chọn Máy lọc nước ion kiềm IonFarms - Thương hiệu Hàn Quốc chất lượng
- Máy điện giải siêu Hydro là gì? Có gì khác biệt?
- Tỉ lệ nước thải của máy lọc nước RO như thế nào?
- Thương hiệu Mutosi của nước nào? Các dòng sản phẩm nổi bật của Mutosi
- Cách khử trùng nước uống trong mùa lũ bằng Cloramin B và Clorua vôi đơn giản
- Máy lọc nước ion kiềm là gì? Có tốt không?