Ngày lễ Halloween là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội hóa trang Halloween

Ngày lễ Halloween là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội hóa trang Halloween là như thế nào? Đây là thắc mắc của rất nhiều người. Bài viết dưới đây của META.vn sẽ chia sẻ đến bạn một số thông tin, hy vọng sẽ giúp bạn nắm rõ hơn. Hãy tham khảo nhé!

Ngày lễ Halloween là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội hóa trang Halloween là như thế nào? Đây là thắc mắc của rất nhiều người. Hãy tham khảo nhé!.

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloween là gì?

Halloween là tên viết tắt của cụm từ All Hallows’Eve, có nghĩa là đêm trước ngày lễ các thánh (hay còn được gọi là lễ hội Hóa Lộ Quỉ) là một lễ hội thường niên được tổ chức vào ngày 31 tháng 10 Dương lịch hằng năm. Đây được xem như một ngày tết, một lễ hội vui nhất trong năm với những trò chơi kỳ bí và hấp dẫn dành cho mọi người, đặc biệt là với giới trẻ.

Xem thêm: 10 Trò chơi Halloween, game Halloween hay, vui hết nấc

Halloween là sự pha trộn giữa những nghi lễ tôn giáo và tập tục cổ xưa của nhiều nền văn hóa khác nhau. Nếu như trước đây, lễ hội Halloween chỉ được tổ chức ở các nước phương Tây theo công giáo thì ngày nay nó đã trở thành một sự kiện văn hóa thường niên được mọi người trên thế giới mong đợi.

Nguồn gốc của ngày lễ Halloween

Theo truyền thuyết của nước Ái Nhĩ Lan, có một chàng trai tên Jack khi còn sống rất tham lam, bủn xỉn, thường cất dấu tiền bạc, không bố thí cho ai một chút gì. Đến khi chết, linh hồn của anh ta không được phép lên Thiên Đàng nhưng cũng không thể xuống Địa Ngục bởi lúc còn sống anh ta đã từng chơi đùa với ma quỷ nên quỷ không bắt anh.

Trước đó đã có quỷ đến phá một vùng dân cư, chẳng may bị báo động nên người dân đến cầu cứu các vị tu sĩ đem vật thánh đến “yểm” và “khóa các cửa” ra vào, vậy là con quỷ bị bắt. Ngay sau đó, Jack đã nhận ra đó chính là con quỷ mình thường vui đùa và tìm mọi cách gỡ vật “yểm ma quỷ” để mở đường cho quỷ chạy thoát. Quỷ muốn đền đáp ơn cứu mạng nên đã hứa với Jack là sẽ không bắt hồn của anh về Địa Ngục.

Sau này khi Jack chết vì tai nạn nhưng bị Thiên Đường từ chối nên đã tìm đến Địa Ngục, nhưng khi đó quỷ không cho vào bởi lời hứa trước đó. Khi đó, quỷ thấy Jack cô đơn và khổ sở nên đã lấy một ít than hồng ở Địa Ngục bỏ vào trong ruột quả bí ngô rồi đưa cho cậu sưởi ấm. Trên đường trở về trần gian, Jack đã phải đục thủng một vài lỗ trên quả bí ngô để cho không khí thông vào nuôi lửa và ánh lửa đó đã soi chiếu hành trình lang thang của Jack. Có lẽ Jack phải cầm đèn đi lang thang trên mặt đất đến khi có phán xét cuối cùng của nhân loại.

Nguồn gôc của lễ hội Halloween

Lễ hội Halloween bắt nguồn từ đâu?

Lễ hội Halloween được bắt nguồn từ dân tộc Celt - một dân tộc sống cách đây 2000 năm trên các vùng đất bây giờ là Anh quốc, Ái Nhĩ Lan và miền Bắc của nước Pháp.

Dân tộc Celt thường bắt đầu năm mới vào ngày 1 tháng 11 Dương Lịch với một lễ hội được cử hành vào đêm trước năm mới để nhằm vinh danh vị thủ lãnh quá cố là Samhain. Lễ hội này nhằm báo hiệu sự bắt đầu của mùa lạnh đến cùng những ngày tăm tối kết hợp với sự tàn tạ và chết chóc của loài người. Người dân Celt tin tưởng rằng Samhain sẽ cho phép những linh hồn người chết được trở về nhà trên trần gian vào đêm hôm đó.

Dân tộc Celt thường tổ chức kỷ niệm năm mới bằng lễ hội Samhain, vào thời điểm này thì vị thần của mùa xuân và mùa hè không còn ngự trị, nhường chỗ cho thần chết. Khi lễ hội bắt đầu, linh hồn của người chết sẽ quay trở về nhà người thân để xin thức ăn và nước uống bằng cách tìm đến một thể xác khác, đồng thời để bắt đầu cuộc sống mới trong năm tiếp theo. Tuy nhiên, mọi người còn sống không muốn linh hồn của người chết nhập vào mình nên ngày 31 tháng 10, dân làng đã dập tắt hết ngọn lửa để làm cho nhà cửa trở nên lạnh lẽo và tẻ ngắt. Sau đó, họ sẽ hóa trang thành các hình dạng khác nhau như ma cà rồng và lặng lẽ đi vòng quanh nhà hàng xóm với vẻ hăm dọa để nhằm xua đuổi những hồn ma tìm thể xác.

