Ngành Truyền thông là gì? Các tổ hợp xét tuyển và cơ hội việc làm khi theo ngành Truyền thông
Ngành Truyền thông ngày càng được nhiều bạn trẻ quan tâm và muốn theo đuổi bởi môi trường học tập năng động, mới mẻ và cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn. Hãy cùng bài viết này tìm hiểu ngành Truyền thông - Các tổ hợp xét tuyển và cơ hội việc làm khi theo ngành này bạn nhé!
Xem nhanh
1Ngành Truyền thông là gì?
Truyền thông (Communication) là một trong những ngành học được quan tâm nhất hiện nay khi càng càng có nhiều bạn trẻ theo học ngành này. Trong thời đại công nghệ số, truyền thông ngày càng trở nên quan trọng, bởi lẽ phân nhánh của ngành khá rộng và truyền thông dường như cần thiết cho hầu hết các lĩnh vực như phim ảnh, truyền hình, sự kiện, quảng cáo, báo chí, doanh nghiệp,...
Do vậy, người học ngành truyền thông có nhiều cơ hội để thể hiện bản thân mình nhưng đồng thời cũng phải tham gia vào cuộc cạnh tranh khốc liệt để tìm được vị trí phù hợp.
Bên cạnh đó, nhiệm vụ của ngành truyền thông chính là truyền tải thông tin đến công chúng một cách chính xác, hữu ích, có sự chọn lọc và đặc biệt phải thú vị. Đặc điểm tính chất của ngành truyền thông là sự tự do sáng tạo, khả năng thể hiện ý tưởng cá nhân,...
2Ngành Truyền thông tuyển sinh khối nào?
Ở từng trường đào tạo thì khối tuyển sinh của ngành Truyền thông sẽ có sự khác nhau, do vậy, bạn nên tìm hiểu thông tin chi tiết về trường mình muốn thi. Nhìn chung, để thi vào ngành Truyền thông, các bạn trẻ có thể chọn các khối ngành tiêu biểu dưới đây:
- Khối A00 (Toán, Lý, Hóa).
- Khối A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh).
- Khối C00 (Văn, Sử, Địa).
- Khối C03 (Văn, Toán, Sử).
- Khối C04 (Toán, Văn, Địa).
- Khối C15 (Văn, Toán, KHXH).
- Khối D01 (Văn, Toán, Tiếng Anh).
- Khối D14 (Văn, Lịch Sử, Tiếng Anh).
- Khối D15 (Văn, Địa lí, Tiếng Anh).
3Các trường đào tạo ngành Truyền thông
Hiện nay, càng ngày càng có nhiều trường đào tạo ngành Truyền thông ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam để các bạn trẻ dễ dàng theo đuổi đam mê của mình. Bạn có thể tham khảo các trường tiêu biểu dưới đây:
Miền Bắc
- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội).
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
- Đại học Văn hóa Hà Nội.
- Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội.
- Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông (Đại học Thái Nguyên).
- Học viên Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
Miền Trung
- Đại học Duy Tân.
- Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng.
- Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế.
Miền Nam
- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc Gia TP. HCM).
- Trường Đại học Văn Lang.
- Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng.
- Trường Đại học Nguyễn Tất Thành.
- Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP. HCM.
4Ngành Truyền thông học những gì?
Tùy vào chương trình đào tạo của từng trường, từng nhóm ngành thuộc lĩnh vực truyền thông, bạn sẽ được tiếp xúc với nhiều kiến thức và kỹ năng khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, khi theo học ngành Truyền thông bạn sẽ được bổ sung các kiến thức về truyền thông và cách sản xuất các ấn phẩm qua các bài học tư duy sáng tạo, thiết kế ấn phẩm, đồ họa thông tin, xây dựng kịch bản,...
Đồng thời, khi theo ngành này, các bạn sẽ học tập và nghiên cứu truyền thông, quản trị truyền thông với các môn học như chiến lược và kế hoạch truyền thông, truyền thông thương hiệu,...
Ngoài ra, những bạn trẻ học ngành Truyền thông cũng được rèn luyện các kỹ năng cần thiết như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình và trình bày ý tưởng,...
5Ngành Truyền thông gồm các nhóm ngành nào?
Ngành Truyền thông có phân nhánh rộng với các nhóm ngành đa dạng, vì vậy, bạn nên tìm hiểu kỹ các nhóm ngành cụ thể của ngành Truyền thông để có thể đưa ra sựa lựa chọn thích hợp nhất.
- Ngành truyền thông báo chí: Là nhóm ngành có lịch sử lâu đời nhất, gắn liền với báo chí, trong đó sinh viên thường được trau dồi các kỹ năng viết báo, biên tập, lấy tin,... Đặc biệt, nhiệm vụ của người làm báo là truyền tải tin tức một cách chính xác, khách quan và nhanh chóng.
- Ngành truyền thông thực hành: Bao gồm truyền thông PR, truyền thông kinh doanh và truyền thông phi lợi nhuận. Người học ngành này thường là người đưa thông tin đến công chúng thông qua các chiến lược, kế hoạch truyền thông,...
- Ngành truyền thông Media/Digital Media: Hiện đang là một trong những ngành hot nhất, gắn liền với kỹ thuật số cùng các trang mạng xã hội. Người học ngành này cần có trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo,... để phát triển nội dung thu hút sự chú ý của công chúng.
- Ngành nghiên cứu truyền thông: Nhiệm vụ của người học ngành này là nghiên cứu về truyền thông, quan sát mối liên hệ giữa các hiện tượng xã hội và truyền thông, tìm kiếm tài liệu liên quan sau đó đưa ra các kết luận quan trọng giúp phát triển ngành truyền thông.
6Học Truyền thông ra trường làm gì?
Sau khi tốt nghiệp ngành Truyền thông, các bạn trẻ có thể lựa chọn những nghề nghiệp phù hợp với sở thích, sở trường của mình ở nhiều vị trí khác nhau. Dưới đây là một số công việc dành cho sinh viên ngành Truyền thông:
- Biên tập viên báo chí/đài truyền hình.
- Phóng viên.
- Phát thanh viên, người dẫn chương trình.
- Quản trị truyền thông trực tuyến.
- huyên viên Marketing trực tuyến/Quảng cáo.
- Chuyên viên đối ngoại và quan hệ công chúng (PR).
- Chuyên viên Tổ chức sự kiện.
- Chuyên viên quản trị mạng xã hội (Admin).
- Chuyên viên sản xuất video.
7Một số lưu ý khi theo học ngành Truyền thông
Ngành Truyền thông có phân nhánh khá rộng với nhiều nhóm ngành khác nhau, giúp cho các bạn trẻ theo học ngành này có nhiều sự lựa chọn về nghề nghiệp. Tuy nhiên, khi học ngành Truyền thông, bạn trẻ cần phải có tinh thần sáng tạo, nắm bắt xu hướng, năng động, nhiệt tình, kiên trì và chịu được áp lực lớn.
Bên cạnh đó, khi học Truyền thông, bạn cũng nên trau dồi vốn ngoại ngữ của mình nhiều hơn để có thể nắm bắt được nhiều cơ hội tốt. Đặc biệt, các bạn trẻ phải luôn làm mới mình, học thêm nhiều kỹ năng quan trọng như xử lý hình ảnh, âm thanh, chỉnh sửa video, viết lách,... để có thể tồn tại và nổi bật trong môi trường năng động của ngành Truyền thông.
Nguồn tham khảo và tổng hợp: tuyensinhso.vn. Ngày cập nhật: 05/08/2021.
Bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản nhất về ngành Truyền thông, chúc bạn sớm chọn được ngành học phù hợp nhé!
Bạn đang xem: Ngành Truyền thông là gì? Các tổ hợp xét tuyển và cơ hội việc làm khi theo ngành Truyền thông
Chuyên mục: Tra cứu thông tin
Các bài liên quan
- Ngành Ngôn ngữ Trung thi khối nào, học những gì? Cơ hội việc làm khi tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Trung
- Khối D gồm những môn nào, thi ngành nào? Sau này làm nghề gì?
- Khối C gồm những môn nào? Gợi ý các ngành phù hợp cho thí sinh khối C
- Ngày thành lập Bộ Nội vụ và ngày truyền thống ngành Tổ chức nhà nước 28/08
- HR là gì? Các vị trí trong ngành và những điều bạn nên biết về HR
- Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02 - Nguồn gốc, ý nghĩa