Ngành Công nghệ sinh học thi khối nào, học trường nào tốt? Học Công nghệ sinh học có thể làm nghề gì?

Hiện nay, nhu cầu nhân lực của ngành Công nghệ sinh học ngày càng tăng nên số lượng các bạn trẻ quan tâm đến ngành này cũng ngày càng nhiều. Mời bạn tham khảo bài viết này để cùng tìm hiểu ngành Công nghệ sinh học thi khối nào, học trường nào tốt và sau khi ra trường có thể làm nghề gì nhé!

1Ngành Công nghệ sinh học là gì? 

Ngành Công nghệ sinh học đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, gắn liền với trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chế biến thực phẩm.

Đây là lĩnh vực công nghệ cao nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hợp lý và đặc biệt có lợi cho con người, giảm ô nhiễm môi trường. Do đó, nhu cầu nhân lực của ngành Công nghệ sinh học đang ngày càng tăng lên, cơ hội việc làm cho sinh viên theo học ngành này cũng rộng mở hơn.

Thế nhưng, để theo được ngành học có tính đặc thù cao như vậy, các bạn trẻ phải thực sự đam mê và kiên trì nghiên cứu, phát triển để vượt qua những trở ngại trong quá trình học tập, làm việc. 

Ngành Công nghệ sinh học là gì?

2 Công nghệ sinh học tuyển sinh khối nào?

Đối với ngành Công nghệ sinh học, ở mỗi trường đào đạo sẽ có quy định riêng về tổ hợp xét tuyển, vì vậy bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin của ngôi trường mình muốn thi để tránh sai sót.

Dưới đây là một số khối thi mà nhiều trường tuyển sinh cho ngành Công nghệ sinh học bạn có thể tham khảo:

  • Khối A00 (Toán, Lý, Hóa học).
  • Khối A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh).
  • Khối A02 (Toán, Lý, Sinh).
  • Khối B00 (Toán, Hóa học, Sinh học).
  • Khối B03 (Toán, Sinh học, Ngữ văn).
  • Khối D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh).
  • Khối D08 (Toán, Sinh, Tiếng Anh).

Công nghệ sinh học tuyển sinh khối nào?

3 Các trường đào tạo Công nghệ sinh học

Với nhu cầu nhân lực ngày càng tăng, các bạn trẻ muốn thi vào ngành Công nghệ sinh học có nhiều sự lựa chọn về nơi đào tạo trên khắp cả nước. Dưới đây là những ngôi trường đào tạo ngành Công nghệ sinh học tiêu biểu nhất ở ba miền Bắc - Trung - Nam:

Miền Bắc

  • Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội.
  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
  • Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội.
  • Viện Đại học Mở Hà Nội.
  • Đại học Phương Đông.
  • Đại học Lâm nghiệp.
  • Đại học Đông Đô.
  • Đại học Thành Tây.
  • Đại học Hùng Vương.
  • Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên.
  • Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên.
  • Đại học Nông lâm Bắc Giang.
  • Đại học Hải Phòng.
  • Đại học Công nghiệp Việt Trì.

Đại học Hùng Vương

Miền Trung 

  • Đại học Khoa học (Đại học Huế).
  • Đại học Vinh.
  • Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng.
  • Đại học Tây Nguyên.
  • Đại học Đà Lạt.
  • Đại học Yersin Đà Lạt.
  • Đại học Nha Trang.
  • Đại học Công nghệ Vạn Xuân.

Đại học Đà Lạt

Miền Nam

  • Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia TP. HCM.
  • Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP. HCM.
  • Đại học Quốc tế - ĐH Quốc gia TP. HCM.
  • Đại học Nông lâm TP. HCM.
  • Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM.
  • Đại học Tôn Đức Thắng.
  • Đại học Mở TP. HCM.
  • Đại học Công nghiệp TP. HCM.
  • Đại học Nguyễn Tất Thành.
  • Đại học Văn Lang.
  • Đại học Quốc tế Hồng Bàng.
  • Đại học Công nghệ Đồng Nai.
  • Đại học Dân lập Lạc Hồng.
  • Đại học Cần Thơ.
  • Đại học An Giang.
  • Đại học Kiên Giang.
  • Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ.
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long.
  • Đại học Tiền Giang.
  • Đại học Trà Vinh.
  • Đại học Bình Dương.
  • Đại học Dân lập Cửu Long.
  • Đại học Tân Tạo.