Xem thêm: 

Sau này, người La Mã đã biến các phong tục này của người Celt thành tục lệ của mình. Thế nhưng, vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên thì họ đã bỏ tục lệ hiến người sống và thay vào đó là những hình nộm. Theo thời gian, người ta không còn tin vào linh hồn nữa, do đó, tục lệ hóa trang thành ma quỷ, phù thủy cũng chỉ còn là hình thức.

Sau này, lễ hội Halloween được du nhập vào các nước và trở thành một hình thức không thể thiếu vào mỗi năm, có rất nhiều tổ chức, cộng đồng đã đứng ra bảo trợ các tục lệ vui chơi ngày Halloween nên nó đã trở thành một ngày lễ rất được chào đón. Các hoạt động phổ biến trong lễ hội Halloween thường là mọi người hóa trang rồi đến gõ cửa nhà hàng xóm để xin bánh kẹo, đốt lửa, khắc bí ngô, xem phim và kể chuyện kinh dị...

Xem thêm: "Cho kẹo hay bị ghẹo" tiếng Anh là gì? Nguồn gốc tục xin kẹo Halloween

Lễ hội Halloween bắt nguồn từ đâu?

Ý nghĩa của lễ hội Halloween

Ý nghĩa giáo dục

Chúng ta có thể thấy hành động và cuộc đời của Jack đã trở thành bài học kinh nghiệm để mọi người có thể rút ra bài học làm người, đó là:

Sống không nên tham lam, bủn xỉn, keo kiệt.

Phải có lòng bác ái, từ bi, biết giúp đỡ kẻ khó khăn.

Ở đời chúng ta không nên chơi đùa với ma quỷ. Ma quỷ ở đây được hiểu theo nghĩa bóng chính là những trò lừa lọc, gian manh, đe dọa, khiến người khác sợ hãi. Những việc làm tinh quái do trí tưởng tượng và sự thông minh của tuổi trẻ tạo ra có thể làm hại đến mọi người xung quanh trong xã hội. Nếu người đời còn chơi đùa, giao du với ma quỷ sẽ có thể bị cám dỗ và đi vào con đường tội lỗi, tối tăm.

Tuy nhiên ở câu chuyện của anh chàng Jack trong đêm Halloween trên đây cũng ghi nhận một thái độ rất sòng phẳng, biết giữ lời hứa của quỷ, đó là “ân đền, oán trả”, mặc dù lời hứa này đã khiến Jack phải rơi vào tình trạng “cô hồn lang thang”.

Ý nghĩa của lễ hội Halloween

Ý nghĩa nhân văn

Nếu hiểu sâu hơn về lễ hội Halloween thì có lẽ bạn đọc đã tìm thấy ý nghĩa nhân văn trong câu chuyện. Đã bao giờ bạn thử đặt câu hỏi rằng: “Tại sao dưới ánh sáng khoa học và kỹ thuật mà các nước Âu, Mỹ vẫn luôn dành một ngày lễ hội cho người của “cõi Âm”, "đại diện là cậu Jack" chưa?

Jack chỉ là nhân vật tưởng tượng, tuy nhiên, cậu đã thực sự hiện thân trong cuộc đời, trong thân phận của những người cô đơn. Khi chết, cậu đã trở thành cô hồn, không có một chỗ nương thân bởi Thiên Đàng và Địa Ngục đều từ chối.

Do đó, truyền thông lễ hội Âu Mỹ đã dành cho chàng Jack một ngày để được trở lại với cõi Dương. Trong ngày này, cậu có thể sống vui vẻ, thoải mái bởi người sống đã hóa trang thành ma quỷ để linh hồn Jack có chỗ trà trộn vào cho đỡ cô đơn. Đây chính là ý nghĩa nhân văn của ngày lễ Halloween.

Chính vì vậy, với ý nghĩa nhân văn này, ngày lễ Halloween và Rằm tháng Bảy Âm lịch của nước ta được xem như ngày hai cõi Âm - Dương hội ngộ trong niềm thương cảm bao la, vô bờ bến.

Trên đây là một số thông tin về ngày lễ Halloween là ngày gì cũng như nguồn gốc và ý nghĩa của nó mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. META.vn mong rằng bạn đã nắm rõ các thông tin này và có một mùa Halloween vui vẻ, ấm áp bên người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết!

Bạn đang xem: Ngày lễ Halloween là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội hóa trang Halloween

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết