Ngày Đức Phật thành đạo là ngày nào? Ý nghĩa & Hình ảnh Phật thành đạo
Ngày Đức Phật thành đạo là một trong những ngày lễ có ý nghĩa quan trọng trong Phật Giáo. Vậy ngày Đức Phật thành đạo là ngày nào? Ý nghĩa của ngày Đức Phật thành đạo là gì? Mời bạn theo dõi bài viết này của chúng tôi để cùng chúng tôi khám phá câu trả lời nhé.
Ngày Đức Phật thành đạo là một trong những ngày lễ có ý nghĩa quan trọng trong Phật Giáo.
Xem nhanh nội dung
Ngày Đức Phật thành đạo là ngày nào?
Theo quan niệm của Phật Giáo Bắc truyền, ngày Đức Phật thành đạo diễn ra vào ngày mùng 8 tháng 12 Âm lịch hằng năm. Còn theo Phật Giáo Nam truyền, ngày Phật thành đạo diễn ra vào ngày trăng tròn tháng Vesak. Tuy nhiên hiện nay, thời gian diễn ra sự kiện quan trọng này đã được mặc định là ngày 8/12 Âm lịch và nó đã mang tính phổ biến trong 2 truyền thống Phật Giáo.
Ngày Phật thành đạo 2022 diễn ra vào ngày 10/1/2022 Dương lịch tức 8/12/2021 Âm lịch.
Ý nghĩa của ngày Đức Phật thành đạo
Ngày Đức Phật thành đạo có ý nghĩa như thế nào? Trước hết hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa của 2 từ "thành đạo". Theo nghĩa thông thường, đạo được hiểu là con đường. Đạo cũng được hiểu là những quy tắc, nguyên tắc mà con người có bổn phận, nghĩa vụ phải tuân theo.
Trong tôn giáo, đạo vừa là một tổ chức, vừa là nội dung học thuyết của tôn giáo ấy, có tổ chức giáo hội và hệ thống giáo lý hướng dẫn môn đồ tu hành. Bên cạnh đó, trong bài pháp đầu tiên Đức Phật dạy cho năm anh em Kiều Trần Như là Tứ diệu đế, trong đó chi phần sau cùng là Đạo đế, vậy nên đạo cũng chính là phương pháp chân chính, có hiệu quả chắc chắn đưa hành giả đến cảnh giới an lạc.
Hiểu được ý nghĩa của 2 từ thành đạo, chúng ta có thể dễ dàng để biết được ý nghĩa của ngày Đức Phật thành đạo là gì. Ngày Đức Phật thành đạo chính là một sự kiện có ý nghĩa trọng đại trong lịch sử văn minh nhân loại. Đức Phật đã chiến thắng Ma quân, Ngài đã mở cánh cửa bất tử cho tất cả chúng sinh và Ngài cũng đã chứng minh mọi chúng sinh đều có khả năng giác ngộ, giải thoát.
Sau những tháng ngày tầm sư học đạo, chịu mọi khổ hạnh nơi rừng già, Ngài đã thọ giáo ở các tiên nhân nổi tiếng như Kalama, Ramaputta và đã đạt đến trình độ tâm linh như các vị ấy. Thế nhưng, Ngài biết rằng ở cõi trời cao nhất là Phi tưởng Phi phi tưởng cũng chưa phải là cứu cánh giải thoát vì còn trong Tam giới. Và cuối cùng, Đức Phật đã nhận ra rằng, chẳng cần tìm cầu bên ngoài mà chỉ nên tìm học ngay ở chính bản thân mình. Ngài đã chỉ cho chúng ta biết được rằng con người là chủ nhân của chính mình.
Ngày Đức Phật thành đạo cũng chính là dịp để cho các tăng ni, ni sinh hiểu thêm về cuộc đời hành đạo của Đức Phật. Giúp họ hiểu được quá trình mà Đức Phật vượt qua khó khăn, thoát khỏi mê, ái, dục và cuối cùng tìm được con đường trung đạo giúp con người tìm được sự an lạc ở chính trong tâm của mình.
Tại Việt Nam, ngày Đức Phật thành đạo thường được tổ chức long trọng, trang nghiêm và kết hợp nhiều hoạt động văn hóa có ý nghĩa, đồng thời cũng là dịp để tổ chức đại lễ cầu nguyện cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, quốc gia hưng thịnh.
Hình ảnh Phật thành đạo
Hình Phật Thích Ca thành đạo
Hình Đức Phật thành đạo
Hình Phật thành đạo
Hình ảnh Phật thành đạo
Hình ảnh Đức Phật thành đạo
Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn biết được ngày Đức Phật thành đạo là ngày nào. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Bạn đang xem: Ngày Đức Phật thành đạo là ngày nào? Ý nghĩa & Hình ảnh Phật thành đạo
Chuyên mục: Tra cứu thông tin
Các bài liên quan
- Câu nói hay về ngày Phật Đản, stt lễ Phật Đản ý nghĩa
- Phật bản mệnh là gì? Hình ảnh 8 vị Phật bản mệnh 12 con giáp
- 13 Bài thơ Phật giáo hay nhất, thơ về Phật ý nghĩa
- Cây hồng môn hợp mệnh gì, tuổi nào? Ý nghĩa và cách chăm sóc cây hồng môn ra hoa
- Cây phú quý hợp mệnh gì, có độc không? Cây phú quý ra hoa có ý nghĩa gì?
- Cây lan ý hợp mệnh gì, có độc không? Ý nghĩa và cách trồng cây lan ý