Nhạc thiền không lời tĩnh tâm nhẹ nhàng, hay nhất
Nghe nhạc thiền không lời là một phương pháp tĩnh tâm giúp thư giãn, giải tỏa stress hiện đang được rất nhiều người áp dụng. Trong bài viết này, META sẽ gửi đến bạn list những bản nhạc thiền tĩnh tâm không lời giúp bạn có những giây phút an tĩnh hòa mình vào âm nhạc, cảm nhận thế giới xung quanh, giải tỏa căng thẳng và làm mới lại tinh thần cho bản thân nhé!
Nghe nhạc thiền không lời là một phương pháp tĩnh tâm giúp thư giãn, giải tỏa stress hiện đang được rất nhiều người áp dụng. Trong bài viết này, META sẽ gửi đến bạn list những bản nhạc thiền tĩnh tâm không lời giúp bạn có những giây phút an tĩnh hòa mình vào âm nhạc, cảm nhận thế giới xung quanh, giải tỏa căng thẳng và làm mới lại tinh thần cho bản thân nhé!
Nhạc thiền không lời tĩnh tâm nhẹ nhàng, hay nhất
Nhạc thiền không lời hòa tấu
Nhạc thiền không lời hòa tấu là những bản nhạc không lời nhẹ nhàng có âm thanh du dương của nhiều loại nhạc cụ kết hợp với nhau, thông thường là các loại nhạc cụ dùng trong dàn giao hưởng phương Tây như violin, cello, piano... hoặc đôi khi cũng có thể là những bản nhạc cổ phong cách Á Đông, sử dụng các loại nhạc cụ như đàn tranh, tì bà, đàn cầm...
Nhạc thiền Phật giáo không lời
Nhạc thiền Phật giáo không lời là loại nhạc thiền phổ biến nhất do nó xuất phát từ Ấn Độ và gắn liền với việc thiền định. Các bản nhạc thiền Phật giáo không lời có khá nhiều phong cách khác nhau nhưng chủ yếu là các bài nhạc thiền không lời dùng cho việc niệm Phật, niệm Chú Đại Bi.
Nhạc thiền làng Mai không lời
Làng Mai là một trung tâm thiền tập tọa lạc tại miền Tây Nam nước Pháp được hình thành vào đầu năm 1982, tên tiếng Pháp là Village des pruniers, tiếng Anh là Plum Tree Village, gọi tắt là Plum Village. Đây là nơi sản sinh ra một dòng nhạc thiền được sử dụng nhiều trong việc thiền định, thanh lọc tâm hồn, giải tỏa căng thẳng gọi là nhạc thiền làng Mai.
Lưu ý khi nghe nhạc thiền
Nghe nhạc thiền tĩnh tâm là một phương pháp rất có lợi cho tinh thần và thể chất của mỗi người. Thông qua việc cảm nhận âm nhạc, đưa bản thân vào trạng thái thiền định, tĩnh lặng, bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được bản thân đang giao hòa với đất trời, đem đến cho bản thân trạng thái thư giãn, thả lỏng, giúp loại bỏ những phiền não và căng thẳng do áp lực cuộc sống đem lại. Bên cạnh đó, việc tạo ra thói quen nghe nhạc thiền giúp chúng ta ngủ ngon, ăn ngon miệng hơn nên cũng giúp cải thiện sức khỏe thể chất một cách rất tích cực.
Tuy nhiên, trong quá trình thiền định và nghe các bản nhạc thiền tĩnh tâm không lời, bạn cũng cần lưu ý:
- Nên chọn một không gian thực sự tĩnh lặng, tránh tiếng ồn lớn hoặc những tác động khác để tu tập.
- Thời điểm phù hợp nhất để nghe nhạc thiền và ngồi thiền theo các chuyên gia đánh giá đó là vào buổi sáng, khi vừa mới ngủ dậy và buổi tối, trước khi đi ngủ. Luyện tập và nghe nhạc thiền trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn thả lỏng tâm trí và nhanh chóng tiến vào giấc ngủ, ngủ sâu hơn. Trong khi đó, nếu bạn tập vào buổi sáng thì sẽ thấy sảng khoái và tỉnh táo hơn.
- Khi mới làm quen với nhạc thiền, chỉ nên nghe khoảng 10 - 15 phút, sau đó tăng dần lên khoảng 30 phút mỗi ngày.
- Không nên nghe nhạc thiền quá lâu bởi có thể khiến bạn rơi vào trạng thái mệt mỏi, không muốn làm việc.
- Có nhiều thể loại nhạc thiền khác nhau, điều quan trọng là chọn được loại nhạc thiền phù hợp, cảm thấy thư giãn và dễ chịu trong quá trình nghe.
Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã có thể lựa chọn được một bản nhạc thiền tĩnh tâm hay để thư giãn hằng ngày. Để tham khảo thêm thông tin về thiền nói riêng và yoga nói chung, hãy thường xuyên truy cập META.vn nhé! Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau!
Bạn đang xem: Nhạc thiền không lời tĩnh tâm nhẹ nhàng, hay nhất
Chuyên mục: Tra cứu thông tin
Các bài liên quan
- Lịch thi đấu tennis hôm nay - Lịch thi đấu tennis hằng ngày
- Lịch thi đấu, bảng xếp hạng Copa America 2021 cập nhật mới nhất
- Tổng hợp lịch thi đấu tennis nữ WTA, Grand Slam 2021 chi tiết mới nhất
- Tổng hợp lịch thi đấu tennis nam ATP, Grand Slam 2021 chi tiết mới nhất
- Vòng bán kết là gì? Bán kết rồi đến gì?
- Chung kết là gì? Thắng chung kết được gọi là gì?