Đại học Bình Dương

4 Công nghệ sinh học học những gì?

Khi theo học ngành Công nghệ sinh học, sinh viên sẽ được trang bị có kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về sinh học như sinh học thực nghiệm, sinh học phân tử, ứng dụng công nghệ sinh học,...

Bên cạnh đó, sinh viên được nghiên cứu, thực hành với các thiết bị kỹ thuật để tạo ra sản phẩm mang lại lợi ích cho con người, bảo vệ môi trường và góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Ngoài ra, bên cạnh các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết (như thu thập, phân tích, tổng hợp mẫu, số liệu, thực hiện thí nghiệm hiện đại,...) sinh viên còn được bồi dưỡng Tiếng Anh chuyên ngành, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình,... để có thể kết hợp với nhau tốt hơn trong quá trình học tập, làm việc.

Công nghệ sinh học học những gì?

5 Công nghệ sinh học gồm các khối ngành nào?

Chương trình đào tạo của ngành Công nghệ sinh học thường hướng đến việc trang bị cho sinh viên những kiến thức nền tảng toàn diện nhất liên quan đến công nghệ sinh học ứng dụng trong nông nghiệp, công nghiệp, y dược. Trong quá trình học tập, sinh viên có thể lựa chọn nghiên cứu chuyên sâu một lĩnh vực nào đó mình hứng thú với các chuyên ngành tiêu biểu như:

  • Công nghệ sinh học môi trường.
  • Công nghệ sinh học thực phẩm.
  • Công nghệ sinh học nông nghiệp.
  • Công nghệ sinh học công nghiệp.
  • Công nghệ vi sinh vật.
  • Công nghệ tế bào.
  • Công nghệ mô - công nghệ protein - enzym và kỹ thuật di truyền.
  • Công nghệ sinh học y dược, tin - sinh học.

Công nghệ sinh học gồm các khối ngành nào?

6 Học Công nghệ sinh học ra trường làm nghề gì?

Hiện nay, không chỉ trên thế giới mà ở nước ta ngành Công nghệ sinh học cũng khẳng định được tầm quan trọng của ngành trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Do vậy, sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ sinh học có nhiều cơ hội để phát triển bản thân ở nhiều vị trí công việc khác nhau như:

  • Nghiên cứu viên tại các Trung tâm và Viện nghiên cứu liên quan đến công nghệ sinh học.
  • Kỹ thuật viên xét nghiệm - Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm tại các trung tâm y tế, bệnh viện.
  • Chuyên viên quản lý Khoa học và Công nghệ.
  • Giáo viên, giảng viên môn Sinh học hoặc ngành Công nghệ sinh học.
  • Chuyên viên phân tích mẫu bệnh phẩm tại bệnh viện, trung tâm y tế.
  • Chuyên viên công nghệ sinh học tại các công ty liên quan đến công nghệ sinh học.

Học Công nghệ sinh học ra trường làm nghề gì?

7 Một số lưu ý khi theo học Công nghệ sinh học

Để có thể theo học ngành Công nghệ sinh học, các bạn trẻ thường cần các tố chất như học tốt môn Hóa học, Sinh học, Tiếng Anh, đam mê nghiên cứu khoa học công nghệ, có tính tỉ mỉ, cẩn trọng và tinh thần trách nhiệm cao.

Đây là ngành học thường xuyên thực hành thí nghiệm, vì vậy sinh viên phải luôn rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì, nhạy bén của mình.

Bên cạnh đó, các bạn trẻ cũng nên trau dồi vốn ngoại ngữ chuyên ngành, luôn tìm tòi, học hỏi thêm nhiều kiến thức mới, rèn luyện các kỹ năng mềm cần thiết như kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm,... để trở thành gương mặt nổi bật trong ngành nghề.

Nguồn tham khảo và tổng hợp: tuyensinhso.vn, cập nhật ngày 19/08/2021.

Bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản nhất về ngành Công nghệ sinh học, chúc bạn sớm chọn được ngành học phù hợp nhé!

Bạn đang xem: Ngành Công nghệ sinh học thi khối nào, học trường nào tốt? Học Công nghệ sinh học có thể làm nghề gì?

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết